Tag

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

Nông thôn mới 10/02/2024 10:00
aa
TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Góp sức trẻ xây dựng Nông thôn mới Ứng Hòa đón nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới Đông Hà phấn đấu hoàn thành xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu Huyện Mỹ Đức đón nhận Bằng đạt chuẩn Nông thôn mới

“Tam nông” đổi thay toàn diện

Kể từ khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình 02 và nay là Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, bức tranh ngoại thành Hà Nội đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện, trở thành những miền quê đáng sống.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao cho xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao cho xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới TP Hà Nội cho biết: Đến thời điểm hiện nay, 18/18 huyện, thị xã của TP Hà Nội đã đạt chuẩn Nông thôn mới; 382/382 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 111 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 20 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Tốc độ gia tăng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hàng năm 3,03%.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hóa - xã hội, thể thao có chuyển biến tiến bộ. Nông thôn có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú. Bản sắc văn hóa được giữ gìn, tạo sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững; chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh được đảm bảo; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của Nhân dân được cải thiện…

Hà Nội có 4 huyện: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023. Bên cạnh đó, 2 huyện Hoài Đức và Thanh Oai cũng phấn đấu hoàn thành huyện Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Trong năm 2023, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới là 8.699 tỷ đồng. Từ năm 2021 đến 2023, TP có 8 quận đã hỗ trợ các huyện xây dựng Nông thôn mới, với tổng kinh phí là 488,3 tỷ đồng. Riêng năm 2023, quận Hoàn Kiếm hỗ trợ huyện Chương Mỹ 18,8 tỷ đồng xây dựng trường THCS Nam Phương Tiến A.

Nhờ được quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư nên chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng xã hội, hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh của Hà Nội đã phát triển khá đồng bộ.

Sản xuất nông nghiệp, các làng nghề có nhiều bước phát triển; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, doanh thu lẫn giá trị sản xuất tính theo héc-ta tăng cao lên tới hàng tỷ đồng. Đơn cử như mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao ở Đan Phượng hay mô hình nuôi vỗ béo bò 3B của một số nông dân ở Hoài Đức cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến thăm mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến thăm mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

Có thể thấy rằng, những thành quả đạt được trong xây dựng Nông thôn mới của Hà Nội là rất đáng trân trọng nhưng TP cũng thừa nhận đã và đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức đòi hỏi cần phải sớm giải quyết, nhất là tốc độ đô thị hóa. Vì vậy, việc quy hoạch, đặc biệt đối với các huyện, thị xã sẽ lên quận trong tương lai đòi hỏi cần phải nghiên cứu, tính toán, xem xét kỹ lưỡng, hài hòa để thích ứng phù hợp với đô thị.

Cùng với đó là vấn đề môi trường, việc thu gom rác thải, xử lý nước thải, nhất là nước thải ở các làng nghề... cũng đặt ra cho chính quyền các cấp ở Hà Nội những "bài toán" không dễ giải. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa, khai mở tiềm năng, lợi thế về du lịch nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội sẽ là những thách thức không nhỏ, đòi hỏi Thủ đô cần có những cách làm phù hợp.

Tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí

Biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao kết quả triển khai Chương trình số 04-CTr/TU trên địa bàn TP Hà Nội trong những năm qua, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị các địa phương, đơn vị trên toàn TP cần khơi dậy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự đồng thuận trong Nhân dân để hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị TP và các địa phương tập trung chỉ đạo, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện Nông thôn mới, huyện Nông thôn mới nâng cao, xã Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, phấn đấu về đích đúng kế hoạch.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới gGóp phần nâng cao đời sống Nhân dân
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới gGóp phần nâng cao đời sống Nhân dân

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để đầu tư hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, trong đó, chú trọng đầu tư nguồn lực cho các chỉ tiêu về trường học, nước sạch, y tế. Đồng thời, TP thường xuyên giám sát, định kỳ tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại các đơn vị, địa phương để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

Để đạt những mục tiêu này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các Sở, ngành, quận, huyện tập trung chỉ đạo và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch.

Đối với các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, bên cạnh việc thực hiện đề án xây dựng huyện thành quận, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao chưa đạt, cơ bản đạt theo các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy và UBND TP, hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận.

Một góc xã Võng La (huyện Đông Anh) - địa phương được thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao 2023
Một góc xã Võng La (huyện Đông Anh) - địa phương được thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao 2023

Đặc biệt, các quận tiếp tục nghiên cứu quan tâm hỗ trợ các huyện ngoại thành Hà Nội xây dựng Nông thôn mới theo quy định, nhất là các huyện còn nhiều khó khăn, chưa đạt chuẩn Nông thôn mới.

Về cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các Sở, ngành chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban của HĐND TP sớm ban hành nghị quyết của HĐND TP về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2026. Trên cơ sở đó, các đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; phấn đấu đến hết năm 2023, thu nhập của người dân nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới song với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Hà Nội được Trung ương đánh giá là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong xây dựng Nông thôn mới. Đây chính là niềm tự hào và động lực để chính quyền và Nhân dân Thủ đô tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo nhằm đưa vùng nông thôn trở thành những miền quê đáng sống.

23/23 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội có 33 chỉ tiêu. Đến nay, đã có 23/33 chỉ tiêu vượt kế hoạch, hoàn thành kế hoạch hoặc đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch.

Cụ thể, 8 chỉ tiêu đã vượt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2022 và hoàn thành so với mục tiêu của Chương trình năm 2025 gồm: Tỷ lệ các xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ; tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng; cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của TP; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; sản phẩm OCOP được công nhận; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ; tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải.

Ngoài ra, có 10 chỉ tiêu đạt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2022 và dự kiến đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch giai đoạn đến năm 2025; 2 chỉ tiêu cơ bản hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2021 - 2022 và dự kiến đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch giai đoạn đến năm 2025.

Còn lại 3 chỉ tiêu dự kiến đảm bảo lộ trình đạt kế hoạch giai đoạn đến năm 2025 gồm: TP hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới; 100% các huyện, các xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 20% huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm