Dấn thân vì sự an toàn của người dân Thủ đô
Tăng cường thông tin diễn biến mưa lũ đến người dân Thủ đô |
Công an Thủ đô hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn |
"Bám trụ" giúp dân vượt lũ
Công an thành phố Hà Nội cho biế,t đã yêu cầu tất các đơn vị ứng trực bảo đảm an toàn giao thông trên toàn tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt và các địa bàn xung yếu.
Tính đến nay, tại các điểm úng ngập trên đường gom Đại lộ Thăng Long, đường 70, nút giao Phúc La - Cầu Bươu, trên những cây cầu, khu vực các cửa khẩu ven đê các con sông… có lực lượng ứng trực bảo vệ an toàn cho người dân.
Trên sông Hồng, sông Đà, sông Đuống… Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, 2 đội Cảnh sát đường thủy số 1 và 2 liên tục tuần tra để giúp người dân neo buộc tàu, xuồng tại vị trí, phòng chống trôi, lật, tuyên truyền, thông báo cho dân vạn chài, các tàu xuồng không di chuyển trên các tuyến sông...
Lực lượng Công an phối hợp hỗ trợ người dân sinh sống trên sông di tản vào bờ |
Trong sáng 11/9, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến mực nước sông Hồng dâng cao, nhiều nơi tại Thủ đô đã diễn ra tình trạng ngập úng, khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Công an thành phố Hà Nội tăng cường lực lượng cùng phương tiện tuần tra liên tục 24/24h để kịp thời ứng cứu, giúp đỡ người dân.
Công tác hỗ trợ lương thực đối với người dân ngoài đê, các làng chài ven sông Hồng được các đơn vị Công an thành phố thực hiện liên tục đến khi nước rút.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tý và bà Nguyễn Thị Ga ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lưu lượng nước sông Hồng dâng cao. Khi tổ công tác có mặt, bà Ga xúc động chân thành cảm ơn các cấp, các ngành đã quan tâm, giúp người dân vượt qua khó khăn.
Điểm tựa vững chắc trong lòng dân
Để chủ động đối phó tình hình mưa bão, lũ lụt với những diễn biến phức tạp, cùng với toàn lực lượng Công an Thủ đô, Công an huyện Phú Xuyên những ngày qua đã huy động 100% lực lượng, phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h. Đơn vị tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Đại tá Trần Anh Tuấn cho biết, huyện Phú Xuyên có trên 30km sông chảy qua, gồm sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là khu vực ven sông Hồng thuộc các xã Hồng Thái, Khai Thái, Quang Lãng... các hộ cá thể xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lợn, gà, vịt…
"Trong những ngày qua, lực lượng Công an huyện quán triệt và thực hiện nghiêm những chỉ đạo của cơ quan cấp trên về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông; ứng phó và khắc phục các hậu quả sau cơn bão số 3; tập trung ứng phó với tình hình mực nước tại các sông, hồ dâng cao kèm theo mưa lớn. Ở Phú Xuyên, hết sức vững lòng là luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo, đồng hàng của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện với lực lượng Công an. Có thể khẳng định, mặt trận và điểm nóng lũ lụt nào, ngay từ khi nguy cơ hình thành, cũng đều có sự tham gia chỉ đạo giải quyết của cấp ủy, chính quyền cơ sở", đồng chí Trưởng Công an huyện Phú Xuyên bày tỏ.
Nhiều gia súc, gia cầm của người dân đã được lực lượng Công an Phú Xuyên di chuyển đến vùng an toàn |
Với trách nhiệm của mình, những ngày qua, Công an huyện Phú Xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để tham mưu UBND huyện tổ chức cấm các phương tiện lưu thông qua các cầu yếu và các tuyến đê sông Hồng, sông Nhuệ; đồng thời điều động, tăng cường hơn 100 cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an cấp xã… phối hợp với lực lượng An ninh cơ sở; Ban Chỉ huy Quân sự, Dân quân tự vệ; Thanh tra giao thông vận tải tiến hành rà soát các tuyến đê điều và công trình thuỷ lợi, cầu cống có dấu hiệu suy yếu, sún lụt; các tuyến đường bị ngập úng, không đảm bảo an toàn.
Lực lượng Công an huyện chủ động rà soát, phối hợp tuyên truyền, vận động, sơ tán người dân và hỗ trợ di chuyển tài sản của các hộ dân sinh sống ven sông Hồng, sông Nhuệ, những địa bàn vùng trũng, vùng có nguy cơ xảy ra ngập, lụt, sạt lở đến nơi an toàn.
Công an huyện chủ động thực hiện công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ Nhân dân, các cơ quan, đoàn thể tổ chức sơ tán người, tài sản bảo đảm an toàn; ổn định an ninh, trật tự; khắc phục nhanh hậu quả và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ, bão, úng ngập gây ra...
Trong 2 ngày 10 và 11/9, đồng chí Trưởng Công an huyện đã trực tiếp về các xã: Khai Thái, Hồng Thái, Quang Lãng, chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp cùng chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, triển khai 10 điểm chốt cảnh báo phương tiện hạn chế di chuyển qua các tuyến đường; tuyên truyền, vận động 25 hộ gia đình (70 người già và trẻ nhỏ) sinh sống ở các khu vực ven sông Hồng có nguy cơ xảy ra ngập, lụt, sạt lở đến nơi an toàn.
Huyện Phú Xuyên: Yêu cầu các địa phương trực 24/24h ứng phó với mưa lũ Ngày 12/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCH huyện Phú Xuyên đã có báo cáo nhanh về công tác ứng phó mưa lũ. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn sẵn sàng triển khai các phương án, kế hoạch PCTT và TKCN theo phương châm “ 4 tại chỗ”, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Huyện chú trọng tập trung đến các phương án phòng, chống úng ngập; phương án chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa cây đổ ứng phó mưa to, gió lớn; phương án chằng chống nhà cửa, công trình, biển báo, đảm bảo an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của Nhân dân. Huyện có phương án hỗ trợ đảm bảo đời sống người dân, phục hồi sản xuất. Huyện yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện trực ban 24/24. |