Tag

Đại dịch đã bộc lộ những góc khuất trong xã hội Nhật Bản

Nhìn ra thế giới 22/01/2021 08:00
aa
TTTĐ - Yuichiro cảm thấy rất vui khi nhận được một bưu kiện thực phẩm tại buổi từ thiện ở Tokyo. Sự kiện này nhằm giúp đỡ những người dân Nhật Bản đang rơi vào vòng xoáy đói nghèo do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Quả nhãn, bưởi Việt Nam có cơ hội sang thị trường Nhật Bản Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản dành sự quan tâm lớn cho thị trường Việt Nam Người đàn ông Nhật Bản được trả tiền để “không làm gì cả” CEO công nghệ Nhật Bản và cơ duyên với Việt Nam

Một góc khuất khác

Không có việc gì, tôi hoàn toàn không có việc gì để làm”, người đàn ông 46 tuổi vốn làm nghề xây dựng buồn rầu nói trong khi đang ôm chiếc túi nhựa nhỏ đựng những đồ thiết yếu để vượt qua những ngày đông lạnh giá.

Những hình ảnh này không được đưa tin nhiều trên các phương tiện truyền thông song trên thực tế không ít người đang ngủ ở ga tàu hay trong các thùng bìa các-tông. Thậm chí, một số đang lả đi vì đói.

Cho đến nay, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới không chứng kiến đợt bùng phát dịch lớn như Mỹ và Châu Âu, với khoảng 4.500 trường hợp tử vong. Đồng thời, Nhật không phải phong tỏa quyết liệt như các nước khác.

Với tỷ lệ thất nghiệp dưới 3% và nổi tiếng về mạng lưới an sinh xã hội vào hàng tốt nhất thế giới, Nhật Bản đang nỗ lực để vượt qua sự suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch.

Tuy nhiên, các nhà vận động cho biết những người dễ bị tổn thương nhất vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Các số liệu thống kê đã che giấu tỷ lệ thất nghiệp cao và công việc tạm thời được trả lương thấp.

Tình nguyện viên thuộc nhóm cứu trợ Tenohasi tổ chức các buổi “tư vấn cuộc sống” cho những người gặp khó khăn tại một công viên ở quận Ikebukuro, Tokyo (Ảnh: AFP)
Tình nguyện viên thuộc nhóm cứu trợ Tenohasi tổ chức các buổi “tư vấn cuộc sống” cho những người gặp khó khăn tại một công viên ở quận Ikebukuro, Tokyo (Ảnh: AFP)

Ren Ohnishi, người đứng đầu Trung tâm Hỗ trợ sống độc lập Moyai - một nhóm chống đói nghèo, cho biết: “Đại dịch, tình trạng thất nghiệp gia tăng và tiền lương giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến những lao động nghèo. Những người mà trước đây hầu như không tích lũy được gì”.

Khoảng 40% lao động đang làm những công việc “không thường xuyên”, dễ bị tổn thương với mức lương thấp hơn và hợp đồng có thể dễ dàng bị chấm dứt. Nhiều người cũng phải vật lộn để tiếp cận phúc lợi.

Hơn 10 triệu người ở Nhật Bản sống với mức dưới 2 triệu yên mỗi năm, trong khi 1/6 người sống trong tình trạng cận nghèo với thu nhập thấp hơn một nửa mức trung bình của cả nước.

Các nhà kinh tế cho biết nửa triệu người Nhật Bản đã mất việc làm trong sáu tháng qua và hiệu ứng dây chuyền đang lan rộng khắp đất nước.

Kenji Seino, người đứng đầu nhóm cứu trợ phi lợi nhuận Tenohasi, cho biết: “Tôi biết chắc chắn rằng tầng lớp trung lưu đang sụp đổ”.

Khoảng 250 người đã xếp hàng dài tại quận Ikebukuro nhộn nhịp của Tokyo để nhận thức ăn, quần áo, túi ngủ và sự trợ giúp y tế từ đội tình nguyện của Tenohasi. Đội tình nguyện cũng đưa ra lời khuyên miễn phí về việc làm và các dịch vụ của Chính phủ.

Ông Seino nói thêm: “Những người vốn đang phải vật lộn với cuộc sống thì nay còn phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Họ vốn phải căng mình như dây đàn và nay sợi dây đã đứt”.

Tỷ lệ tự tử tăng cao

Các chuyên gia cảnh báo “nỗi đau” kinh tế có thể góp phần làm tăng tỷ lệ tự tử so với cuối năm ngoái.

Theo ông Taro Saito thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản (NLI), tỷ lệ thất nghiệp của quốc đảo gia này đã tăng một điểm phần trăm, nghĩa là có thêm khoảng 3.000 vụ tự tử mỗi năm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hong Kong và Viện Lão khoa Thủ đô Tokyo, tỷ lệ tự tử từ tháng 7 đến tháng 10/2020 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019, trái ngược hoàn toàn so với xu hướng giảm từ tháng 2 đến tháng 6 với tỷ lệ 14%.

Những người dễ bị tổn thương nhất ở Nhật Bản càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch (Ảnh: AFP)
Những người dễ bị tổn thương nhất ở Nhật Bản càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch (Ảnh: AFP)

Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tự tử tăng 37% ở phụ nữ, gấp khoảng 5 lần mức tăng ở nam giới trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, gây thiệt hại đối với các ngành công nghiệp mà phụ nữ làm việc chiếm ưu thế. Phụ nữ nói riêng đang phải đối mặt với khó khăn kinh tế do nhiều người làm việc theo hợp đồng tạm thời trong ngành dịch vụ bán lẻ, nhà hàng và khách sạn. Đây đều là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Các chuyên gia cho biết phụ nữ thường ngại tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc tham gia cùng đàn ông để xếp hàng nhận từ thiện. Hiện nay, họ đang thấy nhiều phụ nữ và bà mẹ có con nhỏ tham gia các sự kiện tiếp cận cộng đồng.

Theo Seino, gần 20% các trường hợp trợ giúp là phụ nữ nhưng ông tin rằng còn rất nhiều người đã không tìm kiếm sự hỗ trợ. “Một số phụ nữ cảm thấy con cái sẽ không thể ngẩng cao đầu nếu họ sống bằng trợ cấp xã hội” ông Seino nói.

Các nhà vận động thừa nhận quy mô đói nghèo ở Nhật Bản thấp hơn ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là những người đang chật vật tìm kiếm thức ăn và nơi ở có rất ít trợ giúp.

Một người đàn ông nhận được sự giúp đỡ ở Ikebukuro cho biết, thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng của anh ấy đã giảm xuống dưới 200 USD và anh ấy chỉ còn đủ tiền mặt cho một lần trả tiền thuê nhà nữa mà thôi.

Tôi không muốn ngủ ngoài đường. Trời quá lạnh. Tôi không biết mình sẽ phải làm gì bây giờ”, anh chia sẻ và từ chối cho biết tên.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm