Tag

Nông thôn mới từng bước thay đổi diện mạo vùng quê Chương Mỹ

Nông thôn mới 21/01/2022 16:19
aa
TTTĐ - Sau quá trình triển khai thực hiện, đến nay huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. 30/30 xã của huyện Chương Mỹ đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Qua rà soát đánh giá huyện có 9/9 tiêu chí đạt yêu cầu của tiêu chí huyện Nông thôn mới.
Thị xã Sơn Tây đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba trong xây dựng Nông thôn mới Khơi dậy khát vọng phát triển vùng quê Nông thôn mới giàu đẹp, khang trang Sớm đưa Đan Phượng về đích Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Huyện Quốc Oai đoàn kết, chung sức phát triển kinh tế, xã hội, xây dụng Nông thôn mới

Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới

Xác định xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, huyện Chương Mỹ đã tập trung nguồn lực đầu tư và đến nay đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu. Chương Mỹ đang được Đoàn thẩm định Nông thôn mới trung ương thẩm định hồ sơ, khảo sát thực tế làm cơ sở đề nghị Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Mặc dù là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng Nông thôn mới, song tại Chương Mỹ, nhiều xã, thị trấn đã huy động tốt các nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.

Đơn cử như tại xã Trường Yên, ngoài nguồn đầu tư của Nhà nước, xã đã huy động người dân địa phương đóng góp được hơn 8 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Trong đó, Giám đốc Công ty TNHH An Quý Hưng Nguyễn Xuân Đông đã ủng hộ gần 4 tỷ đồng. Nhờ vậy, hạ tầng nông thôn ngày một khang trang, diện mạo làng quê đổi thay từng ngày.

Năm 2017, xã Trường Yên đã đạt chuẩn Nông thôn mới và được UBND thành phố Hà Nội khen thưởng xã xây dựng Nông thôn mới tiêu biểu giai đoạn 2016-2020. Hiện nay, xã Trường Yên đang tập trung nâng cao các tiêu chí để phấn đấu đến năm 2022 đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Nông thôn mới từng bước thay đổi diện mạo vùng quê Chương Mỹ
Đoàn thẩm định thành phố kiểm tra xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại huyện Chương Mỹ

Chia sẻ về công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Trần Thị Thu Hằng cho biết: Chương Mỹ có diện tích lớn, số đơn vị hành chính đứng đầu thành phố (30 xã, 2 thị trấn), người dân chủ yếu làm nghề nông nhưng lại là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ rừng ngang.

Trước khi bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới, năm 2010, thu nhập bình quân chỉ đạt 11,3 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,98%; Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; Ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế...

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, huyện Chương Mỹ đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Từ năm 2010 đến nay, Chương Mỹ huy động được gần 7.500 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp...

Trong đó, người dân đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng (đóng góp 98.279 ngày công, hiến 2.286m2 đất thổ cư, 57ha đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn, nội đồng và 1.064 tỷ đồng tiền mặt, hiện vật...) để xây dựng Nông thôn mới.

Thời điểm này, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn huyện Chương Mỹ đã cơ bản hoàn thiện. Hệ thống đường trục xã, liên xã; Đường trục thôn, liên thôn; Đường ngõ, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%; Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 75,67%; 100% trạm y tế các xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Đến hết năm 2020, 30/30 xã của huyện Chương Mỹ đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Qua rà soát đánh giá huyện có 9/9 tiêu chí đạt yêu cầu của tiêu chí huyện Nông thôn mới (quy định tại Quyết định số 558/QĐ-CP ngày 5-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ) và không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí

Để có được thành quả hiện tại, trong xây dựng Nông thôn mới, Chương Mỹ luôn phát huy cao nhất vai trò chủ thể của Nhân dân. Huyện luôn tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Trong quá trình thực hiện, người dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, giám sát những công việc trực tiếp liên quan đến lợi ích, nhất là xây dựng quy hoạch, đề án Nông thôn mới, việc triển khai các công trình, phần việc... qua đó, tạo được lòng tin và sự phấn khởi trong Nhân dân.

Nông thôn mới từng bước thay đổi diện mạo vùng quê Chương Mỹ
Đoàn thẩm định Nông thôn mới trung ương khảo sát thực tế tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ)

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa cho biết: Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170,1ha đã lấp được 97% diện tích và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mở rộng (diện tích mở rộng 180ha) và 10 cụm công nghiệp, trong đó có 6 cụm đã hình thành và đi vào hoạt động.

Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút 170 doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động. Ngoài ra, Chương Mỹ còn có 35 làng nghề, 175 làng có nghề, 720 doanh nghiệp và hơn 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản...

Với sản xuất nông nghiệp, từ chỗ chưa có vùng chuyên canh tập trung, đến nay Chương Mỹ đã phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích trên 5.000ha; Vùng bưởi với diện tích 500ha, vùng chăn nuôi hơn 200ha với 400 trang trại quy mô lớn…

Điển hình là Hợp tác xã Hoa cây cảnh Thụy Hương với mô hình sản xuất hoa lan ứng dụng công nghệ cao thu lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Trên địa bàn huyện đã hình thành 2 xã chăn nuôi lợn tập trung, 9 xã có khu chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Thẩm định các tiêu chí huyện nông thôn mới của Chương Mỹ, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới trung ương Nguyễn Minh Tiến đánh giá cao những nỗ lực của huyện Chương Mỹ trong việc hoàn thiện các tiêu chí; Đồng thời đề nghị huyện tiếp tục tạo bứt phá trong xây dựng Nông thôn mới như: Gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái; Xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; Huy động các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng Nông thôn mới...

Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng cho biết: Trong giai đoạn 2021-2025, Chương Mỹ tiếp tục nâng cao tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới, huyện đạt chuẩn Nông thôn mới theo hướng xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu; Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng Nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và bảo vệ môi trường.

“Với phương châm xây dựng Nông thôn mới không có điểm kết thúc, sau khi được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới cấp huyện, Chương Mỹ sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2025, sẽ có 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 10 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu; Thu nhập bình quân đầu người đạt 85 - 95 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%”, đồng chí Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm