Tag

Hà Nội đẩy mạnh số hóa để phát triển làng nghề

Chuyển đổi số 24/07/2024 18:24
aa
TTTĐ - Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Những năm qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Phát triển làng nghề từ cơ chế đặc thù Luật Thủ đô (sửa đổi) Đẩy mạnh kết nối di sản, làng nghề và khu du lịch sinh thái "Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của thanh niên Bài 4: Mây tre đan và tài hoa của người Phú Vinh

Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

Theo thống kê, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước (với 1.350 làng nghề và làng có nghề). Đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người thợ thủ công mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong xu thế của hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự thích ứng với sự bùng nổ của công nghệ số, làng nghề gốm Bát Tràng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương. Nhờ đó, làng nghề Bát Tràng những năm gần đây có đã có những bước tiến xa.

Nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng
Làng nghề gốm Bát Tràng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương

Theo nghệ nhân Phùng Văn Hoàn (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), trước đây khi chưa có sự phát triển của công nghệ, những sản phẩm của làng Bát Tràng làm ra chỉ có thể bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ. Nhưng hiện nay, cả một làng nghề sản xuất với tốc độ rất cao, nếu người làm nghề không quảng bá, không tiếp cận với những kênh thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu nhanh nhất đến với người tiêu dùng thì đó là thiệt thòi và không thể cạnh tranh nổi.

Là hộ kinh doanh ứng dụng thành công việc đưa sản phẩm gốm Bát Tràng lên sàn thương mại điện tử, anh Trần Dương Quý cho biết, sau khi xây dựng kênh bán hàng online qua các kênh Facebook, zalo… hiện nay các trang này mạng xã hội này của gia đình anh Quý đã thu hút được hàng triệu người tiêu dùng.

Cụ thể, riêng với kênh Facebook, sau gần 5 năm xây dựng, hiện kênh bán hàng này của gia đình đã tiếp cận được gần 9 triệu người tiêu dùng. Nhờ đó, mỗi sản phẩm ra mắt đều được đông đảo người tiêu dùng, người buôn bán ở các tỉnh, các địa phương biết đến nhanh chóng…

Cùng với làng nghề gốm Bát Tràng, tại làng nghề thêu truyền thống xã Thắng Lợi (huyện Thường Tín), cùng với việc ứng dụng công nghệ, nhiều hộ gia đình tại làng nghề đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Những hình ảnh, video về quá trình thêu tay, tạo dựng... được người dân tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo, thu hút đông đảo khách hàng.

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, làng nghề thêu tay Thắng Lợi cho biết, cùng với việc sản phẩm được bày bán tại nhà và tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thì thời gian qua, nhiều bạn trẻ đã mở kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội và thu hút được rất đông người tiêu dùng, qua đó, sản phẩm được quảng bá và giới thiệu rộng rãi, giá trị sản phẩm theo đó cũng được nâng lên.

Đưa máy móc công nghệ vào sản xuất

Cùng với việc chú trọng đưa sản phẩm làng nghề lên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh… thời gian qua, việc các làng nghề chú trọng đổi mới đầu tư công nghệ vào sản xuất, không chỉ giúp giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, mà còn giúp nâng cao sự cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề. Nhờ đó, các sản phẩm làng nghề truyền thống ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tại làng nghề truyền thống thuốc nam người Dao Ba Vì, Hà Nội, nhiều hợp tác xã đã áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ cao vào sản xuất từ đó nâng cao sản lượng lên nhiều lần. Nếu như trước đây 1 tấn nguyên liệu cây thuốc nấu trong 30 ngày chỉ cho ra khoảng 30kg cao thuốc cô đặc, thì hiện nay, việc áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, với 5 ngày đã có thể cho ra sản lượng tới 300kg cao thuốc thành phẩm.

Việc áp dụng máy móc thiết bị, công nghệ vào sản xuất không chỉ nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn mang đến những lợi ích tích cực khác.

Phiên chợ người Dao ở Ba Vì
Nhiều hợp tác xã làm nghề truyền thống thuốc nam người Dao Ba Vì đã áp dụng các thiết bị máy móc công nghệ cao vào sản xuất từ đó nâng cao sản lượng

Từ nhu cầu lớn của người dân về các sản phẩm làng nghề truyền thống kết hợp với các hình thức bán hàng thương mại điện tử, các làng nghề tích cực đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng.

Vừa áp dụng thiết bị máy móc vào sản xuất, vừa bắt nhịp công nghệ 4.0 vào việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, các làng nghề truyền thống đang chuyển mình mạnh mẽ, đề hội nhập, phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống trăm năm của địa phương mình.

Để hỗ trợ các làng nghề thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, trong những năm vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố Hà Nội ban hành và triển khai thực hiện nhiều Đề án, Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như: Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019 - 2025; Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025".

Cùng đó Thành phố triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho các doanh nghiệp thành lập mới; tổ chức các khoá đào tạo…

Đọc thêm

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh? Công nghệ số

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?

TTTĐ - Sáng 22/7, Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Trao đổi về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố và giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn thành phố".
Gắn chuyển đổi số với thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU Chuyển đổi số

Gắn chuyển đổi số với thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU

TTTĐ - Chiều 19/7, Đoàn kiểm tra số 3 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội.
Cục An toàn thông tin và Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo" Công nghệ số

Cục An toàn thông tin và Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

TTTĐ - Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.
Đôn đốc 100% cán bộ, viên chức cài đặt ứng dụng iHanoi Chuyển đổi số

Đôn đốc 100% cán bộ, viên chức cài đặt ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Tính đến ngày 15/7, ứng dụng iHanoi đã có trên 52.000 tài khoản khởi tạo, bước đầu được người dân ghi nhận và hài lòng với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong giải quyết kiến nghị, phản ánh.
Tăng tương tác giữa chính quyền với người dân Chuyển đổi số

Tăng tương tác giữa chính quyền với người dân

TTTĐ - Chiều 16/7, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai đến người dân Thủ đô.
Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội Công nghệ số

Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số

TTTĐ - Tại kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, lần thứ 17, nhiều đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP Lâm Đình Thắng về quản lý hạ tầng số, an ninh mạng, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số...
Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh Công nghệ số

Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Với mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động, Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Văn phòng HĐND tổ chức triển khai thử nghiệm phần mềm hỗ trợ hoạt động HĐND thành phố, trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại kỳ họp lần thứ 17 của HĐND TP Hồ Chí Minh.
Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06 Công nghệ số

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06

TTTĐ - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động Doanh nghiệp

Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành Phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã báo cáo một số kết quả đạt được của Hải Phòng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số của Ủy ban Quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.
Xem thêm