Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”
Độc đáo lễ hội thi thả diều truyền thống có một không hai tại Hà Nội Khách nước ngoài ấn tượng với cánh diều Việt Nam Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội |
Dự lễ có nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng: Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương.
Về phía thành phố Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Đặng Thị Phương Hoa.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” cho huyện Đan Phượng, xã Hồng Hà và nhân dân làng Bá Dương Nội |
Làng Bá Dương Nội được biết đến là địa phương duy nhất trên cả nước có Hội diều gắn liền với miếu thờ Thần linh Châu Thổ, nâng tầm di sản văn hoá với đầy đủ niêm luật, nghi thức truyền thống vô cùng độc đáo và riêng biệt.
Bên cạnh đó, nghề làm diều sáo ở làng Bá Dương Nội đã có từ xa xưa, đến nay, Câu lạc bộ diều sáo của xã được thành lập và hoạt động hiệu quả, nhiều hộ gia đình trong làng có việc làm và thu nhập ổn định từ nghề làm diều sáo.
Năm 2024, Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quyết định ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội được UBND thành phố Hà Nội Quyết định công nhận danh hiệu "Nghề truyền thống Hà Nội".
![]() |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” cho chính quyền và nhân dân địa phương |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức cho biết: Việc đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đan Phượng, đặc biệt là nhân dân làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà.
Theo Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, thời gian qua, địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người, các di sản văn hóa, nghề truyền thống, nhất là hội diều và nghề làm diều sáo của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Chủ động vận dụng, cụ thể hóa sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của thành phố về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, nghề truyền thống vào điều kiện, tình hình thực tiễn ở cơ sở.
Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch không gian văn hóa, không gian thực hành, trải nghiệm di sản văn hóa Việt Nam và nghề truyền thống Hà Nội, hướng tới quy hoạch làng Bá Dương Nội trở thành một trong những “không gian văn hóa sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội.
![]() |
Toàn cảnh buổi lễ |
Đồng thời xây dựng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” trở thành di sản văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; nghề làm diều sáo truyền thống Hà Nội có sức sống trường tồn, mãnh liệt, không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, mà đến cả các hộ gia đình ở các vùng lân cận.
Sau Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội”, xã Hồng Hà đã khai mạc Lễ hội thả diều truyền thống.
Năm nay, Hội diều làng Bá Dương Nội thu hút 72 con diều dự thi. Theo thể lệ truyền thống, những con diều đủ điều kiện thi có chiều dài tối thiểu 2,2m, rộng tối thiểu 0,6m, có đủ 3 sáo (đường kính sáo phải từ 2,5cm trở lên), cánh diều không được dán bằng giấy bóng trắng… được thả trên cánh đồng làng. Những con diều có sáo hay nhất, lên cao nhất và đứng im nhất... là con diều chiến thắng.
![]() |
Những con diều đủ tiêu chuẩn được đánh số thứ tự, chuẩn bị tham gia thi |
Trong khuôn khổ buổi lễ, ngoài Hội thi thả Diều sáo truyền thống tại miếu di tích miếu Diều còn có các hoạt động khác như: Trang trí con đường Diều sáo “Hành trình kết nối”; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô như sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, tò he, chuồn chuồn tre, ô mai, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả ước lễ, nem phượng, phở Nam Nhất, tỏi đen, tinh dầu, sữa Ba Vì….; trưng bày triển lãm Diều sáo, ảnh, thơ ca, các tác phẩm nghệ thuật có nội dung về Diều sáo; trưng bày giới thiệu các cây cảnh nghệ thuật; tổ chức Hội nghị tổng kết tu bổ, tôn tạo miếu Diều; tổ chức diễu hành quảng bá Diều sáo quanh huyện Đan Phượng bằng xe ô tô, xe máy; tổ chức Hội thi ẩm thực, hội thi giã bánh dày truyền thống; thi đấu cờ tướng; thi diều thiếu niên,...
Hội thi thả diều làng Bá Dương Nội diễn ra trong ba ngày, ngày 14 đến ngày 16 tháng Ba âm lịch, trong đó chính hội là ngày 15 tháng Ba, thời điểm bắt đầu một mùa vụ gieo trồng mới của người nông dân thời xưa.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

Hà Nội và những nghị quyết đột phá

Không gian kết nối, truyền cảm hứng sâu sắc cho cộng đồng làm đẹp
