Tag

Diện mạo đổi thay của các làng quê Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nông thôn mới 10/02/2022 18:52
aa
TTTĐ - Tính đến nay, toàn thành phố đã có 44 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Việc hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao đã mang lại diện mạo mới cho các làng quê Hà Nội.
Quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Hà Nội chủ trương xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao điển hình của cả nước Nông thôn mới từng bước thay đổi diện mạo vùng quê Chương Mỹ Khơi dậy khát vọng phát triển vùng quê Nông thôn mới giàu đẹp, khang trang

Hà Nội hoàn thành mục tiêu xã Nông thôn mới

Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Tính đến nay, toàn thành phố đã có 382/383 xã của Hà Nội đã "về đích" xây dựng nông thôn mới (riêng xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất không thực hiện xây dựng Nông thôn mới do nằm trong quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc), hoàn thành mục tiêu thành phố đề ra trong năm 2021. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn thành phố cũng như các địa phương trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Xác định công cuộc xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm cuối, việc hoàn thành xây dựng xã Nông thôn mới là tiền đề để tập trung nâng cao các tiêu chí và các địa phương đều nỗ lực để sớm đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Diện mạo đổi thay của các làng quê Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) đã cán đích Nông thôn mới nâng cao với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/năm

Tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, năm 2015, xã Phù Đổng đã về đích Nông thôn mới. Tới năm 2020, địa phương này tiếp tục trở thành một trong số ít xã ở Hà Nội cán đích Nông thôn mới nâng cao với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/năm.

Đến nay, dựa trên nguồn lực và sự quan tâm của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội cùng với nguồn lực của địa phương, diện mạo xã Phù Đổng đang “thay da đổi thịt”. Hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông được đầu tư xây mới và nâng cấp. 100% trục đường chính, đường liên thôn được trải nhựa và bê tông hóa, có đèn chiếu sáng. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã giúp tạo đà cho địa phương phát triển về mọi mặt, từ đời sống tinh thần, công trình phúc lợi, giáo dục đào tạo, đầu tư cho thế hệ tương lai càng được quan tâm.

Bí thư Đảng ủy xã Phù Đổng Phùng Xuân Việt cho biết, trong thời gian tới, xã tập trung duy trì giữ vững và củng cố thành quả đạt được của các nhóm tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, tập trung xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có thực hiện có hiệu quả các mô hình dự án kinh tế của địa phương; Đồng thời, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Có thể nhận thấy rằng, Nông thôn mới Hà Nội với đặc thù của Thủ đô văn hiến, không chỉ là xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo "gương mặt" mới văn minh, hiện đại cho các miền quê hay tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp thông minh… mà còn là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; Đồng thời chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế nông thôn, phát triển làng nghề và các loại hình dịch vụ phù hợp với đặc thù của mỗi vùng, miền.

Diện mạo đổi thay của các làng quê Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Nhờ các nguồn lực và sự quan tâm của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội cùng với nguồn lực của địa phương, diện mạo xã Phù Đổng đang “thay da đổi thịt”

Việc phát triển kinh tế nông thôn và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là hai “trụ cột” không thể tách rời trong xây dựng Nông thôn mới. Văn hóa là nền tảng, cũng là động lực để thúc đẩy kinh tế và kinh tế tạo ra nguồn lực để bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa nông thôn.

Thời gian vừa qua cùng với việc phát triển kinh tế, nhiều địa phương đã chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống, triển khai nhiều phong trào bảo vệ môi trường; Xây dựng làng quê sáng, xanh, sạch, đẹp; Tiếp tục bước sang giai đoạn xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, các địa phương cần đặc biệt chú trọng gắn văn hóa và kinh tế vào các mục tiêu kế hoạch, phát triển. Mặt khác, gắn xây dựng Nông thôn mới với các định hướng đô thị - đặc biệt là nông nghiệp đô thị.

Thêm 23 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành các quyết định về việc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.

Tại Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 7/2/2022, UBND thành phố công nhận 18 xã thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Trì, Ba Vì, Quốc Oai đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2021.

Cụ thể, huyện Đông Anh có 4 xã (Bắc Hồng, Liên Hà, Tàm Xá, Xuân Nộn), huyện Gia Lâm 3 xã (Cổ Bi, Đặng Xá, Đình Xuyên), huyện Chương Mỹ 3 xã (Đồng Phú, Hợp Đồng, Thủy Xuân Tiên), huyện Ứng Hòa 3 xã (Hoa Sơn, Hòa Nam, Liên Bạt), huyện Hoài Đức 2 xã (Lại Yên, Minh Khai), huyện Thanh Trì 1 xã (Liên Ninh), huyện Quốc Oai 1 xã (Phú Cát) và huyện Ba Vì có 1 xã (Phú Phương).

Tại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 7/2/2022, UBND thành phố công nhận 5 xã thuộc huyện Đan Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.

Cụ thể, xã Đan Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất, du lịch; Xã Liên Hà đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất.

Xã Song Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa; Xã Tân Hội đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa; Xã Thọ Xuân đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế.

Diện mạo đổi thay của các làng quê Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Trồng hoa lan tại khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao F-FAME (huyện Mê Linh)

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Kinh tế nông thôn phát triển góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân trên địa bàn Thủ đô. Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn đã đạt hơn 55 triệu đồng/năm.

Một số huyện có thu nhập bình quân đầu người cao vượt trội như: Thạch Thất 70 triệu đồng, Hoài Đức 62 triệu đồng, Đan Phượng 61,2 triệu đồng… Đa số các gia đình đã có nhà ở kiên cố, khang trang. Đến nay, hơn 90% người dân khu vực nông thôn đã tham gia đóng bảo hiểm y tế; 100% các xã được kết nối internet; Hầu hết các gia đình có điện thoại để sử dụng. Cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của Hà Nội giảm còn khoảng 0,3%; Trong đó có 4 huyện không còn hộ nghèo gồm Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và Hoài Đức.

Để tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2021-2025 là 92.680 tỷ đồng, tăng 15% so với giai đoạn 2016-2020.

Ngoài kinh phí trên, thành phố tiếp tục vận động các quận, huyện có điều kiện hỗ trợ các huyện khó khăn để tạo thêm nguồn lực cho các địa phương. Mặt khác, Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đọc thêm

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Xem thêm