Đinh ninh lời Bác vì Tổ quốc trường tồn là tối thượng
“Đinh ninh lời Bác” là bài thơ chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Trong đó, tác giả khắc họa lại hành trình gian khổ tìm đường cứu nước của Bác. Bác đã nhận ra sức mạnh của Nhân dân, tầm quan trọng của Nhân dân nên Bác gắn Công an với Nhân dân, Quân đội với Nhân dân.
Vì thế, các chiến sĩ công an luôn luôn “Đinh ninh lời Bác” để “vượt thử thách, gai chông/ Lập nên bao chiến công, kỳ tích”.
Lời Bác dạy như ngọn đèn đêm tối
Chúng con biết đường đi và đích đến
Chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh
Vì Tổ quốc trường tồn là tối thượng!
Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
ĐINH NINH LỜI BÁC
Nguyễn Hồng Vinh
Con tàu nghiêng ngả sóng trùng dương
“Anh Ba” sức kiệt dọn xong bàn
Giờ nghỉ vẫn mơ về đất nước
Dân nhà đang cơ cực, lầm than! (*)
30 năm sau, vào một ngày xuân
Nguyễn Ái Quốc về hang Pắc Bó
Hơi ấm diệu kỳ Tổ quốc
Xua tan lạnh giá tái tê
Mắt Người sáng lên
Khi đọc lại Cương lĩnh Lênin
Con đường giải phóng Nhân dân
Là đồng lòng đánh Tây, đuổi Nhật
Đem sức ta tự giải phóng mình!
Lịch sử có những điều kỳ thú
Ngày tổng khởi nghĩa cuốn phăng bọn thực dân, phong kiến
Cũng là ngày ra đời lực lượng Công an
Cùng quân đội là “tấm lá chắn” vững bền
“Cái khiên” dầy thêm nhờ sức mạnh Nhân dân!
Bến Nhà Rồng |
Bác ơi, chúng cháu sao quên
Chỉ 3 năm sau ngày lập nước
Bác viết 6 điều dạy Công an
Với 51 chữ vàng thiêng liêng
Dẫn dắt chúng con vượt thử thách, gai chông
Lập nên bao chiến công, kỳ tích
Lời Bác đã thấm sâu vào tâm khảm
Công an ta là của Nhân dân
Là bạn của Dân
Họ có triệu tai, triệu mắt
Việc khó vạn lần, dân giúp cũng xong!
Bến Nhà Rồng |
Cả chặng đường gần tám thập niên
Lời Bác dạy như ngọn đèn đêm tối
Chúng con biết đường đi và đích đến
Chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh
Vì Tổ quốc trường tồn là tối thượng!
“Còn Đảng thì còn mình!
Danh dự là điều thiêng liêng”
Dưới cõi người hiền, chắc Bác rất vui
Khi chúng con đang theo đúng tâm nguyện của Người!
Tháng 4/2023
(*) Năm 1911, Bác Hồ rời cảng Nhà Rồng đi tìm đường cứu dân, cứu nước. Mang tên gọi “anh Ba”, nhận làm phụ bếp cho một hãng tàu buôn của Pháp, lòng luôn đau đáu nghĩ về Tổ quốc, về con đường giải phóng nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ.