Tag

Đau đáu một tình yêu Hà Nội

Nhịp điệu cuộc sống 29/07/2024 15:00
aa
TTTĐ - Cống hiến cả cuộc đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm sâu sắc đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa Di sản một đời vì nước, vì dân
Đón chào Năm mới Đinh Dậu 2017, kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2017), sáng 28/1 (tức mùng Một Tết), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội.
Đón chào Năm mới Đinh Dậu 2017, kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2017), sáng 28/1 (tức mùng Một Tết), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội (nguồn: ND)

Tổng Bí thư đã có nhiều chỉ đạo giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên, Nhân dân xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn lực nội sinh cho phát triển đất nước.

Với riêng Hà Nội, nơi Tổng Bí thư sinh ra và lớn lên, ông luôn dành những tình cảm đặc biệt, đau đáu với vấn đề: Làm thế nào để Hà Nội “viết tiếp những trang sử mới làm rạng rỡ thêm truyền thống 1.000 năm văn hiến và anh hùng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bài 1: Văn hóa còn dân tộc còn…

Là một nhà văn hóa lớn, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, Tổng Bí thư luôn để lại ấn tượng sâu sắc về khí chất, cốt cách của một con người - một nhân cách văn hóa cao đẹp. Những điều đó được thể hiện giản dị, khiêm nhường, trong từng lời nói, từng cử chỉ văn hóa, trong đạo đức và lối sống, nêu gương hằng ngày.

Hết lòng vì sự phát triển của nền văn hoá

Là một trong những nhà lãnh đạo suốt đời phấn đấu, học tập và cống hiến cho Đảng, cho đất nước và Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn thấm nhuần sâu sắc nhiệm vụ và sứ mệnh mà Đảng, Bác Hồ đã xác định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Tổng Bí thư là một nhà lãnh đạo đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam những năm đầu tiên của thế kỷ XXI trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Với tầm cao trí tuệ, tâm hồn yêu văn học, nghệ thuật đã tạo nên một phong cách rất riêng biệt, đậm chất sĩ phu Bắc Hà gắn với phong cách văn hóa Tràng An, văn hóa Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng. Tổng Bí thư luôn là người gương mẫu đi đầu và vận dụng sáng tạo giữa lý luận về xây dựng văn hóa theo nghĩa rộng và thực hành văn hóa theo nghĩa hẹp một cách rất tự nhiên, với trái tim nhân hậu, giản dị, thanh cao, luôn phấn đấu vì sự phát triển trường tồn của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân.

Tổng Bí thư phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn…”. Đây là kim chỉ Nam quan trọng, định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Quan điểm ấy cũng đã tiếp thêm động lực để đội ngũ cán bộ làm văn hóa nước nhà luôn nỗ lực, không ngừng tiến lên phía trước, với quyết tâm và khát vọng chấn hưng, xây dựng thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cũng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Tôi cũng ít khi dùng chữ hào hứng, lâu nay là vinh dự đến dự các hội nghị, hôm nay thì tôi nói là rất vinh dự và hào hứng và coi hội nghị này có ý nghĩa về nhiều phương diện 1 là vị trí quan trọng của văn hóa lâu nay tôi sợ là chưa nhận thức đầy đủ, văn hóa Bác Hồ nói là soi đường cho quốc dân đi, nhưng tôi nhớ trước đây có một vị tiền bối nói là văn hóa nói lên bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất, ý nghĩa sâu sắc lắm. Đấy là lý do thứ nhất, thứ hai, kể từ ngày 24 tháng 11 năm 1946 khi còn Bác Hồ chúng ta tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc đến nay chúng ta mới tổ chức hội nghị tương tự như thế này để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo tinh thần là tiền hô hậu ủng/ nhất hô bá ứng/ dọc ngang thông suốt/ trên dưới đồng lòng".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như vậy và cho biết, văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ. Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hoá, phi văn hoá, phản văn hoá. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.

Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư và của Đảng ta trong giai đoạn vừa qua đã từng bước thật sự đưa văn hóa trở thành “sức mạnh mềm”, là nền tảng để phát triển đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; thôi thúc mãnh liệt toàn Đảng, toàn dân không quản ngại khó khăn, thách thức để gánh vác và làm tròn sứ mệnh xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi, chúc Tết bà con nhân dân trong ngày đầu năm mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi, chúc Tết bà con nhân dân trong ngày đầu năm mới.

Tháng 8/2023, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập ngành Văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2023), Tổng Bí thư đã gửi thư cho ngành với tình cảm đặc biệt. Bức thư thể hiện trọn vẹn sự quan tâm, biểu dương, động viên, khích lệ, cổ vũ; đồng thời nhắn nhủ tới những người làm văn hóa, thực hành văn hóa phải sống thật đẹp, không được thỏa mãn, bằng lòng với thành quả bước đầu nhưng cũng không nhụt chí, nao lòng trước những khó khăn, thách thức.

Không chỉ các hội nghị về văn hoá, trong phát biểu chỉ đạo hầu hết các diễn dàn khác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều dành thời lượng để nói về vai trò, vị trí to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng Bí thư chỉ đạo cả hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức… phải thấm nhuần và cụ thể hóa quan điểm của Đảng thành hệ thống thể chế đồng bộ, ăn khớp, thống nhất; tạo không gian sinh khí mới cho văn hóa phát triển; tăng cường đầu tư nguồn lực cho phát triển văn hóa, bởi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai.

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Tổng Bí thư đã đồng ý cho xuất bản cuốn sách: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Cuốn sách có dung lượng dày hơn 900 trang, gồm ba phần với 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện quan trọng, các hình ảnh tư liệu quý của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Tác phẩm của tư duy, tầm nhìn và tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá, con người Việt Nam. Cuốn sách là “Kim chỉ Nam” định hướng con đường vận động và phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong không khí đầu Xuân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu đi bộ bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Trong không khí đầu Xuân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu đi bộ bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Tâm huyết và truyền cảm hứng

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, thành phố có truyền thống văn hóa lâu đời - nơi hội tụ và kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, gia đình và quê hương nên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành tình yêu sâu sắc đối với văn hóa, đặc biệt là văn hóa Hà Nội. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư là nguồn cảm hứng để toàn xã hội quyết tâm chấn hưng, phát triển văn hóa.

Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội, đặc biệt sau Đại hội Đảng XIII và Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Những chỉ đạo này nhấn mạnh việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của Thủ đô, đồng thời khuyến khích tiếp tục đổi mới và sáng tạo để phù hợp với thời đại mới.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ: “Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh: “Hà Nội phải là điểm hội tụ và lan tỏa văn hóa, là tấm gương sáng cho cả nước noi theo”. Ông đặc biệt lưu ý đến việc bảo tồn các di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình văn hóa mới, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ rõ, việc phát triển văn hóa Thủ đô cần phải gắn liền với chính trị và kinh tế. Ông kêu gọi các cấp, ngành cùng phối hợp để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ hội nhập quốc tế. Chỉ đạo này định hướng Hà Nội không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, từ giáo dục cho đến nghệ thuật, từ truyền thống đến hiện đại.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Sự quan tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển văn hóa Thủ đô còn được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể. Ông đã thể hiện tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc dành cho văn nghệ sĩ thủ đô Hà Nội. Trong những cuộc gặp gỡ, Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn nghệ sĩ trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, cũng như khuyến khích họ sáng tạo, phát triển những tác phẩm nghệ thuật mới mẻ, gắn liền với đời sống hiện đại”.

Với TS Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long, trong cả cuộc đời, sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Ông đã có nhiều bài viết, bài phát biểu khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều công trình văn hóa, nhiều cuốn sách tâm huyết về văn hóa Việt Nam. Mới đây, cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt cán bộ, đảng viên, Nhân dân cả nước. Cuốn sách đã nâng tầm lý luận về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là cuốn cẩm nang quý báu giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng, các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên nắm vững và triển khai có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời gian tới.

TS Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long
TS Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long

“Tôi nhớ rất rõ, trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa: “Văn hóa còn là dân tộc còn”. Bài phát biểu tâm huyết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục nhận được những tràng vỗ tay của đại biểu tham dự tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Các đại biểu cảm nhận rõ tình cảm đặc biệt của Tổng bí thư dành cho văn hóa, tình yêu của Tổng Bí thư đối với văn nghệ sĩ, với văn nghệ qua những bài thơ dài ông đọc như “Chân quê” của Nguyễn Bính, “Việt Bắc” của Tố Hữu…

Là một người Hà Nội, ông hiểu rất rõ những vấn đề văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng. Ông luôn nhắc nhở Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước. Do đó, Hà Nội phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô. Mỗi tỉnh, thành phố có một đặc thù riêng, nhưng Hà Nội chỉ có một, vẻ đẹp không nơi nào có được.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhắc nhở, với Hà Nội phải hết sức chú ý vấn đề văn hóa, giữ gìn bằng được những di sản văn hóa cha ông để lại, rất nhiều công trình và truyền thống quý báu. Ông luôn khẳng định Đảng ta đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa quần chúng, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, TS Nguyễn Viết Chức chia sẻ với báo chí.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Giao thông

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

TTTĐ - Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Phát huy tiềm năng, phát triển bền vững du lịch TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 5/9, Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE HCMC lần thứ 18 năm 2024 chính thức khai mạc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và hàng trăm ưu đãi hấp dẫn cho người dân, du khách.
“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” Du lịch

“Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử”

TTTĐ - Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/9 đến 15/9 tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến thu hút khách du lịch

TTTĐ - Trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút hơn 565.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 350 tỉ đồng.
Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh Du lịch

Hơn 3 triệu lượt khách chọn TTTM Vincom vui chơi, mua sắm dịp Quốc khánh

TTTĐ - Xuyên suốt 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, chuỗi 87 TTTM Vincom trên cả nước đón gần 3,3 triệu lượt khách, tiếp tục trở thành điểm đến vui chơi, giải trí mua sắm, trải nghiệm văn hóa đặc sắc và hấp dẫn hàng đầu được hàng triệu gia đình Việt Nam yêu thích.
Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến khảo sát dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng sớm được triển khai.
Xem thêm