Đề xuất Chính phủ một mức thuế xuất khẩu 5% để hạ giá phân bón trong nước
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón, không phân biệt tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong các sản phẩm. Tuy nhiên, đề xuất này đang nhận được một số phản hồi trái chiều.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, hiện hành, theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, mặt hàng phân bón có khung thuế suất thuế xuất khẩu từ 0 đến 40%.
Theo biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.
Đối với mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế suất thuế xuất khẩu 5%.
![]() |
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc kinh doanh phân bón |
Trong thời gian gần đây, giá cả các nguyên liệu sản xuất phân bón trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh do tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina, cùng với diễn biến dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu sử dụng ở mức cao.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã hạn chế việc xuất khẩu phân bón để giữ lại nguồn cung cho thị trường nội địa. Trong nước, giá phân bón thời gian qua cũng liên tục tăng cao.
Do đó, nhằm góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh gian lận trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã có công văn gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về hồ sơ xây dựng dự án Nghị định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Trong đó, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ quy định thống nhất một mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón (trừ mặt hàng phân bón hữu cơ), không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong sản phẩm phân bón.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nếu thực hiện phương án như đề xuất sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón cho sử dụng trong nước, nhất là trong bối cảnh giá phân bón đang có xu hướng tăng cao, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cũng sẽ giảm bớt thủ tục hành chính do việc doanh nghiệp và cơ quan hải quan phải xác định tỷ lệ tài nguyên khoáng sản chiếm trong sản phẩm như quy định hiện hành, thống nhất về thuế xuất khẩu với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, thực hiện theo phương án này sẽ góp phần tăng thu ngân sách từ phân bón xuất khẩu. Tuy nhiên, thực hiện phương án này dự báo cũng sẽ có một số ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Số tăng thu từ thuế xuất khẩu này có thể giảm xuống nếu như lượng phân bón sản xuất ra được sử dụng tiêu thụ nội địa.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến các đơn vị về dự thảo nghị định, bộ sẽ nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng như các bộ, ngành, địa phương để trình Chính phủ phương án thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón cho phù hợp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero

Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột

Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế

Long An - Liêu Ninh (Trung Quốc): Kỳ vọng hợp tác hướng tới mối quan hệ lâu dài và bền vững

Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật

Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng

Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử

Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân
