Tag

Điện một giá... mà gần 3000 đồng/kwh thì ai trả nổi?

Thị trường - Tài chính 17/08/2020 10:10
aa
Khi có dự thảo về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó phương án điện một giá dao động từ 2.703 - 2.889 đồng/kWh đã làm cho nhiều người sốc, phàn nàn.
Đề xuất tính điện một giá: Cần thẩm định kĩ để hài hòa cả người mua lẫn người bán
Điện một giá được đề xuất tới gần 3000 đồng/kwh
Điện một giá được đề xuất tới gần 3000 đồng/kwh

Vẫn biết điện là loại hàng hóa đặc biệt, có tính đặc thù. Vẫn biết từ nhiều loại tài nguyên không tái tạo được chuyển hóa sang mà thành điện. Các loại tài nguyên này như: nước, than, dầu, khí đốt tự nhiên… đang có nguy cơ cạn kiệt, chúng không phải là vô tận. Vẫn biết điện dùng không hết phải bỏ đi, khoa học kỹ thuật hiện nay chưa chế tạo ra “kho chứa” dự trữ điện, nếu có như ắc quy chẳng hạn, thì giá thành lại quá cao. Điện không phải tài nguyên vô tận, và cũng không phải hàng hóa vô tận. Vẫn biết cung cầu về điện hiện nay chưa chưa cân đối. Cung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Thế nhưng, khi Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có phương án điện một giá dao động từ 2.703 đồng đến 2.889 đồng/kWh đã làm cho nhiều người sốc, phàn nàn, kêu ca. Căn cứ vào đâu để làm giá gần 3000 đồng/kWh điện? Cái giá này đã hợp lý chưa?

Dự thảo của Bộ Công Thương đưa ra hai phương án giá điện sinh hoạt: “Một là phương án giá điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện hành còn 5 bậc.Hai là, Bộ Công Thương cũng đề xuất phương án áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá). Đây là phương án mới, chưa từng xuất hiện trong các dự thảo trước đó của Bộ Công Thương.

Dự thảo phương án
Dự thảo phương án

Ở phương án thứ 2 này, Bộ Công Thương cũng đưa ra 2 phương án để lấy ý kiến. Trong đó, phương án 2A, giá điện ở bậc 5 – bậc cao nhất lên tới hơn 5.100 đồng/kWh. Còn giá điện một giá áp dụng ở phương án này là 2.703 đồng/kWh. Còn phương án 2B, bậc 3 và 4 cũng có mức tăng thêm so với biểu giá cũ (tương đương bậc 4 và 5) từ 90 đồng – 149 đồng/kWh do gộp số bậc thang. Với bậc 5, mức giá bán lẻ điện tăng thêm hơn 520 đồng/kWh. Một giá điện ở phương án này cũng nằm trong khung bậc thang 3-4 nhưng mức giá cao hơn so với phương án 2A là 186 đồng”.

Lý do Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến về biểu bán lẻ điện sinh hoạt không có gì mới. Vẫn là chủ trương khuyến khích tiết kiệm điện. Càng dùng nhiều thì càng chịu giá cao. Điều này, người tiêu dùng có thể thông cảm và chia sẻ với Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Tiền lệ trên thế giới cũng có nhiều quốc gia tăng cao giá điện, người tiêu dùng xót ruột tiết kiệm một loại hàng hóa đặc biệt mà người sản xuất và người kinh doanh bán không hết thì cũng mất, chứ không “lưu kho” được.

Hiện nay, EVN đang thực hiện phương án điện bậc thang, với lý do để tiết kiệm điện và còn bảo trợ người tiêu dùng nghèo. Chẳng hạn theo đơn giá của QĐ648/QĐ-BCT: Người nghèo một tháng chỉ sử dụng 50kWh ở bậc 1 thì chỉ phải nộp với cái giá 1678 đồng/1kWh. Nhưng, một người giàu một tháng sử dụng 500kWh thì đã ở bậc 6và phải trả cho1kWh tới 2927 đồng.Chênh lệch giá 1kWh là 1249 đồng (hơn gấp đôi). Ở đây có câu chuyện: Dùng nhiều điện thì phải chịu giá đắt. EVN không hạn chế người tiêu dùng sử dụng nhiều điện, dùng bao nhiêu cũng được, nhưng sẽ bị áp cái giá cao ngất ngưởng ấy.

“Của đau con xót”, khách hàng dùng điện sinh hoạt tiếc tiền mà buộc phải tiết kiệm. Chăm tắt công tắc khi ra khỏi phòng. Thay đồ dùng điện như “vén tay đốt nhà táng”, hoặc cắt giảm đồ dùng xài điện chưa thật cần thiết… Song tiết kiệm gì thì tiết kiệm cũng đến giới hạn nhất định. Vẫn phải dùng điện đến mức độ bảo đảm cuộc sống sinh hoạt thời hiện đại, chứ không thể lom đom đèn thắp, hay bỏ quạt điện, tắt điều hòa để dùng mo cau quạt mỏi tay như thời bao cấp lam lũ.

Dự thảo phương án 2
Dự thảo phương án 2

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), số hộ sử dụng điện dưới 400 kWh rất đông, có tới hơn 22 triệu hộ. Còn theo một thăm dò trên báo Thanh Niên thì có đến 79% người tiêu dùng mong muốn dùng điện một giá. Điện một giá không quá phức tạp, mà còn đơn giản, dễ áp dụng, dễ theo dõi, thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát, bình đẳng đối với tất cả các khách hàng cùng một loại hàng của cùng một nhà cung ứng. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Háo hức. Mừng vui. Đón chờ điện một giá bao nhiêu, thì người tiêu dùng lại bất ngờ và “sốc” khi dự thảo biểu giá điện một giá được đưa ra.Bộ Công Thương đề xuất phương án một giá điện dao động khoảng 2.703-2.889 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT là quá cao.

Chẳng hiểu Bộ Công thương lấy cơ sở nào để đưa ra mức giá điện một giá gần 3000 đồng? Điện một giá này cao tương đương với bậc 5 – 6 của biểu giá cũ. Ông Nguyễn Tiến Thoả – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam – nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cũng ngạc nhiên khi làm việc với phóng viên báo Lao Động rằng: “Tôi cũng không hiểu tại sao đưa ra mức 2.703 đồng (bằng 145% giá bán lẻ bình quân) và 2.889 đồng (bằng 155% giá bán lẻ bình quân), giá chưa có VAT. Trong khi giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân hiện hành là 2.018 đồng/kWh, chỉ cao hơn giá bán lẻ điện bình quân chung của 4 biểu giá là 8% (2.018/1.864,44 đồng). Đây là mức giá đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho ngành điện rồi”.

Quá bất hợp lý, khi điện một giá có dự thảo mức giá ngất ngưởng tận trời xanh. Số đông người tiêu dùng với 22 triệu hộ thu nhập thấp nếu chọn phương án này đâu có lợi ích gì. “…Theo phương án 2A, giả sử khách hàng dùng 400 kWh/tháng theo cách tính 5 bậc sẽ đóng ít hơn so với mức giá hiện nay, nhưng nếu khách hàng này chọn trả 1 giá là 2.703 đồng/kWh thì phải đóng cao hơn đến 186.300 đồng/tháng. Còn trả 1 giá theo phương án 2B phải đóng cao hơn 261.074 đồng/tháng”. Phải nói ngay rằng: Người nghèo không có lợi khi chọn phương án điện một giá gần 3000 đồng/kWh.

Trả tiền điện theo phương án bậc thang thì đã bất cập, mất công bằng và giá cũng cao. Bây giờ, mở ra một hướng mới điện một giá, thì giá cũng cao. Có thể người giàu chọn phương án này, người nghèo chọn phương án kia để phù hợp với tài chính của mình, để phải trả tiền ít nhất. Nhưng, phương án nào thì giá điện cũng cao. Theo các chuyên gia, giá điện bán lẻ bình quân 2018 đồng/kWh là giá sau khi đã bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh và cũng đã có lãi. Hà cớ gì Dự thảo cơ cấu biểu giá bán lẻ một giá cao vót lên gần 3000 đồng/kWh? Cải tiến giá cả cho phù hợp với giá trị hàng hóa, và sức mua của người tiêu dùng là cần thiết. Nhưng, cải tiến để không tăng giá bình quân hiện hành thì mới ưu việt và văn minh. Nếu thực hiện phương án điện một giá, thì phải là… 2018 đồng/kWh.

Người tiêu dùng bao nhiêu năm nay vẫn đồng hành với EVN. Vẫn là khách hàng truyền thống và lâu dài, mà vẫn kêu ca. Lâu dài bởi không mua điện của EVN thì mua ở đâu? Kêu ca bởi giá điện cao so với thu nhập của người Việt Nam ta lúc “gạo châu củi quế”. Nhưng, cái điều làm cho người tiêu dùng khó chịu không phải chỉ giá cao, mà còn là tính độc quyền của ngành điện. Điện không có thị trường bán lẻ. EVN sản xuất đồng thời cũng kinh doanh luôn. Sản xuất, truyền tải và bán đến tận hộ gia đình. Gần đây, có một số tư nhân tham gia sản xuất điện, ở một số vùng nông thôn xuất hiện hình thức tự quản: mua lại điện của EVN rồi bán lại cho hộ tiêu dùng. Nhưng, về cơ bản EVN vẫn một mình một ngựa, một mình một sân. Có quyền định giá, có quyền thay đổi giá. Người tiêu dùng không có cơ hội tìm chủ hàng khác, ngoài EVN.

Ngành điện với hàng vạn con người trong nhiều năm qua vượt qua gian khó, đồng hành cùng với đất nước, nhân dân cả khi chiến tranh và hòa bình đã được ghi nhận. Nhưng, ngành điện gần đây cũng để xảy ra nhiều sai lầm, khuyết điểm.Từ gần 10 năm trước EVN đã “…đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp số tiền gần 122.000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có gần 77.000 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ số tiền trên 45.000 tỷ đồng là chưa thực hiện đúng quy định; đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán số tiền gần 2.000 tỷ đồng vượt tỷ lệ quy định; việc đầu tư vốn ra ngoài DN chưa mang lại hiệu quả kinh tế”.

Ấy là chưa kể xây biệt thự nghỉ dưỡng, sân tennis, bể bơi cũng tính vào giá điện. Lương lãnh đạo 3 tỷ đồng/1 năm. Các bê bối này từ những năm trước nhưng hậu quả vẫn kéo dài nhiều năm, bây giờ chưa hết cũng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh điện, làm cho giá điện cao. Người tiêu dùng vẫn thiếu điện, vẫn phải trả giá cao. EVN cứ loay hoay với cải tiến điện bậc thang, hay điện một giá,mà chưa có phương án tối ưu. Cải tiến giá điện hợp lý, nhưng chính EVN cũng phải tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Chứ cứ đầu tư ngoài ngành thua lỗ, cứ lãng phí mà độc quyền để người dân phải mua giá điện cao mãi thì ai chịu nổi?!

Đọc thêm

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng Thị trường - Tài chính

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm Thị trường - Tài chính

Thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm

TTTĐ - Với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn, Cục Thuế Hà Nội triển khai thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải... Thị trường - Tài chính

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải...

TTTĐ - Thường trực Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải...
Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc Thị trường - Tài chính

Yên Bái: Chỉ số PCI tăng 12 bậc

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa được công bố sáng 9/5, tỉnh Yên Bái xếp thứ 39/63 tỉnh, tăng 12 bậc.
Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN Thị trường - Tài chính

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

TTTĐ - Mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) trực tiếp thay vì qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Tăng tốc giải ngân vốn phục hồi kinh tế - xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn số 321/UBND-KTTH yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương Thị trường - Tài chính

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong tháng 5/2024, Bộ Công thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt? Thị trường - Tài chính

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

TTTĐ - Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước Thị trường - Tài chính

Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 381/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Thị trường - Tài chính

Nhu cầu vàng vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

TTTĐ - Báo cáo về Xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng thế giới trong quý I/2024 cho thấy, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.238 tấn, đánh dấu quý I tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Xem thêm