Tag

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

Văn hóa 28/03/2025 14:59
aa
TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Xây dựng hành trang văn hóa cho thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình Xây dựng hành trang văn hóa cho thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

Kho tàng di sản văn hóa đồ sộ

TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, trong lịch sử hình thành và phát triển, Thăng Long - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ bởi không gian văn hóa của 4 tiểu vùng văn hóa: Xứ Bắc, xứ Đoài, xứ Đông và xứ Sơn Nam Thượng.

Hà Nội ngày nay đã kế thừa, bảo tồn và tiếp biến văn hóa của các tiểu vùng, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thành một thành phố văn hiến, văn minh và hiện đại.

Chính điều này đã tạo cho Thủ đô Hà Nội khả năng tích tụ và lan tỏa văn hóa, văn minh; vừa là vùng đất lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ của dân tộc vừa tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, từ đó có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của đất nước, khu vực và thế giới.

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người
Lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội tham dự sự kiện Ngày hội Văn hóa vì hòa bình 2024

Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, thành phố hiện có 5.922 di tích được kiểm kê; trong đó, 2.668 di tích được xếp hạng (chiếm khoảng 1/3 tổng số di tích xếp hạng của cả nước); có 1 di sản thế giới; 2 di sản tư liệu thế giới; 21 di tích quốc gia đặc biệt; 1.163 di tích/cụm di tích xếp hạng quốc gia (chiếm 1/4 tổng số di tích xếp hạng quốc gia của cả nước); 1.484 di tích, cụm di tích xếp hạng cấp thành phố.

Hà Nội có 3.507 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, bằng 5,32% cả nước; trong đó có 32 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận, 4 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, trong do có 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra, Hà Nội có 1.350 làng nghề; 1.661 lễ hội dân gian được bảo tồn và văn hóa ẩm thực phong phú.

“Trên thế giới, ít có thủ đô nào có sự hội tụ văn hóa truyền thống, lịch sử giáo dục lâu đời, có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật diễn xướng dân gian… như Thủ đô Hà Nội. Đó là tiềm năng và nguồn lực vô cùng giá trị của mảnh đất này”, TS Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Vận dụng và quán triệt sâu sắc chủ trương phát triển văn hóa

Có thể nói, từ tầm nhìn mang tính chiến lược của đức vua Lý Thái Tổ mùa Thu năm 1010, kinh đô Thăng Long đã ra đời. Trải qua biến thiên lịch sử, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội luôn tạo ra những dấu ấn, kỳ tích trên mặt trận chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Đặc biệt, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Một tháng sau sự kiện vĩ đại đó, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Hà Nội được thành lập, trở thành Đảng bộ đầu tiên của cả nước. Trong suốt chiều dài gần một thế kỷ ra đời - đấu tranh - xây dựng - củng cố - đổi mới - phát triển, Đảng bộ Hà Nội đã hòa mình vào quá trình đấu tranh cách mạng đầy vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Suốt 95 năm qua, Hà Nội luôn quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người phù hợp với điều kiện Thủ đô. Còn nhớ, sau giải phóng, cả Hà Nội mới chỉ có 1 thư viện với 9 vạn cuốn sách thì năm 1965 đã có 8 thư viện với 17,7 vạn đầu sách.

Từ 19 đội chiếu bóng và nghệ thuật năm 1955, đến năm 1965 Hà Nội đã có 31 đội văn hóa nghệ thuật, phục vụ đông đảo quần chúng Nhân dân. Từ một di sản đổ nát do thực dân Pháp để lại, trong thời kỳ khôi phục và cải tạo (1954 - 1960), Hà Nội đã đưa vào sử dụng mới 6 công trình phục vụ công cộng, sinh hoạt, 8 công trình văn hoá, giáo dục.

Giai đoạn 1961 - 1965, Hà Nội tiếp tục hoàn thành và đưa vào sử dụng 30 công trình phục vụ sinh hoạt và công cộng.

Sau 1975, Hà Nội đẩy mạnh quan tâm, chú trọng phát triển văn hóa, chăm lo đời sống tinh thần của người dân. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư như Công viên Thủ Lệ, Cung Văn hóa thiếu nhi…

Hiện nay, thành phố đứng đầu cả nước về số lượng cơ sở bảo tàng với 49 bảo tàng công lập, 19 bảo tàng tư nhân; thư viện; nhà hát, hàng trăm trường đại học, học viện, trung tâm, nhà văn hóa, không gian sáng tạo văn hóa, khu vui chơi giải trí nghệ thuật… được xây dựng và phát triển.

Thời kỳ đổi mới và hội nhập, một trong những thành tựu của Đảng bộ Hà Nội là triển khai hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triền bền vững đất nước", chú trọng xây dựng con người, phát triển văn hóa ngang tầm chính trị và kinh tế.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 11 ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội”; ban hành “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố”; đưa vào giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, “Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương" trong nhà trường.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình gia đình, làng, tổ dân phố, khu dân cư, đơn vị văn hóa được xây dựng góp phần thiết thực xây dựng nếp sống văn hóa Hà Nội.

Tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa

Bộ Chính trị đã ban Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022, trong đó, xác định “Văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô” và đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cần “Tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô”.

Theo TS Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW; Đại hội XIII của Đảng cũng như chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tập trung chỉ đạo có hiệu quả, rõ nét trong lĩnh vực văn hóa.

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người
Đông đảo quần chúng tham dự sự kiện Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình

Cụ thể, ở nhiệm kỳ này, TP đã ban hành chương trình toàn khóa về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa.

Theo đó, Nghị quyết số 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", xác định mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể đóng góp đến 8% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố (vào năm 2030) và 10% GRDP của thành phố (đến năm 2045).

Việc ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng bộ thành phố nhằm thích ứng với xu thế phát triển văn hóa của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Gần đây nhất, để phát huy truyền thống anh hùng, hòa bình và hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên của Nhân dân Thủ đô, Thành ủy Hà Nội tiếp tục ban hành Chỉ thị 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

“Đây được coi là giải pháp nhằm phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và con người Thủ đô trong thời kỳ mới”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Sự nỗ lực ấy trong suốt chặng đường 95 năm đã mang đến niềm vinh dự cho Thủ đô. Cho tới nay, TP Hà Nội đã sở hữu những danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, vinh dự nhận nhiều giải thưởng lớn do các tổ chức quốc tế bình chọn, trao tặng như: "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á"; "Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2024"; lọt Top "100 điểm

đến thành phố hấp dẫn nhất thế giới năm 2024"; “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam 2024”; “Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu thế giới 2024”…

Mới đây, trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã quy định các cơ chế đặc thù mới để phát triển văn hóa Thủ đô. Trên cơ sở pháp lý quan trọng đó, sự đoàn kết, đồng lòng, sáng tạo và bản lĩnh của Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội, văn hóa Thăng Long ngày càng tỏa sáng, từng bước hiện thực hóa khát vọng thành phố toàn cầu trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Chương trình nghệ thuật "Đảng trong mùa xuân đại thắng": Những xúc cảm chạm tới trái tim Nghệ thuật

Chương trình nghệ thuật "Đảng trong mùa xuân đại thắng": Những xúc cảm chạm tới trái tim

TTTĐ - Được dàn dựng công phu, với những tiết mục nghệ thuật được đặc biệt chọn lọc và trình diễn bởi các nghệ sỹ tên tuổi, chương trình nghệ thuật "Đảng trong mùa xuân đại thắng" diễn ra tối 28/3 tại Nhà hát Trưng Vương (TP Đà Nẵng) đã thực sự ghi một dấu ấn sâu đậm, chạm đến trái tim và thổi bùng lên trong mỗi khán giả lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Khi thời trang xa xỉ gặp gỡ làn sóng văn hóa trẻ Thời trang - Làm đẹp

Khi thời trang xa xỉ gặp gỡ làn sóng văn hóa trẻ

TTTĐ - Tại “Anh Trai Say Hi” Concert vừa qua, DAFC đã biến sân khấu âm nhạc thành sàn diễn thời trang ấn tượng, với sự xuất hiện của Atus, Song Luân, Dương Domic và WEAN trong trang phục Burberry, Dolce&Gabbana, Versace & Balmain, tạo nên khoảnh khắc kết nối âm nhạc và thời trang, truyền cảm hứng mạnh mẽ đến giới trẻ
Không gian nghệ thuật 39 tác phẩm "Đà Nẵng gấm hoa” Nghệ thuật

Không gian nghệ thuật 39 tác phẩm "Đà Nẵng gấm hoa”

TTTĐ - Triển lãm “Đà Nẵng gấm hoa” tạo một không gian nghệ thuật đặc sắc, nơi công chúng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp, cảm nhận được sự phát triển vươn lên từng ngày của Đà Nẵng qua góc nhìn của người nghệ sĩ.
Xây dựng hành trang văn hóa cho thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình Văn hóa

Xây dựng hành trang văn hóa cho thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Thanh niên Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình, ngoài kiến thức về công nghệ, khoa học, ngoại ngữ, cần xây dựng cho mình một hành trang văn hóa. Đó là nội dung bài viết của PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội. Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), 40 năm ngày xuất bản số báo Tuổi trẻ Thủ đô đầu tiên, Báo Tuổi trẻ Thủ đô xin trân trọng gửi tới độc giả bài viết này.
Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" Văn hóa

Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh"

TTTĐ - Nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, ngày 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
Báo chí tận tâm, tận lực cống hiến xây dựng văn hóa Thủ đô Văn hóa

Báo chí tận tâm, tận lực cống hiến xây dựng văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hội nhập toàn cầu, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trong đó, báo chí, truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Khám phá vẻ đẹp Quảng Ngãi qua 200 tác phẩm ảnh nghệ thuật Nghệ thuật

Khám phá vẻ đẹp Quảng Ngãi qua 200 tác phẩm ảnh nghệ thuật

TTTĐ - Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề "Quảng Ngãi - 50 năm Đất và Người". Triển lãm mang đến cho người xem một cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp quê hương, con người và những giá trị văn hóa truyền thống của Quảng Ngãi qua lăng kính nghệ thuật.
Quảng Nam vang mãi bản hùng ca Nghệ thuật

Quảng Nam vang mãi bản hùng ca

TTTĐ - Mang đậm dấu ấn lịch sử, nằm giữa hai đầu đất nước, Quảng Nam không chỉ biết đến là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, “Ngũ phụng tề phi” mà còn được nhắc đến như một biểu tượng của sự trung dũng, kiên cường.
Con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô Văn hóa

Con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô

TTTĐ - Sự nghiệp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.
Hơn 300 bức ảnh tái hiện sinh động “Đà Nẵng - xưa và nay” Nghệ thuật

Hơn 300 bức ảnh tái hiện sinh động “Đà Nẵng - xưa và nay”

TTTĐ - Triển lãm “Đà Nẵng - xưa và nay” là một hành trình ngược dòng thời gian, tái hiện sinh động hình ảnh Đà Nẵng từ những ngày đầu hình thành đến thời kỳ phát triển mạnh mẽ như hôm nay.
Xem thêm