Tag

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa

Văn học 27/07/2024 10:52
aa
TTTĐ - Bài viết “Anh ấy vẫn như xưa” đăng trên tuần báo Tuổi trẻ Thủ đô, số 26 (từ ngày 20/6 - 28/6/2002) do bà Khúc Nga, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nêu lên những cảm nghĩ của mình về đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ. Bài viết này sau đó được báo Nhân Dân tuyển chọn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (năm 2019) in trong cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng lại bài viết này, giới thiệu với độc giả.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc * Triệu trái tim hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Anh là sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, học trên chúng tôi 3 lớp. Hồi ấy, sinh viên ngữ văn đi sơ tán ở thung lũng Tràng Dương, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Ngày ngày, chúng tôi vừa học, vừa vác nứa dựng lớp, dựng trường đến trầy vai. Và cũng rất nhiều trò “nhất quỷ”, “nhì ma”… đã diễn ra ở cái thung lũng nên thơ, có con suối Đôi ngày đêm thầm thì kể về mối tình chung thủy của đôi trai tài, gái sắc từ muôn xưa…

Bìa cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”
Bìa cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”

Các bạn cùng lớp với anh hồi ấy quý mến anh - cậu sinh viên học giỏi, dáng người nhỏ nhắn, lanh lợi, hiền lành, hay giúp đỡ mọi người. Anh Đức Lượng, bạn cùng tổ, nay là Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân còn nhớ những buổi học thiếu giáo trình, phải tự chép bài. Anh Lượng chậm chép đủ bài, phải nhờ bạn chép hộ. Ban ngày chép không xong, ban đêm, anh Trọng chong đèn dầu suốt đêm, giúp bạn chép bài hoàn chỉnh. Sáng ra, lỗ mũi hai anh đen sì những muội đèn dầu và cơn buồn ngủ kéo đến, hai người bạn ngủ gục trên bàn.

Tuổi sinh viên thật vô tư, trong sáng, ăn sắn luộc vẫn say sưa hát những bài cổ điển trữ tình của Môda, Sube, chẳng ai nghĩ gì đến những khó khăn, thử thách đang chờ ở phía trước. Ra trường, bước chân sinh viên Khoa Ngữ văn đi muôn nẻo đường: Người ra chiến trường, người đi dạy học, người làm công tác nghiên cứu… Anh Trọng làm báo. Sau này, anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Đến đây, chắc bạn đọc đã rõ: Đó là anh Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội bây giờ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng là cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn, khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội)

Điều tôi cảm nhận được ở anh từ thuở sinh viên, là nhà báo, nhà lý luận hay Tổng Biên tập, cho đến khi được Đảng giao trọng trách, anh vẫn thế, vẫn khiêm tốn, giản dị, mực thước, giữ đúng chất “con nhà lành”. Ở anh, luôn toát ra sự chân thành, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ với đồng chí, đồng đội và Nhân dân Thủ đô. Trong một cuộc họp về quy hoạch xây dựng Hà Nội, anh phát biểu: “Xây nhiều công viên cũng tốt nhưng việc cần hơn là nước ngọt sinh hoạt. Hiện nay bà con còn chưa có đủ nước ngọt để dùng…”.

Mỗi khi bạn bè lớp cũ có dịp tụ hội hoặc đi dã ngoại, anh đều vui vẻ tham gia. Những cuộc đi ấy, anh không dùng xe công vụ của mình mà đi “đại xa” với bạn bè. Có lúc phải đến đám tang, anh không đỗ xịch ô tô trước cửa tang chủ hay nhà tang lễ mà tế nhị đỗ xe cách đó mấy chục mét, rồi xuống xe, thong thả tản bộ vào viếng người mất, chia buồn với người sống.

Một nhân viên văn phòng Thành ủy Hà Nội kể: “Mình chỉ là nhân viên thường, thế mà anh Trọng rất quan tâm, thỉnh thoảng lại cho quà. Có lần về quê lên, anh cho mình ít trứng gà và nói: Trứng tươi lắm, gà nhà mình đấy! Cảm động quá, mấy quả trứng thì mua đâu chả được, có đáng gì nhưng cách xử sự nặng tình, nặng nghĩa ấy mình không bao giờ quên”.

Là cán bộ cấp cao nhưng đến giờ anh vẫn ở nhà tập thể, trên gác. Tôi và anh cùng địa bàn dân cư, cùng sinh hoạt ở Đảng bộ phường Quán Thánh. Anh Bình, Bí thư Đảng ủy phường kể rằng: “Khi Thành ủy có chủ trương đưa đảng viên về sinh hoạt tại địa bàn dân cư, anh Trọng là người gương mẫu tham gia đầu tiên, không tự cho mình là đảng viên thuộc tầng lớp trên. Không chỉ tự giác tham gia sinh hoạt, anh còn nhắc chi bộ nên duy trì đều các buổi họp thường kỳ…”

Gần đây, chúng tôi có dịp trở về thăm lại thung lũng Tràng Dương, trải chiếu bên suối, giở cơm nắm ra ăn trưa để hồi tưởng một thời sinh viên sôi nổi. Chúng tôi vào thăm từng nhà dân, những người đã đùm bọc, che chở sinh viên Khoa Ngữ văn những năm kháng chiến. Bà con hoan hỷ đón tiếp chúng tôi như đón những đứa con đi xa trở về. Trong vòng tay ấm áp của “lũ quỷ sứ” năm xưa, bỗng một lão nông cất tiếng hỏi:

- Các anh, các chị mới ở Hà Nội lên? Anh Phú Trọng có khỏe không?

Thấy có người nhắc đến anh Trọng, nhà báo Trường Phước nhanh nhảu đỡ lời:

- Thưa bác, anh Trọng vẫn khỏe nhưng mắc công việc, hôm nay không cùng chúng cháu lên thăm các bác được, mong các bác thông cảm!

Một bạn trong nhóm đùa vui:

- Bác yên tâm, anh ấy bây giờ “làm to” lắm rồi!

Bác nông dân cười hiền:

- Làm to đến mấy cũng là con em của Nhân dân. Chúng tôi luôn nhớ anh ấy. Ngôi nhà dưới chân núi kia, phía sau trụ sở ủy ban xã là lán sinh viên, trước kia anh Trọng ở đó.

- Chúng tôi nhìn theo tay chỉ của bác nông dân. Những kỷ niệm xưa bỗng xô về, vẫy gọi…

Trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất với báo giới, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội vừa trân trọng, vừa dành cho các nhà báo tình cảm thân thương, gần gũi qua ý kiến phát biểu của mình: Từ ngày 21/6/2001 đến nay đã tròn một năm. Sau một năm, chúng ta ngồi lại với nhau để nhìn lại những gì đã làm được, cái gì chưa làm được.

Thời gian qua, rõ ràng báo chí là một bộ phận quan trọng giúp đỡ lãnh đạo thành phố Hà Nội điều hành công việc của mình. Những ý kiến đóng góp của các nhà báo trong cuộc gặp mặt này, tôi trân trọng cảm ơn và tiếp thu. Tôi cũng là nhà báo nên quan hệ giữa tôi với các nhà báo là mối quan hệ thật lòng, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau trao đổi thông tin. Với chức năng phát hiện và giám sát, các nhà báo luôn phải là “người trong cuộc”…

Là người cầm bút, chúng ta đã biểu dương nhiều tấm gương lao động quả cảm, những người tốt, việc tốt trong đời thường, tại sao chúng ta lại không viết về những người lãnh đạo của mình? Từ suy nghĩ, nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, tôi muốn viết mấy dòng về đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội, một nhà báo chân chính đáng để lớp trẻ noi theo.

Đọc thêm

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2 Nhịp sống phương Nam

Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2

TTTĐ - TTTĐ - Tối ngày 15/10, "Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, đợt 2" do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp sau 15 ngày thi đua, tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Xem thêm