Đặt tên tiếng Anh, dịch vụ “hot” tại Trung Quốc
![]() |
Các bậc huynh Trung Quốc vô cùng coi trọng việc đặt tên tiếng Anh cho con.
Bài liên quan
Trung Quốc: 26 lính cứu hỏa thiệt mạng khi chống chọi với cháy rừng
Bánh burger rắc vàng khổng lồ mừng triều đại mới ở Nhật Bản
Đoàn Thị Hương được tuyên hủy cáo trạng giết người
Nhât Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các vụ bắt nạt học đường
Ý tưởng tình cờ
Cô gái 19 tuổi này là nhà sáng lập kiêm CEO của Special Name. Đây là web chuyên cung cấp cho các bậc cha mẹ Trung Quốc những cái tên tiếng Anh phù hợp cho con của họ.
Jessup được truyền cảm hứng để bắt đầu kinh doanh từ năm 2015, khi cô mới 15 tuổi. Sáu tháng sau, cô đã kiếm được hơn 60.000 USD khi đặt tên cho 200.000 em bé. Kể từ đó, trang web của Jessup đã giúp các bậc phụ huynh Trung Quốc đặt khoảng 678.000 tên tiếng Anh.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, Jessup cho rằng tất cả chỉ là kết quả của một “cơ hội tình cờ”. Ý tưởng khởi nghiệp của Jessup xuất phát từ chuyến du lịch đến Trung Quốc với bố. Lúc đó, một đối tác của bố là bà Wang đã nhờ cô bé nghĩ tên tiếng Anh để đặt cho con gái ba tuổi của mình.
“Tôi đã rất vinh dự và ngạc nhiên. Có vẻ như đó là một việc thực sự quan trọng với họ”, Jessup nhớ lại.
Để chọn được tên thích hợp, Jessup đã bảo cô Wang chia sẻ một số thông tin về con gái. Bà Wang nói rằng, bà mong muốn mọi người sẽ bất ngờ về những thành tựu mà con gái có thể đạt được. Vì vậy, sau khi suy nghĩ cẩn thận, Jessup đề xuất tên Eliza - nhân vật nữ chính trong bộ phim kinh điển “My fair lady”. Bộ phim được ví như câu chuyện cổ tích thời hiện đại, khắc hoạ hình ảnh một cô gái nghèo khổ, tầm thường được dạy dỗ và vươn lên trong cuộc sống trở thành công nương.
Bà Wang đã rất hài lòng và giải thích thêm rằng các bậc phụ huynh Trung Quốc vô cùng coi trọng việc đặt tên tiếng Anh cho con. Ở Trung Quốc, tất cả các em bé đều được đặt tên tiếng Trung gồm hai đến ba ký tự hàm chứa những ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hóa, các bậc cha mẹ Trung Quốc cảm thấy con mình sẽ dễ giao tiếp với người nước ngoài hơn nếu có thêm tên riêng bằng tiếng Anh.
Thông thường, những tên tiếng Anh này sẽ được tự đặt hoặc do thầy cô giáo gọi. Tuy nhiên, vì rào cản ngôn ngữ và việc kiểm duyệt internet ở Trung Quốc, khả năng nghiên cứu kỹ càng ý nghĩa tên tiếng Anh bị hạn chế. Điều này dẫn đến việc một số người chọn tên không hợp lý và đôi khi còn hài hước.
“Ngay lúc đó tôi nghĩ rằng nếu bà Wang cần dịch vụ này thì có thể nhiều bậc cha mẹ khác tại Trung Quốc cũng vậy”, Jessup chia sẻ.
Năm 2015 đánh dấu sự kết thúc chính sách một con của chính phủ Trung Quốc. Theo báo cáo của Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình của nước này, tỷ lệ sinh tại Trung Quốc tăng 7,9%, tương đương 17,86 triệu năm 2016.
Jessup cảm thấy thời điểm kinh doanh đã tới. Trang Special Name đã ra đời từ đó.
Kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ độc đáo
Để thực hiện ý tưởng của mình, Jessup cho ra mắt một website tiếng Trung Quốc để nhiều khách hàng có thể sử dụng dịch vụ cùng lúc.
![]() |
Nhờ nhu cầu đặt tên tiếng Anh cho con của phụ huynh Trung Quốc mà Beau Jessup có thể trang trải tiền học phí. Ảnh: Daily Mail |
Khi trở về Anh, Jessup quyết định mượn bố gần 2.000 USD và thuê một lập trình tự do để xây dựng trang web đó. Măt khác, cô cũng tận dụng thời gian rảnh để xây dựng kho dữ liệu với hơn 4.000 tên cho cả bé trai lẫn bé gái. Với mỗi tên, cô miêu tả năm đặc điểm mà mình cảm thấy đại diện tốt nhất cho ý nghĩa của nó, chẳng hạn như trung thực và lạc quan.
Jessup cho biết, ban đầu quá trình này tiêu tốn rất nhiều công sức của cô. Sau đó, các thuật toán đã giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian của việc đặt tên em bé.
“Rất nhiều người hỏi tôi làm thế nào để có thời gian đặt tên cho tất cả những đứa trẻ đó. Giống như Google có thời gian để tìm ra mọi thứ cho mọi người cùng lúc, tôi cũng dùng thuật toán”, Jessup nhấn mạnh.
Cụ thể, Special Name hoạt động bằng cách yêu cầu người dùng chọn năm đặc điểm trong số 12 đặc điểm mà họ muốn con mình đạt được. Thuật toán sau đó sẽ chọn 3 tên phù hợp với năm đặc điểm này cũng như giới tính của đứa bé. Người dùng được khuyến khích chia sẻ ba lựa chọn trên với bạn bè, gia đình để họ có thể giúp chọn tên và tránh không phạm sai lầm đáng tiếc nào. Tổng cộng toàn bộ quá trình chỉ mất 3 phút.
Ban đầu, Jessup cung cấp dịch vu miễn phí nhưng sau khi đặt tên cho 162.000 em bé, cô bắt đầu tính phí 79 cents. Đến thời điểm này, Special Name của Jessup đã đặt tên cho gần 678.000 đứa trẻ. Theo tính toán của CNBC, doanh thu Jessup nhận được lên tới 400.000 USD.
Số tiền kiếm được giúp cô trả tiền học đại học, đầu tư bất động sản và tất nhiên là cả khoản trả nợ cho cha mình kèm theo lãi suất.
Còn về Special Name, nó có thể tự chạy và chỉ cần một nhóm nhỏ ở Trung Quốc để quản lý về vấn đề kỹ thuật.
“Tôi chỉ bất chợt nảy ra ý tưởng thôi. Chủ yếu là tôi hứng thú và muốn nghiên cứu về tích cách con người, nhân chủng học. Tôi cũng học chuyên sâu về lĩnh vực này”. Hiện cô gái 19 tuổi đang theo học ngành Nhân chủng học xã hội tại đại học London School of Economics.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
