Tag

Doanh nghiệp bia “méo mặt” vì nỗi lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp 14/06/2024 15:30
aa
TTTĐ - Trước đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình của Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp bày tỏ sự lo lắng trước triển vọng sản xuất, kinh doanh của mình trong thời gian tới...

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia tới 100%

Mới đây, trong tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đã đưa ra lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng bia.

Đối với mặt hàng bia, quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Cụ thể, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1 tăng từ mức 65% của năm 2025 lên 70% năm 2026 và liên tiếp tăng thêm 5% mỗi năm lần lượt là 75%, 80%, 85%, 90% với các năm 2027, 2028, 2029 và 2030.

Còn phương án 2 là tăng từ 65% năm 2025 lên thẳng 80% năm 2026, sau đó tiếp tục tăng 5% mỗi năm lên mức cao nhất là 100% vào năm 2030. Bộ Tài chính nghiêng về phương án này.

Doanh nghiệp bia “méo mặt” vì nỗi lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Đánh giá tác động của các phương án, Bộ Tài chính cho biết, đối với phương án 1, giá bán năm 2026 sẽ tăng 10% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Đối với phương án 2, giá bán năm 2026 sẽ tăng 20% so với năm 2025 và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bia do tác động giảm tiêu thụ.

Ngược lại, việc tăng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn (bia) sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này, từ đó hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân.

Chia sẻ với phóng viên liên quan đến đề xuất này, ông Đồng Văn Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Phú Thái Sơn (trụ sở Sóc Sơn, Hà Nội) - đơn vị sở hữu thương hiệu bia Báo Trắng, Hada Gold cho rằng, trong bối cảnh doanh nghiệp nói chung, ngành bia nói riêng gặp khó khăn thì thông tin về việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là nỗi “ám ảnh” của các doanh nghiệp.

Ông Sơn nhất trí việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình, song mức tăng và thời gian tăng cần phù hợp với bối cảnh. "Chúng tôi là một doanh nghiệp sản xuất bia quy mô nhỏ, hiện nay đã khó có chỗ đứng trên thị trường so với các thương hiệu lớn. Hầu hết chỉ bán khu vực miền núi vì phân khúc giá rẻ và không thể cạnh tranh với các hãng khác", ông Sơn nói.

Doanh nghiệp bia “méo mặt” vì nỗi lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ông Sơn, thời gian qua, đặc biệt là từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 đến nay và ảnh hưởng của quy định kiểm soát nồng độ cồn, người dân thắt chặt chi tiêu nên doanh số tiêu thụ bia sụt giảm trầm trọng, công ty chỉ hoạt động cầm chừng.

"Công ty chúng tôi thực sự khó khăn trong giai đoạn này. Đợt này nắng nóng kỳ vọng rất nhiều nhưng lượng tiêu thụ cũng không cao. Thời gian qua, chúng tôi cũng đã phải cho mấy chục lao động nghỉ việc để đảm bảo cân đối tài chính", ông Sơn chia sẻ.

Tương tự, đại diện một doanh nghiệp bia lớn ở Hà Nội cũng chia sẻ, việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn này là chưa phù hợp bởi sẽ làm cho các doanh nghiệp thêm khó khăn, người tiêu dùng giảm mua, doanh thu sẽ tiếp tục giảm và việc nộp ngân sách sẽ giảm theo, người lao động mất việc làm...

"Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các chủ trương chính sách của Nhà nước, song lộ trình tăng và mức tăng thuế cũng cần phù hợp với bối cảnh và sức chịu đựng của doanh nghiệp. Tăng thuế thì giá bán sẽ tăng nhưng người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu thì ai sẽ mua hàng. Tôi nghĩ, các cơ quan nên nghiên cứu kỹ lưỡng giữa được và mất khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, bởi vì khi doanh nghiệp khó khăn thì cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, đó là còn chưa kể đến an sinh xã hội...", vị này nói.

Xoay xở, tìm cách thích nghi với bối cảnh

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp đồ uống nói chung và ngành bia đang chịu tác động tiêu cực kép từ đại dịch COVID-19 cùng với tình hình thế giới.

Ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU)
Ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU)

Trong bối cảnh đó, những chính sách liên quan như quy định của Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) càng khiến doanh nghiệp khó khăn hơn.

Với dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ngành bia sẽ chịu tác động lớn khi phải tăng thuế theo lộ trình. Những chính sách này càng khiến doanh nghiệp đã khó là càng khó hơn. Vì vậy, ông Huy cho rằng cần đề xuất giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành bia.

Mặt khác, ông Nguyễn Quang Huy nhận định, trong trường hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến từ 2026 - 2030 thì các doanh nghiệp ngành bia cần sớm chuẩn bị các giải pháp thích ứng trong tình hình mới. Trong đó, doanh nghiệp bia có thể hướng đến chuyển đổi sản xuất các sản phẩm đồ uống có lượng cồn thấp và không cồn để phục khách hàng trong nước và thích ứng với văn hóa nhậu đồ uống không cồn trong thời gian tới. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu giải pháp giảm thiểu chi phí bán hàng, giảm bớt khâu trung gian, bán hàng đa kênh, trong đó đẩy mạnh bán trực tuyến phù hợp với xu thế thương mại điện tử…

PV

Đọc thêm

Khi hộ kinh doanh cần một bệ đỡ tài chính kịp thời... Doanh nghiệp

Khi hộ kinh doanh cần một bệ đỡ tài chính kịp thời...

TTTĐ - Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp không chỉ là một thủ tục hành chính. Đó là bước ngoặt đầy cân nhắc, khi người chủ phải rời bỏ sự quen thuộc để bước vào một mô hình mới – nhiều kỳ vọng nhưng cũng đầy thách thức.
PVcomBank triển khai gói tín dụng “thông thoáng” phục vụ sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

PVcomBank triển khai gói tín dụng “thông thoáng” phục vụ sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Với quy trình cho vay linh hoạt, “thông thoáng”, PVcomBank triển khai gói tín dụng “Hành trình mới, sống trọn ước mơ”, mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng.
VPBank và MobiFone: Hợp lực kiến tạo hệ sinh thái tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện Doanh nghiệp

VPBank và MobiFone: Hợp lực kiến tạo hệ sinh thái tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện

TTTĐ - Ngày 2/7, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hướng tới xây dựng hệ sinh thái tích hợp giữa viễn thông và tài chính – ngân hàng, mở rộng dịch vụ số đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn Doanh nghiệp

KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn

TTTĐ - Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS), Công ty Cổ phần KITA Invest đã chi gần 800 tỷ đồng để mua lại toàn bộ phần còn lại của ba lô trái phiếu được phát hành năm 2020 vào ngày 18/6/2025, qua đó chính thức tất toán toàn bộ các lô trái phiếu này.
Quản trị biến động từ góc nhìn bản thể luận Doanh nghiệp

Quản trị biến động từ góc nhìn bản thể luận

TTTĐ - Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp. Bài viết này của TS Nguyễn Thành Hưởng - Tổ trưởng Tổ quản lý rủi ro Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2, đưa ra góc nhìn từ bản thể luận để lý giải: Biến động là gì và tại sao cần phải quản trị biến động?
Bảo hiểm Bảo Việt 60 năm giữ trọn niềm tin khách hàng Doanh nghiệp

Bảo hiểm Bảo Việt 60 năm giữ trọn niềm tin khách hàng

TTTĐ - Khẳng định cam kết thực thi chiến lược “lấy khách hàng làm trung tâm”, Bảo hiểm Bảo Việt vừa tổ chức buổi đối thoại chuyên sâu “Hợp tác để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của Bảo Việt” với sự tham dự của hơn 30 công ty giám định độc lập có quy mô lớn nhất trên toàn quốc.
Hộ kinh doanh quản trị dòng tiền khó, đã có Shop Thịnh Vượng lo Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh quản trị dòng tiền khó, đã có Shop Thịnh Vượng lo

TTTĐ - Thông báo biến động số dư bằng âm thanh qua app ngân hàng, phân tách nguồn thu từ nhiều cửa hàng, thực hiện phân tích tăng trưởng kinh doanh qua biểu đồ, Shop Thịnh Vượng của VPBank là công cụ tài chính đột phá, giúp hộ kinh doanh tăng trưởng bền vững.
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero Doanh nghiệp

SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero

TTTĐ - Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan – một sáng kiến tiêu biểu đang được triển khai tại Thái Lan, đã được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
BIDV MetLife ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới Chủ động tương lai Doanh nghiệp

BIDV MetLife ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới Chủ động tương lai

TTTĐ - BIDV MetLife chính thức giới thiệu sản phẩm bảo hiểm Liên kết chung đóng phí định kỳ “Chủ động tương lai” và gói dịch vụ chăm sóc khách hàng toàn diện “An thể chất - Vững tương lai”.
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ Doanh nghiệp

Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ

TTTĐ - Vừa “lên sóng” chưa lâu, chương trình Vinamilk Graduate Talent Program (GTP) 2025 đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Thương hiệu sữa “quốc dân” tiếp tục thu hút nhân tài Gen Z với phiên bản hoàn toàn mới, với 25 vị trí tuyển dụng trải rộng trên 11 lĩnh vực nghề nghiệp đang là xu hướng hiện nay.
Xem thêm