Tag

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường đầu tư vào dịch vụ đám mây, an ninh mạng

Chuyển đổi số 04/04/2019 16:31
aa
TTTĐ – Ngày 4/4, tại Hà Nội, Công ty Cisco ra mắt báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” (tên gốc là Cisco APAC SMB Digital Maturity Index). Báo cáo chỉ rõ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào đám mây, an ninh mạng và nâng cấp phần mềm và phần cứng CNTT trong bối cảnh đa số họ đã bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số.  

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường đầu tư vào dịch vụ đám mây, an ninh mạng

Bài liên quan

Diễn đàn Kinh tế Hà Nội lần thứ V: Kết nối doanh nghiệp với ngân hàng

Tôn vinh các doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô

Trao quà Tết cho hơn 100 gia đình khó khăn tại huyện Mỹ Đức

Tuổi trẻ VNPT Hà Nội thi học tập và làm theo gương Bác

Được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu IDC dựa trên một cuộc khảo sát độc lập với 1.340 doanh nghiệp, báo cáo đánh giá sự phát triển kỹ thuật số của các DNVVN ở bốn khía cạnh kinh doanh: tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, chiến lược và tổ chức chuyển đổi kỹ thuật số, quy trình và quản lý, cuối cùng là khả năng tìm kiếm, quản lý và duy trì nhân lực giỏi phục vụ quá trình số hóa.

Từ bốn khía cạnh trên, các DNVVN ở khu vực ASEAN, ngoại trừ Singapore, được xếp vào giai đoạn “Thờ ơ với kỹ thuật số”. Giai đoạn này được định nghĩa là khoảng thời gian mà các nỗ lực kỹ thuật số của doanh nghiệp dừng ở mức phản ứng với thay đổi của thị trường nhiều hơn là phát triển theo các phương thức chủ động.

Khi các DNVVN tại Việt Nam số hoá hơn, không ngạc nhiên khi Đám mây là công nghệ mà họ đầu tư nhiều nhất (18%).Điều này phù hợp với xu hướng áp dụng điện toán đám mây trên toàn khu vực, bởi công nghệ cho phép các DNVVN mở rộng nhanh chóng khi có nhu cầu mà không phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng CNTT.

Bên cạnh đó, họ cũng áp dụng các công nghệ An ninh mạng với 12.7% số doanh nghiệp cho rằng An ninh mạng là một trong ba công nghệ hàng đầu nên được đầu tư nhiều nhất. Điều này khẳng định họ đặt vấn đề bảo mật lên trên và làm trọng tâm của hành trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Việc sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các DNVVN Việt Nam và đảm bảo thành công lâu dài. Các DNVVN nhận ra tầm quan trọng này và có 10.7% cho biết họ đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng CNTT.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, chia sẻ: “Các DNVVN tại Việt Nam đang số hóa nhanh chóng và khai thác sức mạnh của công nghệ để mở rộng doanh thu đồng thời tiếp cận khách hàng ngày càng rộng hơn, vượt khỏi biên giới địa lý. Với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tập đoàn, các DNVVN sẽ thực sự thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đến giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Cisco đóng vai trò xây dựng một nền tảng kỹ thuật số vững mạnh tại Việt Nam trên nhiều phương diện. Ví dụ, Học viện mạng Cisco đã đào tạo gần 36.000 học viên tại Việt Nam và hỗ trợ phát triển các kỹ năng số cho nguồn nhân lực của đất nước. Chúng tôi mong muốn tăng cường mối quan hệ đối tác với Chính phủ và với các DNVVN để thúc đẩy tiến trình số hóa tại Việt Nam”.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam phát biểu trước báo giới
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam phát biểu trước báo giới

Tuy nhiên, các DNVVN tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Các doanh nghiệp cho biết họ gặp phải các rào cản vì thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng CNTT đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16.7%) và thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15.7%)

Khảo sát từ quá trình tiến hành thực hiện báo cáo cũng tiết lộ rằng các sáng kiến của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các DNVVN tại Việt Nam. Đa số doanh nghiệp (64%) nói rằng họ nhận biết được các sáng kiến hỗ trợ DNVVN của Chính phủ và được hưởng lợi từ các chính sách đó. 30% còn lại biết đến nhưng chưa tham gia vào các chương trình này.

Ông Bidhan Roy, Giám đốc mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ & Phân phối khu vực ASEAN của Cisco chia sẻ:“Một trong những lợi thế lớn nhất của công nghệ là giúp các doanh nghiệp nhỏ mở rộng nhanh chóng mà không yêu cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng CNTT. Khi các DNVVN trở nên “số hoá” hơn, các ứng dụng và dữ liệu của họ được lưu trữ trên đám mây, việc giữ chúng an toàn sẽ trở nên ngày càng quan trọng.

Việc sở hữu giao thức an ninh mạng và cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp sẽ không chỉ hỗ trợ các DNVVN cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ lớn hơn mà còn cho phép các DNVVN trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của các công ty lớn trên toàn cầu”.

Ông Bidhan Roy, Giám đốc mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ & Phân phối khu vực ASEAN của Cisco chia sẻ tại chương trình
Ông Bidhan Roy, Giám đốc mảng Doanh nghiệp vừa và nhỏ & Phân phối khu vực ASEAN của Cisco chia sẻ tại chương trình

Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị sau đây giúp đẩy nhanh tiến trình số hóa của các DNVVN tại Việt Nam:

Chuyển đổi kỹ thuật số là một hành trình: Đây không phải là một đua chạy nước rút mà là một cuộc chạy bộ đường dài. Các DNVVN phải liên tục đánh giá mức độ phát triển của họ trên cả bốn khía cạnh, và ưu tiên các sáng kiến chủ chốt để thu hẹp khoảng cách.

Đầu tư chiến lược: Các DNVVN cần một chiến lược và lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số rõ ràng. Họ cần sử dụng chúng như một“kim chỉ nam” để đưa ra các quyết định đầu tư công nghệ chiến lược, những khoản đầu tư giúp họ giải quyết các thách thức chính và tận dụng các cơ hội tăng trưởng.

Thực hiện quá trình tự động hóa và số hóa: Các DNVVN nên tìm cách đạt được hiệu quả thông qua quá trình tự động hóa bằng cách tận dụng các công nghệ liên quan. Doanh nghiệp nên xây dựng các chính sách nhằm tiêu chuẩn hóa các quy trình. Khi tổ chức chạm đến giai đoạn trưởng thành trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, họ nên tận dụng dữ liệu và các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi quy trình, tăng tỷ lệ đổi mới và đạt được tốc độ nhanh chóng.

Đảm bảo sự đồng thuận: Việc thay đổi có thể gặp nhiều khó khăn, vì vậy các DNVVN cần đảm bảo sự đồng thuận từ các nhân viên và quản lý cấp cao. Họ cần xác định các nhân tố kỹ thuật sốhàng đầu trong doanh nghiệp và sớm đưa họ vào quy trình chuyển đổi. Họ nên tận dụng những nhân tố này làm chất xúc tác cho văn hóa thay đổi bằng cách khuyến khích hợp tác, chia sẻ các câu chuyện thành công và chấp nhận những rủi ro được tính toán trước.

Tìm kiếm một đối tác tin cậy: Nhiều DNVVN gặp khó khăn khi thực hiện chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số. Các DNVVN nên tìm kiếm một đối tác công nghệ giàu kinh nghiệm, mang đến dịch vụ tư vấn và quản lý dựán bên cạnh các hiểu biết về công nghệ. Khi đưa ra quyết định, điều quan trọng là tìm được các đối tác có kinh nghiệm làm việc trong và với hệ sinh thái DNVVN.

Báo cáo nhấn mạnh rằng hơn 60% các DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu số hóa nhờ vào việc truy cập Internet được cải thiện và tỉ lệ sở hữu điện thoại thông minh ngày càng tăng.Các DNVVN này đang tái định nghĩa trải nghiệm và mong đợi của khách hàng, phá vỡ các ngành, trong khi vẫn nắm bắt tốtcác nguồn đầu tư và thúc đẩy nhiều cơ hội mới.

Thông tin về Cisco

Cisco (mã giao dịch trên sàn NASDAQ: CSCO) là công ty công nghệ hàng đầu thế giới giúp Internet vận hành từ năm 1984. Con người, sản phẩm và các đối tác của chúng tôi giúp xã hội kết nối an toàn và nắm bắt cơ hội số của ngày mai ngay hôm nay. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.cisco.com và theo dõi chúng tôi trên Twitter tại @Cisco.

Thông tin về Báo cáo về Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNVVN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Cisco (Cisco APAC SMB Digital Maturity Index)

Báo cáo được phát triển bởi Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) dựa trên một cuộc khảo sát với 1.340 DNVVN trên khắp 14 quốc gia lớn tại Châu Á – Thái Bình Dương: Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam. DNVVN từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau như Dịch vụ Tài chính, Sản xuất, Xây dựng và Tài nguyên, Dịch vụ công, Dịch vụ, Cơ sở hạ tầng, Bán lẻ và Bán buôn, tham gia khảo sát.

Đọc thêm

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh? Công nghệ số

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?

TTTĐ - Sáng 22/7, Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Trao đổi về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố và giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn thành phố".
Gắn chuyển đổi số với thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU Chuyển đổi số

Gắn chuyển đổi số với thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU

TTTĐ - Chiều 19/7, Đoàn kiểm tra số 3 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội.
Cục An toàn thông tin và Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo" Công nghệ số

Cục An toàn thông tin và Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

TTTĐ - Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.
Đôn đốc 100% cán bộ, viên chức cài đặt ứng dụng iHanoi Chuyển đổi số

Đôn đốc 100% cán bộ, viên chức cài đặt ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Tính đến ngày 15/7, ứng dụng iHanoi đã có trên 52.000 tài khoản khởi tạo, bước đầu được người dân ghi nhận và hài lòng với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong giải quyết kiến nghị, phản ánh.
Tăng tương tác giữa chính quyền với người dân Chuyển đổi số

Tăng tương tác giữa chính quyền với người dân

TTTĐ - Chiều 16/7, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai đến người dân Thủ đô.
Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội Công nghệ số

Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số

TTTĐ - Tại kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, lần thứ 17, nhiều đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP Lâm Đình Thắng về quản lý hạ tầng số, an ninh mạng, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số...
Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh Công nghệ số

Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Với mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động, Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Văn phòng HĐND tổ chức triển khai thử nghiệm phần mềm hỗ trợ hoạt động HĐND thành phố, trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại kỳ họp lần thứ 17 của HĐND TP Hồ Chí Minh.
Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06 Công nghệ số

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06

TTTĐ - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động Doanh nghiệp

Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành Phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã báo cáo một số kết quả đạt được của Hải Phòng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số của Ủy ban Quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.
Xem thêm