Tag

Độc giả Hà Nội hào hứng tìm hiểu Alexandre de Rhode & Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ

Văn hóa 22/04/2023 15:03
aa
TTTĐ - Sáng 22/4 tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19/12, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly, Họa sĩ Tạ Huy Long cùng toạ đàm với chủ đề Alexandre de Rhode & Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Độc giả Hà Nội tham dự rất đông và hào hứng với những chia sẻ của các diễn giả.
Giới trẻ sáng tạo những sản phẩm ngộ nghĩnh từ kĩ thuật thêu mới nổi

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả chia sẻ về những khó khăn, quá trình thực hiện cuốn sách này.

Diễn giả Phạm Thị Kiều Ly và Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương cũng giải đáp thắc mắc của độc giả về phiên âm tiếng Việt của những tên người nước ngoài tại Việt Nam.

Từ trái qua: Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly, Họa sĩ Tạ Huy Long
Từ trái qua: Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly, Họa sĩ Tạ Huy Long

Hoạ sĩ Tạ Huy Long tiết lộ về việc mong muốn tái hiện lịch sử thông qua những hình ảnh, cuốn sách mà anh thể hiện trong những năm qua. Làm thế nào để tiếp cận những điều trong quá khứ một cách dễ dàng, chuyển tải được tâm ý của nhân vật với người đời sau, giải thích được sự quên lãng, điểm còn chưa rõ về sự thật trong lịch sử? Đó cũng là lý do nhóm tác giả chọn hình thức bán hư cấu để thể hiện cuốn sách này.
Chữ viết Tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng thứ văn tự Latinh, khác hẳn với các nước xung quanh? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ. Vậy chữ Quốc ngữ là gì? Ai đã tạo ra nó? Đó chính là những nội dung mà cuốn sách Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ sẽ giải đáp vấn đề này.

undefined

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại, là công cụ để ghi lại lời nói và tư duy. Nếu không có chữ viết, hẳn sự trao truyền tri thức, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác sẽ vô cùng khó khăn. Và tất nhiên, không có chữ viết thì không có sách vở.

Khác với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, hay các triều đại phong kiến Việt Nam xưa kia chủ yếu sử dụng chữ tượng hình, Việt Nam ngày nay đang sử dụng một dạng văn tự khác biệt: chữ Quốc ngữ, tức là chữ viết ghi âm của tiếng Việt bằng kí tự Latinh.

Độc giả Hà Nội hào hứng tìm hiểu Alexandre de Rhode & Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ
Cuốn sách "Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ"

Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ là cuốn tranh truyện bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.

Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ gắn với hành trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Ban đầu, thứ văn tự này chỉ là một công cụ để học tiếng Việt nhằm dễ dàng trao đổi với người Việt và thuận tiện cho việc truyền giáo; sau đó nó được sử dụng như một thứ mật mã giữa các thừa sai với giáo dân và chỉ được dạy trong các chủng viện. Sau những biến động chính trị và giáo dục, chữ Quốc ngữ dần thay chữ Nho trong các văn bản hành chính của đất nước và trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam.

Đông đảo độc giả đến tham dự để tìm hiểu về cuốn sách và chữ Quốc ngữ
Đông đảo độc giả đến tham dự để tìm hiểu về cuốn sách và chữ Quốc ngữ

Nội dung cuốn sách Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ dựa vào luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Kiều Ly về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919) tại Đại học Sorbonne Nouvelle năm 2018, sau đó được hiệu chỉnh và in thành sách năm 2022, tại Nhà xuất bản Les Indes Savantes, Pháp; cũng như các tài liệu trong văn khố ở châu Âu và các cuốn sách viết về hành trình truyền giáo của các thừa sai.

Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ có sự kết hợp hài hòa giữa hai phần: Đắc Lộ kí sự và Chữ Quốc ngữ kí sự. Trong đó, Đắc Lộ kí sự được đặc biệt thể hiện bằng hình thức truyện tranh, giúp độc giả dễ theo dõi và nắm được hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ của các thừa sai phương Tây, qua lời kể của Alexandre de Rhodes.
Phần Chữ Quốc ngữ kí sự mang độc giả đi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về hành trình chữ Quốc ngữ đi vào đời sống của người dân Việt Nam. Phần này kể sâu hơn về vai trò, đóng góp của những người Việt và người Pháp trong việc biên soạn từ điển hay dịch sách sử dụng chữ Quốc ngữ, thái độ của giới trí thức Việt Nam trước sự lan rộng của chữ Quốc ngữ, cùng chặng đường chông gai để chữ Quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam.

Không chỉ người trẻ mà còn người lớn tuổi, người nước ngoài, bác sĩ… cũng muốn tìm hiểu về cuốn sách
Không chỉ người trẻ mà còn người lớn tuổi, người nước ngoài, bác sĩ… cũng muốn tìm hiểu về cuốn sách

Bên cạnh đó, nhằm giúp bạn đọc có cơ hội hiểu rõ hơn về cách ghi âm của tiếng Việt, nhóm tác giả còn sáng tạo một đoạn phỏng vấn đặc biệt với ba nhân vật tiêu biểu trong quá trình sáng tạo chữ Quốc ngữ: Alexandre de Rhodes, Francisco de Pina và Gaspar do Amaral, bàn luận về quá trình sáng tạo chữ viết Latinh của tiếng Việt.

Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và hiện vẫn đang gắn bó với mỗi người chúng ta, Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ hứa hẹn là một trong những nguồn tham khảo để các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt, thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tại sự kiện các em học sinh trên địa bàn Hà Nội cũng được giao lưu, trả lời câu hỏi để thêm hiểu về tiếng Việt
Tại sự kiện các em học sinh trên địa bàn Hà Nội cũng được giao lưu, trả lời câu hỏi để thêm hiểu về tiếng Việt

Cuốn sách cũng đưa bạn đọc tới Việt Nam thế kỉ 17, với không gian nhiệt đới và những xung đột của Đàng Trong và Đàng Ngoài. Chia sẻ về việc lựa chọn bối cảnh, màu sắc cho tác phẩm, họa sĩ Tạ Huy Long viết: “Màu sắc - với tôi là cảm xúc của câu chuyện, không hẳn nương theo những gì thực tế mô tả. Tôi đã rất cân nhắc khi chọn hai màu và chỉ hai màu thôi với sắc độ đậm nhạt từ chúng. Màu xanh cây già - màu của cây lá nhiệt đới, của áo thầy tu bạc màu. Màu nâu sepia - màu của đất đai màu mỡ và da người cháy nắng. Đơn giản như vậy!”.

Phạm Thị Kiều Ly phụ trách phần nội dung và cốt truyện Người Việt gọi tôi là Cha Đắc Lộ - Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Nội dung cuốn sách này dựa vào luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Kiều Ly về Lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919) tại Đại học Sorbonne Nouvelle năm 2018, sau đó được hiệu chỉnh và in thành sách với tiêu đề Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615-1919)[Lịch sử chữ Quốc ngữ (1615-1919)] năm 2022, tại Nhà xuất bản Les Indes Savantes, Pháp. Chị hiện là giảng viên tại Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Họa sĩ Tạ Huy Long tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, là một hoạ sĩ được nhiều người ái mộ với tác phẩm minh hoạ nổi bật như: Tủ sách tranh truyện dân gian Việt Nam, Tủ sách tranh truyện lịch sử, Lược sử nước Việt bằng tranh, Nam Hải dị nhân liệt truyện, Dế Mèn phiêu lưu kí,... Hiện anh đang làm việc tại Nhà xuất bản Kim Đồng.

Cẩm Tú

Đọc thêm

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới Văn hóa

Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới

TTTĐ - Tinh hoa Việt là một ấn phẩm của Báo Đại đoàn kết ra đời tháng 7/2010, được hình thành trên cơ sở tờ Đại đoàn kết nguyệt san (xuất hiện từ năm 1990). Trong chặng đường suốt 15 năm qua, Tinh hoa Việt đã trở thành một ấn phẩm có uy tín, được bạn đọc trong và ngoài nước yêu quý.
Xem thêm