Tag

Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Kinh tế 24/11/2021 20:06
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đổi mới công tác quản lý, hướng tới kinh tế biển xanh bền vững Khu kinh tế Vân Phong phải trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển Hải Phòng cần phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao và du lịch Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ, tình hình quốc tế, khu vực và kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến động khó lường. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động của các ngành kinh tế biển, các địa phương có biển. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, tồn tại một số nguyên nhân chủ quan khiến quá trình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW còn chậm như hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ; cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển chưa được hoàn thiện, vận hành và phát huy hiệu quả; nguồn lực (con người, tài chính và khoa học - công nghệ) để hiện thực hóa các chủ trương, giải pháp và khâu đột phá nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW còn hạn chế; chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê các ngành kinh tế biển làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành.

Tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển

Bối cảnh nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cần nỗ lực cao, đổi mới sáng tạo, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt điểm, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao.

Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các đơn vị cần lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng.

Các đơn vị rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển.

Các địa phương có biển vừa phát huy tinh thần “tự lực, tự cường” (nội lực), vừa tận dụng “ngoại lực” cho phát triển; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư trong các ngành/lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là 6 ngành kinh tế biển xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, đây là những ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện các nội dung, tăng cường triển khai đồng bộ các khâu đột phá, giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW; đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (tập trung vào 42 đề án, dự án, nhiệm vụ đến năm 2025); đồng thời, rà soát các Chương trình, Kế hoạch hành động đã ban hành đảm bảo phù hợp với tình hình mới và bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Một số nhóm nhiệm vụ các ban, bộ, ngành và địa phương cần tập trung triển khai nhằm cụ thể hóa 3 khâu đột phá xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW (thể chế; khoa học - công nghệ và nhân lực; kết cấu hạ tầng), tạo chuyển biến, động lực thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Cụ thể, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tăng cường vai trò trong việc chỉ đạo thống nhất, liên ngành các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP nhằm khắc phục những hạn chế của quản lý đơn ngành như hiện nay; chỉ đạo ban hành quy định về cơ chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi ngành; chỉ đạo ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá việc thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển làm cơ sở giám sát, đánh giá tình hình thực hiện 2 Nghị quyết; chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đảm bảo chất lượng và đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

Đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; xây dựng, cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu và thống nhất quản lý sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; tập trung xây dựng, phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển; nghiên cứu việc thể chế hóa công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Bộ nghiên cứu xây dựng và đưa vào hoạt động Quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và các đối tác quốc tế; nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ một số chính sách ưu đãi về phát triển bền vững kinh tế biển…

Đối với các địa phương có biển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương (nếu chưa có); tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo cho Sở Tài nguyên và Môi trường; xây dựng và thực hiện tốt các chương trình/kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương.

Các địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch của địa phương đảm bảo các quy hoạch được tích hợp quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, trong đó trọng tâm là phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường liên kết vùng; tập trung, ưu tiên và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có các nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nhằm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP; trước mắt tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật kết nối, nâng cao hạ tầng xã hội nhằm tạo nền tảng phát triển kinh tế biển; kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

Đọc thêm

Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam Doanh nghiệp

Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam

TTTĐ - Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội Nông thôn mới

17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

TTTĐ - Vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội có 17 đội tham gia, trong đó, thị xã Sơn Tây góp mặt tới 10 đơn vị.
SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% Doanh nghiệp

SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%

TTTĐ - HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) vừa có quyết định ngày 19/7 là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.
Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp

Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Euisun Chung, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Group và các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.
HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Công ty Nhựa Tiền Phong thực hiện tốt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Doanh nghiệp

Công ty Nhựa Tiền Phong thực hiện tốt Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

TTTĐ - Chiều 1/7, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã đến đến khảo sát, làm việc với UBND thành phố Hải Phòng, lấy ý kiến tại các doanh nghiệp về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT).
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
Xem thêm