Tag

Đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán

Kinh tế 30/10/2019 16:24
aa
TTTĐ – Chỉ còn khoảng ba tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thời điểm này, Bộ Công thương đã có kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội đã lên phương án đảm bảo cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Bài liên quan

Chốt phương án nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020

Người lao động được nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán Canh Tý

Ngày 20/10, Ga Sài Gòn mở bán vé tàu Tết Canh Tý 2020

Hỗ trợ 35.500 vé tàu xe, máy bay cho công nhân về quê đón Tết

Không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá

Hiện tại đang trong giai đoạn chuyển mùa và chuẩn bị vào dịp cuối năm nên thị trường hàng hóa sôi động hơn với các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa Tết. Đặc biệt là hoạt động buôn bán nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, các chương trình khuyến mại đối với mặt hàng tiêu dùng, hàng may mặc…

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 10 đạt 425.670 đồng, tăng 1,51% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 4.059.437 đồng, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó các nhóm tăng khá gồm lương thực thực phẩm, đồ dùng gia đình, văn hóa phẩm, giáo dục và nhóm du lịch lữ hành… Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ 10 tháng tăng 9,45%.

Nhìn chung, các mặt hàng thiết yếu được duy trì ổn định. Tuy nhiên, dưới tác động của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn trong nước đang bị thiếu hụt, giá tăng cao. Đây là nguồn thực phẩm thiết yếu và được người dân sử dụng rất nhiều, việc thiếu hụt nguồn cung thịt lợn sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán 2020, làm tiền đề để thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2020 của Chính phủ.

Theo đó, Bộ Công thương đề nghị Sở Công thương các tỉnh, thành phố theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động có phương án cụ thể. Các địa phương tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Hà Nội lên kế hoạch bố trí các điểm bán hàng lưu động tại các khu công nghiệp để phục vụ người dân mua sắm dịp Tết Nguyên đán
Hà Nội lên kế hoạch bố trí các điểm bán hàng lưu động tại các khu công nghiệp để phục vụ người dân mua sắm dịp Tết Nguyên đán

Cùng với đó, Sở Công thương cần chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong, sau Tết...

Đối với các doanh nghiệp, cần chủ động lên kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ tết; dự trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu một cách hợp lý. Các doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia để cung ứng kịp thời nguồn hàng ra thị trường khi cần thiết. Các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần tết, gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng cường giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá ảo do các nhà phân phối, đại lý đầu cơ hàng, nâng giá.

Đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho thấy, trong thời gian tới, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng vào cuối năm. Các yếu tố về dịch bệnh, mùa vụ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu cùng với ảnh hưởng từ thị trường các nước trên thế giới nên giá có thể có biến động tăng nhẹ. Tuy nhiên, với sự điều hành sát sao và phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và các Bộ ngành, cung cầu hàng hóa sẽ được bảo đảm để bình ổn thị trường.

Để đảm bảo ổn định cung cầu, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở ngành phối hợp triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giải pháp đảm bảo nguồn cung, đặc biệt là thịt lợn. Các địa phương biên giới kiểm soát chặt việc xuất khẩu lợn qua biên giới ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt lợn trong nước, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đề nghị theo dõi sát hoạt động chăn nuôi, đánh giá chính xác năng lực tái đàn để cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Đồng thời phối hợp chặt chẽ và kịp thời với Bộ Công thương trong việc đảm bảo nguồn cung thịt lợn nói riêng và thực phẩm nói chung cho thị trường, phục vụ công tác bình ổn.

Theo đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 28/10, dịch tả lợn châu Phi đã diễn ra tại 8.296 xã, tổng số 5,6 triệu con lợn, tương đương 327.000 tấn thịt lợn bị tiêu hủy. Đến nay, dịch đã qua thời đỉnh điểm, nhiều tỉnh cơ bản đã công bố hết dịch. Người dân đã tập trung áp dụng các giải pháp sinh học để đảm bảo không bị tái dịch bệnh.

Hà Nội đã bố trí nguồn hàng dự trữ để cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới
Hà Nội đã bố trí nguồn hàng dự trữ để cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới

Để đảm bảo nguồn cung thực phẩm không thiếu từ giờ đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát triển các mặt hàng khác như: thịt bò, trứng thịt gà… để thay thế một phần nguồn cung thịt lợn thiếu hụt. Bên cạnh đó, hiện tổng đàn lợn cả nước còn 25 triệu con, đàn giống để phục vụ tái đàn dồi dào nên nếu kiểm soát tốt, nhân giống tái đàn tốt thì sẽ đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Về phía các địa phương, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, thành phố đã lên kế hoạch dữ trự 31.200 tỷ đồng hàng Tết, với 7 mặt hàng thiết yếu và 5 mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao. Với mặt hàng thịt lợn, Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối thực hiện cấp đông để đảm bảo một phần nguồn cung; chủ động phối hợp với các địa phương khác để bổ sung nguồn hàng. Đồng thời, phát triển các sản khác như thịt trâu, bò, gà, trứng để đảm bảo bù đắp một phần thay thế cho thịt lợn.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, để đảm bảo lượng hàng hóa, nhất là với những nhóm hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động khai thác nguồn hàng từ các tỉnh.

Ông Đào Quang Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết: Để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cuối năm, doanh nghiệp đã liên kết và đặt hàng các trang trại chăn nuôi lớn, qua đó dự kiến cung cấp cho thị trường Hà Nội từ 300 - 400 tấn thịt lợn vào dịp cuối năm 2019.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, bà Vũ Thị Hậu cho biết: Để chủ động nguồn hàng và giá cả hàng hóa dịp cuối năm, ngay từ tháng 9-10, các kênh bán lẻ đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa, đồng thời thương thảo với các nhà sản xuất để có được giá tốt trong dịp mua sắm cuối năm.

Đại diện lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội cho biết, thời gian tới, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng, cộng thêm các yếu tố về thời tiết mùa mưa bão, dịch bệnh, chắc chắn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung một số mặt hàng thiết yếu. Do đó, để đảm bảo bình ổn giá, các doanh nghiệp đang tích cực dự trữ hàng hóa, nhất là mặt hàng thịt lợn.

KHẮC NAM

Đọc thêm

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025 Doanh nghiệp

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới Doanh nghiệp

Generali ra mắt loạt sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới

TTTĐ - Ngày 1/7, Generali Việt Nam chính thức ra mắt thế hệ bảo vệ mới cùng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung "Vita - Ngày mai vững chắc".
Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe Kinh tế

Thủ tướng chủ trì cuộc họp thúc đẩy hợp tác với một số nước Mỹ Latinh – Caribe

Chiều 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực với một số nước tại khu vực Mỹ Latinh – Caribe để chuẩn bị phục vụ cho các hoạt động đối ngoại cấp cao, tăng cường hợp tác với khu vực này thời gian tới.
Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Co-opBank đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong nửa đầu năm 2025

TTTĐ - Ngày 30/6, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan? Doanh nghiệp

Đổi mới từ "lượng" đến "chất", các sản phẩm nào của Vinamilk mang về cúp quán quân từ Hà Lan?

TTTĐ - Nếu đầu năm 2025, Vinamilk gây ấn tượng về số lượng 125 sản phẩm mới tung ra thị trường, thì mới đây, doanh nghiệp sữa tỷ đô này đã cho thấy bước tiến vượt bậc cả về “chất” khi là thương hiệu Việt duy nhất được vinh danh tại Giải thưởng đổi mới ngành Sữa toàn cầu. Những yếu tố đắt giá nào giúp họ sở hữu “cú đúp” ngôi quán quân về “vị ngon” và “thiết kế bao bì xuất sắc”?
Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển Kinh tế

Sáu tỉnh miền Tây hướng mạnh ra biển

TTTĐ - Sau sắp xếp địa giới hành chính, sáu tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều sở hữu đường bờ biển dài và đang tăng tốc phát triển kinh tế biển, logistics, năng lượng tái tạo và du lịch ven biển, mở ra triển vọng mới cho vùng đất lục tỉnh Nam Kỳ xưa.
Hợp tác chiến lược, ra mắt dịch  vụ trả sau “MWG PayLater” Doanh nghiệp

Hợp tác chiến lược, ra mắt dịch vụ trả sau “MWG PayLater”

TTTĐ - Ngày 30/6, Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) công bố hợp tác chiến lược cùng Công ty CP Thế Giới Di Động triển khai dịch vụ trả sau mang thương hiệu riêng đầu tiên của Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) - “MWG PayLater”.
Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương

TTTĐ - Tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án lớn với tổng vốn hơn 33.000 tỷ đồng. Đây là bước tiến quan trọng trong bối cảnh địa phương này sắp sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản Doanh nghiệp

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

TTTĐ - Sáng 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các cộng sự của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Cùng dự có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy Doanh nghiệp

VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy

Sáng 29/6, tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh. Chưa đầy 7 tháng kể từ ngày khởi động, VinFast đã hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy thứ 2 của VinFast tại Việt Nam, và là nhà máy thứ 5 được triển khai xây dựng trên toàn thế giới.
Xem thêm