Để không tụt hậu trong kỷ nguyên việc làm mới…
Thị trường lao động chuyển mình mạnh mẽ
Chỉ trong vòng vài năm qua, thế giới việc làm đã thay đổi chóng mặt. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2025, 50% lực lượng lao động toàn cầu cần được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu mới của công việc.
WEF cảnh báo rằng, 85 triệu việc làm có khả năng bị thay thế do sự thay đổi phân công lao động giữa máy móc và con người vào năm 2025. Mặc dù hơn 97 triệu việc mới có thể xuất hiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường nhưng nhóm lao động có khả năng bị thay thế sẽ cần được hướng dẫn lại để nâng cao kỹ năng theo kịp thời đại. Báo cáo cũng cho thấy 39% kỹ năng hiện tại sẽ bị lỗi thời hoặc bị thay thế từ năm 2025 đến 2030. Điều này đòi hỏi người lao động phải thích nghi, học hỏi liên tục và nâng cao kỹ năng để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Nhà báo Ngô Vương Tuấn - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cho rằng, đất nước ta cần những thế hệ trẻ có tư duy đổi mới, sẵn sàng bứt phá, làm chủ tri thức và công nghệ hiện đại |
Tại Việt Nam, tỷ lệ lớn sinh viên tốt nghiệp đại học khó khăn trong tìm việc làm đúng ngành vì thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng số hoặc kỹ năng ứng dụng thực tế. Doanh nghiệp không chỉ tuyển người có bằng cấp, họ cần người có năng lực thực chiến. Một sinh viên giỏi lý thuyết nhưng yếu kỹ năng hợp tác hay không thích ứng nhanh sẽ khó tồn tại lâu dài trong tổ chức hiện đại.
Trong chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025" do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, nhà báo Ngô Vương Tuấn - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nhìn nhận: Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh toàn cầu, đất nước ta cần những thế hệ trẻ có tư duy đổi mới, sẵn sàng bứt phá, làm chủ tri thức và công nghệ hiện đại.
Do đó, công tác hướng nghiệp rất quan trọng và không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ không chỉ cần có kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn cần rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo, ý chí kiên trì để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng gánh vác trọng trách đưa đất nước vươn lên tầm cao mới.
![]() |
Các bạn trẻ chủ động tìm các chuyên gia tư vấn, hướng nghiệp |
Người trẻ cần trang bị thêm nhiều kỹ năng mới
Dù học ngành công nghệ, kinh tế hay sư phạm, kỹ năng số là yêu cầu bắt buộc. Kỹ năng số được xem là ngôn ngữ sống của thời đại mới. Không chỉ dừng lại ở việc biết sử dụng Word hay Excel, sinh viên hiện nay cần thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu, làm việc với nền tảng số như Canva, ChatGPT, Notion, Google Data Studio…
Bạn trẻ Nguyễn Phương Mai, sinh viên năm thứ 3, ngành Du lịch chia sẻ: “Em từng nghĩ học ngành Xã hội không cần biết công nghệ nhưng khi thực tập, em được giao làm báo cáo bằng Power BI và phải học lại từ đầu. Từ đó em nhận ra kỹ năng số là nền tảng cho mọi lĩnh vực”.
Giới chuyên gia cho rằng: Bạn trẻ hiện nay không đơn độc trong hành trình chọn nghề, rèn kỹ năng. Các trường đại học, cao đẳng hiện nay thay đổi mạnh mẽ chương trình đào tạo, tăng thời lượng cho môn học thực hành, kỹ năng mềm, trải nghiệm doanh nghiệp… giúp học viên, sinh viên tăng cường kỹ năng, học đi đôi với hành, thậm chí khởi nghiệp, có việc làm ngay từ trên ghế nhà trường. |
Theo Phương Mai, một sinh viên có thể xuất sắc về học thuật nhưng nếu không biết trình bày quan điểm, thuyết phục người khác hoặc phối hợp làm việc nhóm, sẽ khó gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm như “vũ khí mềm” tạo nên sự khác biệt.
Nhiều nhà tuyển dụng cho biết, không ít ứng viên từng bị loại hồ sơ dù có học lực tốt nhưng thiếu kỹ năng tương tác. Với công việc đòi hỏi làm việc nhóm, việc có EQ cao, biết lắng nghe và điều phối là rất quan trọng. Vì thế, ở trường, các bạn trẻ nên chú tâm tới các môn học tích hợp kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Không phải ai cũng tự tin nói trước đám đông nếu không được rèn luyện.
![]() |
PGS.TS Trần Thu Hương - Phó Chủ nhiệm khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ với các bạn trẻ |
Trong thế giới mà công nghệ thay đổi từng ngày, bạn trẻ cần tư duy cập nhật liên tục. Học xong đại học chỉ là bước khởi đầu. Những người thành công là những người sẵn sàng học thêm kỹ năng mới, tham gia các khóa học online, đọc sách, nghiên cứu và đổi mới tư duy thường xuyên.
“Em vừa học tiếng Anh, vừa đăng ký khóa học về phân tích dữ liệu. Ban đầu thấy khó nhưng sau 3 tháng, em có thêm kiến thức và tự tin hơn khi ứng tuyển vào công ty đa quốc gia”, Trần Thanh Duy, sinh viên năm cuối ngành Kinh tế quốc tế chia sẻ.
Theo Duy, khả năng phân tích, đặt câu hỏi ngược lại, phản biện và đưa ra giải pháp là một trong những năng lực cao cấp được các doanh nghiệp săn đón. Điều này đòi hỏi mỗi người không chỉ học thuộc lòng mà phải biết đào sâu, phản biện và phát triển góc nhìn đa chiều...
Theo PGS.TS Trần Thu Hương - Phó Chủ nhiệm khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, điều quan trọng nhất là các bạn trẻ phải có mục tiêu và kiên trì, nỗ lực để đạt được các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, các bạn cần căn cứ vào năng lực và sự thích thú của bản thân để lựa chọn, gắn bó với ngành nghề phù hợp. |
Tin liên quan
Đọc thêm

Hơn 1.000 thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe sinh sản

Công nghệ, AI và sự dịch chuyển xu hướng chọn nghề của bạn trẻ

Đà Nẵng: Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em

Cá tháng tư và những pha “troll” cười ngất

Tuổi trẻ Bình Dương xung kích, sáng tạo trong Tháng Thanh niên

Những “đoá hoa trí tuệ” khu vực miền Bắc đi "casting"

Khai giảng khóa học và phát động chương trình VentureX

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trong mắt Gen Z: Những góc nhìn đa chiều

Từ công nhân sản xuất đến “giảng viên truyền cảm hứng”
