Tag

Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ: Không mới và chưa thật sự cần thiết

Giáo dục 27/11/2017 14:17
aa
TTTĐ- Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Giám đốc trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt nam (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội), đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ này PGS.TS Bùi Hiển chỉ là người gợi lại vấn đề và đưa ra đề xuất mới với nhiều thay đổi. Việc thay đổi này chưa thực sự cần thiết.

Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ: Không mới và chưa thật sự cần thiết

Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ: Không mới và chưa thật sự cần thiết


Chưa cần phải cải tiến chữ quốc ngữ

Trong vài ngày gần đây, việc PGS.TS. Bùi hiển đưa ra đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt đang gây ra nhiều tranh cãi. Bên cạnh những ý kiến cho rằng, việc đổi mới là điều nên làm hay mọi người đứng trước cái mới bao giờ cũng không muốn đổi mới… thì còn nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề này chưa đến mức phải đổi mới hoàn toàn mà nên khắc phục dần dần….

Trao đổi với báo chí, PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn nêu quan điểm, PGS.TS Bùi Hiển không phải là người đầu tiên đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ mà chỉ là người gợi lại vấn đề và đưa ra một đề xuẩt mới với nhiều thay đổi gây tranh cãi. Tuy nhiên, đây chỉ là một báo cáo khoa học của cá nhân chứ không phải là đề xuất của một tổ chức khoa học hay cơ quan nhà nước nào nên mọi người cũng không nên quan trọng hoá vấn đề. Ít ra đây cũng là dịp để mọi người hiểu biết hơn về chữ quốc ngữ và cách ứng xử với nó.

Nói về việc hiện nay, chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, đã đến lúc phải thay đổi chưa PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn cho rằng: “Theo tôi, hệ thống chữ viết không chỉ liên quan đến mối quan hệ âm – chữ mà còn liên quan đến các nhân tố tâm lý, cảm thức văn hoá, thói quen…nên không thể lấy tiêu chí đúng/sai, tiết kiệm/không tiết kiệm làm cơ sở duy nhất để cải tiến. Hơn nữa,,việc thay đổi chữ viết nhiều có thể đưa lại những hệ luỵ không mong muốn. Mặc dù chưa thực sự chặt chẽ và tiết kiệm về mặt hệ thống, nhưng chữ quốc ngữ hiện nay được sử dụng bình thường và thống nhất trong cả nước, những hạn chế của nó không đến mức làm cản trở quá trình viết, đọc, hiểu tiếng Việt. Vì vậy tôi cho rằng chưa cần đặt vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, theo nghĩa là thay đổi hệ thống chữ cái hiện hành. Vấn đề quan trọng hơn có lẽ là nên có những qui định thống nhất về cách viết hoa tên riêng tiếng Việt, cách phiên âm, chuyển từ ngữ nước ngoài vay mượn vào tiếng Việt”.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ ghi một âm vị là nguyên tắc lý tưởng, nó chỉ đúng với bảng ký hiệu phiên âm quốc tế, còn ít có hệ thống chữ viết nào đáp ứng được nguyên tắc này vì khác với chữ viết, ngữ âm có thể khác biệt theo phương ngữ và biến đổi thời thời gian. Điều đó đúng với mọi ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt.

Ngoài các đề xuất hợp lý về mặt ngữ âm (như thống nhất d, gi thành z; c,k, q thành k), một số đề xuất của PGS. Bùi Hiền (như dùng z để thay cho cả d, gi,r; dùng c thay cho ch, tr; dùng s thay cho cả s và x) chắc chắn sẽ không được nhiều người tán thành, kể cả các nhà ngôn ngữ học vì nó bỏ qua những đối lập âm vị học vẫn còn quan yếu trong tiếng Việt (phân biệt s và x, tr và ch)

5 lý do khiến đề suất này không khả thi

Từ những lí do trên, PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn cho rằng, đề xuất này không khả thi vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, mặc dù chữ viết là phương tiện ghi âm của ngôn ngữ nhưng một khi đã hình thành và phát triển thì nó không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa chữ và âm nữa mà còn liên quan đến tâm lý, cảm thức văn hoá, thói quen được định hình của người bản ngữtrong quá trình sử dụng. Cải tiến chữ viết theo cách mà PGS. Bùi Hiền hầu như thay đổi về cơ bản hệ thống chữ quốc ngữ hiện hành, vì vậy khó có thể được mọi người chấp nhận.

Thứ hai, ngay cả khi bằng một mệnh lệnh hành chính nào đó để cải tiến chữ quốc ngữ theo cách mà PGS Bùi Hiền đề nghị thì việc thay đổi cả một hệ thống chữ viết như vậy ở phạm vi toàn xã hội thật khó mà không xảy ra tình trạng lộn xộn về chính tả vì sự xung đột giữa thói quen viết lối cũ với cách viết theo lối mới mới được đưa vào sử dụng nhưng chưa quen thuộc. Tình trạng không thống nhất cách viết i/y dài trong xã hội cũng như trong các văn bản tiếng Việt hiện nay chính là hệ quả của những đề xuất được quy định vội vàng.

Thứ ba, nếu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ này được áp dụng thì hàng loạt hệ luỵ khác sẽ kéo theo: những người đã học hệ thống chữ viết cũ phải học lại hệ thống chữ viết mới, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo quan trọng, các văn bản pháp lý… sẽ phải biên soạn lại bằng kiểu chữ mới; tất cả các bảng hiệu quảng cáo, tên cơ quan, đường phố…hiện hành cũng phải trình bày lại bằng kiểu chữ mới, v.v. Như vậy, việc cải tiến chữ quốc ngữ giúp tiết kiệm đâu chưa thấy, nhưng những lãng phí về thời gian và tiền bạc mà nó mang lại chắc chắn nhiều vô kể.

Thứ tư, khi hệ thống chữ viết cải cách này được áp dụng thì toàn bộ kho sách tiếng Việt được viết và in theo chữ quốc ngữ hiện hành sẽ trở nên khó đọc và khó hiểu đối với các thế hệ sau và dần dần sẽ không còn ai muốn đọc nữa, ngoài các nhà nghiên cứu (như các văn bản Hán, Nôm cổ hiện nay) . Đấy là một sự lãng phí không hề nhỏ về tri thức và tiền bạc.

Thứ năm, cứ giả định rằng hệ thống chữ viết cải cách đáp ứng được yêu cầu thống nhất âm – chữ (một chữ chỉ ghi 1 âm vị và ngược lại) như tác giả mong muốn nhưng do sự phát triển của ngôn ngữ đến một lúc nào đó lại nảy sinh sự không tương ứng giữa âm và chữ (vì cách phát âm có thể thay đổi tự nhiên qua thời gian còn chữ viết thì ổn định), phải chăng lúc đó lại phải cải tiến chữ viết?

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu cân nhắc giữa mặt lợi và không lợi của việc cải tiến chữ quốc ngữ theo đề xuất của PGS. Bùi Hiền thì hậu quả bất lợi nhiều hơn. Vì thế nếu có thay đổi thì chỉ nên thay đổi dần dần một vài kí tự và điều này phải cân nhắc hết sức thận trọng.

Tin liên quan

Đọc thêm

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay Giáo dục

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay

TTTĐ - Sáng 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế Regeneron ISEF 2025, diễn ra từ ngày 11 đến 16/5/2025 tại Columbus, Ohio, Hoa Kỳ, khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện Giáo dục

Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện

TTTĐ - Mỗi một ngôi trường đều có triết lý, phương châm và phương pháp giáo dục riêng nhưng tất cả đều được phát triển dựa trên niềm tin và sự đồng hành của các bậc phụ huynh. Trang bị môi trường toàn diện cho học sinh phát triển hết mọi kĩ năng và khả năng sáng tạo chính là cách để những ngôi trường gặt hái được những "mùa vàng" từ cánh đồng tri thức.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề Giáo dục

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề

TTTĐ - Nhấn mạnh đến việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gợi ý nghiên cứu triển khai mô hình "học kỳ doanh nghiệp" để người học có cơ hội trải nghiệm thực tế môi trường làm việc.
Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo Giáo dục

Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo

TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân Giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân

TTTĐ - Trong chuyến công tác tại tỉnh Nghệ An, chiều 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã đến thăm và trao tặng phòng thực hành giáo dục STEM cho Trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn.
Sôi động ngày hội STEM - bứt phá cùng khoa học Giáo dục

Sôi động ngày hội STEM - bứt phá cùng khoa học

TTTĐ - Ngày 15/5, Trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức ngày hội STEM với chủ đề: "Bứt phá cùng khoa học", nhằm tôn vinh tinh thần học hỏi, khám phá và đổi mới không ngừng của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số.
Hiểu đúng về tỉ lệ “chọi” và nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 Giáo dục

Hiểu đúng về tỉ lệ “chọi” và nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10

TTTĐ - Tỉ lệ “chọi” vào lớp 10 là kênh thông tin tham khảo cho phụ huynh, học sinh.
AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi Giáo dục

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi

TTTĐ - Không chỉ dừng lại ở các hình thức học tập truyền thống qua tài liệu, học nhóm hay tham gia câo lạc bộ, các bạn học sinh đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và phân tích tiến độ học tập, rút ngắn thời gian ôn tập.
Hà Nội: Khen thưởng giáo viên, học viên giỏi khối giáo dục thường xuyên Giáo dục

Hà Nội: Khen thưởng giáo viên, học viên giỏi khối giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Ngày 15/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2024-2025.
Chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp THPT 2025 - 2026 Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp THPT 2025 - 2026

TTTĐ - Hai kỳ thi sắp tới là năm đầu tiên Quảng Ninh sẽ tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới cả về phương thức, cấu trúc thi, đề thi, cách tính điểm xét tuyển, tốt nghiệp và nghiệp vụ tổ chức thi…
Xem thêm