Doanh nghiệp chủ động nỗ lực vượt khó, hiến kế khôi phục kinh tế
![]() |
Quang cảnh Hội nghị
Bài liên quan
Thủ tướng: Các Bộ, ngành phải “xắn tay áo” tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Hà Nội cam kết phát triển kinh tế, xã hội quyết liệt như phòng chống dịch
Duy trì tinh thần đồng hành, sát cánh
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, cuối tháng 4 vừa qua, Bộ đã tiến hành khảo sát nhanh gần 130.000 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Có trên 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải sử dụng các biện pháp cắt giảm tiền lương và lao động.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp đã thể hiện ý chí kiên cường, nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã rất chủ động có giải pháp tự cứu mình, khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, như: Áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh…
“Điều đáng mừng là trong giai đoạn vô cùng khó khăn vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức; nhiều doanh nghiệp đã chung vai chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị |
Cùng với sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, các Bộ, ngành đã tăng cường nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp với tinh thần luôn đồng hành, sát cánh. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua người đứng đầu Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt kịp thời tình hình khó khăn của doanh nghiệp, chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, điển hình như: Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ, là nền tảng định hướng cho các chính sách cụ thể tiếp đó như Nghị quyết số 42, Nghị định số 41 của Chính phủ.
Các chính sách vừa qua đã phần nào chia sẻ được những tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Thể hiện qua con số 88% doanh nghiệp được khảo sát đã nhận định các nhóm giải pháp Chính phủ ban hành theo Chỉ thị số 11 là phù hợp và kịp thời.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, để thực hiện đầu tư kép, Bộ Tài chính đã tập trung các giải pháp như: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ; điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; sửa đổi Nghị định về biểu thuế xuất, nhập khẩu; giảm thuế 24 nhóm mặt hàng, miễn thuế toàn bộ nguyên liệu linh kiện vật tư sản xuất cho các ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, gia công xuất khẩu; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp da giày, dệt may, nông lâm thuỷ sản…
Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đã ban hành Chỉ thị 01 để cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục vay vốn, tạo hành lang để miễn giảm phí, lãi suất, giúp doanh nghiệp tập trung vốn sản xuất kinh doanh, cho vay tái cấp vốn lãi suất 0% với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch…
Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét điều chỉnh mức tăng trưởng của các tổ chức tín dụng cao hơn, giảm tiếp lãi suất điều hành, quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.
"Tới đây, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo toàn bộ ngân hàng vào cuộc xử lý kịp thời vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý nghiêm khi có bất cập, tăng trách nhiệm của người đứng đầu, đơn giản hoá thủ tục xử lý nhanh", ông Hưng nói và khẳng định toàn bộ hệ thống ngân hàng cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ động đánh giá cơ hội và thách thức
Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại dịch Covid-19 là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành nhìn nhận, đánh giá về một số vấn đề như: Việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu của một thị trường nào đó sẽ mang lại nhiều rủi ro khi có biến động; vai trò của sự liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong nước với nhau hay vấn đề khai thác thị trường nội địa bị nhiều doanh nghiệp lâu nay bỏ ngỏ.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nêu kiến nghị |
Đối với ngành Dệt may, dịch Covid-19 đã tạo cơ hội sản xuất khẩu trang với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bù đắp một phần đơn hàng thiếu hụt, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động.
Đại diện Hiệp hội Dệt may cho rằng, để đẩy mạnh hơn nữa thị trường nội địa cần sự tuyên truyền sâu rộng hơn nhằm thay đổi nhận thức "sính hàng ngoại" của người dân và để họ hưởng ứng tích cực hơn cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Chung nhận định về thị trường nội địa, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa kiến nghị, các dịch vụ liên quan tới du lịch, giải trí, ăn uống cần được chú trọng mở rộng vào ban đêm trên quy mô toàn quốc. Các nước trên thế giới cũng đang mở ra rất mạnh mẽ, nhất là khu vực Châu Á.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tăng cường nguồn lực về con người và tài chính cho các Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đặc biệt là các quỹ bảo lãnh tín dụng. Cùng với đó, Nhà nước cần khẩn trương giải ngân số vốn đầu tư công 700.000 tỷ đồng. Các dự án nên có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tăng tính hiệu quả và linh hoạt trong quá trình triển khai…
“Hơn lúc nào hết, tôi cho đây là “thời điểm vàng” để toàn bộ hệ thống chính trị tạo sự bứt phá. Mặt khác, tôi cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tập trung tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính phủ để đổi mới có hiệu quả”, ông Nguyễn Văn Thân đề nghị.
Ở một chiều hướng khác, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng, "doanh nghiệp có lời, có lỗ" nên cần có giải pháp điều hành phục hồi kinh tế với biện pháp can thiệp cân nhắc hài hoà về giải quyết khó khăn trước mắt, khuyến khích tinh thần đổi mới, mục tiêu chung tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, phù hợp kinh tế thị trường.
Dẫn chứng gần đây với giá thịt lợn tăng cao, ông Dương cho rằng, ở một khía cạnh khác, việc giá tăng cũng là khuyến khích đầu tư căn cơ, bài bản để sau này Nhà nước không cần phải can thiệp thị trường, xây dựng ngành nuôi lợn bền vững, chứ không phải tạo ra tâm lý, ỉ lại.
Do đó, ông đề nghị không nên trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp để "làm mất nhuận khí doanh nghiệp", mà kiến nghị các chính sách thúc đẩy kinh tế sau dịch Covid-19 ở các cấp, ngành cần tập trung cao điểm quyết liệt, đồng hành cùng doanh nghiệp như thời gian chống dịch vừa qua.
Để đón đầu dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu, ông Dương kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi để Thaco xây dựng các dự án logistics cảng biển, hạ tầng giao thông để nâng cao năng lực giảm giá thành, logictics.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chính sách giá sản phẩm dịch vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam có những sản phẩm tín dụng nào?

Đà Nẵng: Nông dân đội mưa, lội nước mót rau trong lũ

Cảnh báo lừa đảo mạo danh EVNNPC trên nền tảng video và Tiktok

Napas tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng ngày không dùng tiền mặt 2025

TP Hồ Chí Minh: Loạt giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Napas mang đến nhiều hoạt động mới mẻ, thú vụ tại chuỗi sự kiện ngày không tiền mặt 2025

AI thực chiến: Cú hích mới cho doanh nghiệp Hưng Yên

Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam
