Tag
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

“Điểm tựa” vững chắc cho người lao động lúc rủi ro

BHXH & Đời sống 21/06/2023 12:14
aa
TTTĐ - Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được quy định trong Luật BHXH. Chế độ này nhằm chia sẻ gánh nặng, bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị TNLĐ, BNN. Với ý nghĩa thiết thực đó, chính sách này đã tạo “điểm tựa” vững chắc, giúp rất nhiều người lao động vượt qua khó khăn.
Tạo việc làm bền vững cho người lao động Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách BHXH cho người lao động Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thăm, tặng quà công nhân lao động Phú Thọ: Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động tại các khu, cụm công nghiệp Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động

Chia sẻ rủi ro với người lao động

Thời gian qua, công tác giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN đối với người lao động luôn được cơ quan BHXH đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng người, đúng quy định. Theo thống kê, toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết hưởng mới trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng và một lần cho trên 8.100 người lao động trong năm 2022 và gần 1.700 người lao động trong quý I/2023.

Ngoài việc chi trả chế độ cho người lao động bị TNLĐ, BNN, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng năm còn dành nguồn thu để chi hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; Chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN. Năm 2022, tổng số tiền chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là hơn 1,4 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021. Trong quý I/2023, số chi này là 269 triệu đồng.

Là hai trong số những người hưởng chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN, chị Nguyễn Thị Tin (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) và anh Nguyễn Văn Thủy (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) càng hiểu sâu sắc ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia chính sách này.

Chị Nguyễn Thị Tin là nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Vào đêm 15/12/2021, trong khi đang đẩy xe gom rác về điểm tập kết, chị Tin bị một xe ô tô bán tải đâm phải. Vụ tai nạn khiến chị Tin bị chấn thương sọ não, phải điều trị dài ngày.

“Điểm tựa” vững chắc cho người lao động lúc rủi ro

Chị Nguyễn Thị Tin được hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN theo từng tháng với mức bằng 30% lương cơ sở

Chị Tin cho hay: “Công ty tạo điều kiện cho tôi nghỉ 2 tháng để điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, khi đi làm lại được 5 ngày, tôi bị ngất phải đi cấp cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn. Sau 10 ngày điều trị, tôi làm đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không đảm bảo”.

Với tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật là 31%, chị Tin được hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN theo từng tháng với mức bằng 30% lương cơ sở. Từ năm 2021 đến nay, đều đặn hằng tháng, chị đều được nhận được số tiền trợ cấp 447.000 đồng. “Số tiền tuy không lớn nhưng ổn định đã tạo động lực, giúp tôi yên tâm hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn. Được biết, từ tháng 7 năm nay, lương cơ sở được điều chỉnh tăng thì số tiền trợ cấp của tôi cũng cao hơn, lên 540.000 đồng”, chị Tin vui vẻ cho biết.

Còn trường hợp của anh Nguyễn Văn Thủy, trước đây anh là công nhân nhà máy sản xuất gạch men ốp lát. Tháng 6/2022, trong quá trình làm việc tại phân xưởng, anh bị TNLĐ (dập đốt ngón tay) khi đang căn chỉnh dây curoa của băng chuyền đỡ gạch. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, anh Thủy đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn và giám định y khoa để xác định tỷ lệ thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ là 6%.

Do đang tham gia BHXH tại doanh nghiệp, với tỷ lệ tổn thương dưới 31%, anh Thủy được quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả chế độ một lần. “Lúc đó tôi được BHXH chi trả số tiền là 44 triệu đồng, tương đương với khoảng 4 đến 5 tháng lương của tôi. Trong hơn một tháng nghỉ việc ở nhà điều trị, số tiền này đã hỗ trợ tôi và gia đình rất nhiều trong sinh hoạt, thuốc men điều trị. Tôi thấy may mắn vì đã tham gia BHXH”, anh Thủy tâm sự.

Người lao động tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân

Dù không mong muốn nhưng những rủi ro trong công việc là điều không thể lường trước, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của rất nhiều người lao động. Mỗi người lao động đều là trụ cột của gia đình. Khi không may bị TNLĐ hay BNN phải nghỉ làm, hầu hết người lao động không còn thu nhập để trang trải cuộc sống, tạo “gánh nặng” tài chính cho cả gia đình.

“Điểm tựa” vững chắc cho người lao động lúc rủi ro
Nhờ tham gia BHXH, anh Nguyễn Văn Thủy được quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả chế độ một lần khi không may bị TNLĐ

Vì vậy, nhằm chia sẻ gánh nặng và phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là người lao động và thân nhân trước những rủi ro về TNLĐ, BNN, quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do TNLĐ, BNN trên cơ sở đóng góp vào quỹ.

Bà Bùi Thị Kim Loan, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) cho biết, theo quy định hiện hành của Luật An toàn vệ sinh lao động, đối với những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều được tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Nếu như người sử dụng lao động mà không đóng BHXH cho người lao động thì khi chẳng may trong các quá trình lao động, người lao động bị TNLĐ hoặc BNN thì người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ các chế độ trợ cấp hàng tháng, một lần, trợ cấp phục vụ cho người lao động thay cho cơ quan BHXH.

Đọc thêm

Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3 Xã hội

Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Nguyễn Văn Thi (ở tổ 5, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) - người đã có hành động dũng cảm, hy sinh tính mạng khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ và chống lụt trong cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình BHXH & Đời sống

Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình

TTTĐ - Trong những năm gần đây, việc phát triển số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế, xã hội quan trọng của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội. Mục tiêu hướng đến là thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT, mọi người dân đều được tham gia và thụ hưởng quyền lợi từ chính sách BHYT, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số BHXH & Đời sống

Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số

TTTĐ - Những kết quả chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã mang lại nhiều thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, góp phần kiến tạo và xây dựng ngành BHXH Việt Nam theo đúng định hướng về Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.
BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 598.771 trường hợp, phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Sáng 2/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn.
Xem thêm