Tag

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập

Muôn mặt cuộc sống 01/09/2024 09:11
aa
TTTĐ - Nhằm chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc, những năm qua, thành phố Hà Nội tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhờ đó, khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn thành phố được rút ngắn.
Đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Phát huy vai trò “cầu nối”, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Lan tỏa nét đẹp văn hóa, lịch sử Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới tại vùng dân tộc thiểu số Nhân lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Diện mạo vùng dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 107.847 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,3% dân số toàn thành phố. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người dân tộc Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Tong đó, dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%, dân tộc Dao 4,32%; còn lại là các dân tộc thiểu số khác.

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ với trên 55.000 người chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Dao, chiếm 51% người dân tộc thiểu số trong toàn thành phố.

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV huyện Thạch Thất

Từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ III năm 2019 đến nay, thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu và Quyết tâm thư của Đại hội, thành phố tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, đa sắc, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Các dân tộc chung sống hòa thuận, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng chung tay xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, hiện đại.

Do đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%. Thu nhập bình quân đầu người tăng đạt khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh, đến nay tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số là 0,38%, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 0,2%.

Gần 80% trường học vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn quốc gia; 100% xã dân tộc, miền núi đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% số hộ được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh. 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, thiết chế văn hóa...

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân trao Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội tặng 4 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác dân tộc, miền núi của huyện Mỹ Đức

Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tiến bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đặc biệt, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở vùng dân tộc, miền núi nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố nói chung ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và thành phố, đoàn kết, phấn đấu chung tay cùng toàn thể Nhân dân xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Sẵn sàng cho Đại hội lần thứ IV năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của thành phố, Ban Dân tộc thành phố Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức thành công đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện.

Theo đó, trong tháng 6/2024, các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức đã tổ chức thành công đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tính chất đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện rõ tình cảm, niềm tin của các dân tộc với Đảng, Bác Hồ.

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024

Thông tin về những kết quả nổi bật của đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện vừa qua, đồng chí Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 cho biết: Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc để Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện đạt kết quả tốt, tiến tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Thông tư số 08-TT/TU ngày 14/3/2024 về việc lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024. Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định số 1579/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố.

Ban Chỉ đạo Đại hội thành phố đã có văn bản hướng dẫn chi tiết mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, thành phần, nội dung Đại hội, các bước chuẩn bị… làm cơ sở để cấp huyện triển khai một cách đồng bộ. Đồng thời, các huyện thành lập đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội, qua đó định hướng báo cáo chính trị, yêu cầu đánh giá một cách thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được mong mỏi của đồng bào dân tộc thiểu số, lựa chọn nội dung cốt lõi để đại hội tập trung thảo luận; giải đáp một số vướng mắc của địa phương.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện đã đi vào những vấn đề cụ thể, thiết thực của công tác giảm nghèo. Các mô hình tốt về kinh tế, văn hóa, xã hội do chính đồng bào và các địa phương thực hiện được trình bày tại đại hội nên các đại biểu dự thấy gần gũi, có thể học tập và làm theo.

Qua đại hội, lòng tự tôn của từng dân tộc, từng hộ gia đình được khơi dậy, tạo bước chuyển biến mới. Sự phấn đấu giảm nghèo bằng năng lực nội sinh của người dân tộc thiểu số tăng lên. Những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã được khen thưởng, động viên kịp thời.

Thông qua đại hội, nhận thức của hệ thống chính trị đối với công tác dân tộc và chính sách dân tộc được nâng lên. Sự đồng thuận cao, quan tâm chăm lo đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng sự phát triển ở vùng dân tộc, miền núi của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo quyết liệt trong bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là những minh chứng thuyết phục.

Đồng bào các dân tộc Thủ đô đoàn kết để hội nhập
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến thời gian tổ chức trong 2 ngày vào cuối tháng 10/2024

“Việc tổ chức thành công đại hội của các huyện sẽ giúp cho Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức đại hội cấp thành phố có nhiều kinh nghiệm để tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 thành công”, đồng chí Nguyễn Nguyên Quân nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, thời gian tổ chức đại hội trong 2 ngày, dự kiến vào cuối tháng 10/2024 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô. Về đại biểu chính thức, đại biểu khách mời và cơ cấu đại biểu được thực hiện theo Hướng dẫn số 1302/UBDT-DTTS ngày 27/7/2023 của Ủy ban Dân tộc.

Hiện nay các công việc chuẩn bị cho tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 bảo đảm tiến độ, bám sát Thông tri số 16-TT/TU ngày 14/3/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh rực rỡ sắc cờ đỏ chào mừng Quốc khánh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh rực rỡ sắc cờ đỏ chào mừng Quốc khánh

TTTĐ - Dịp Lễ Quốc khánh 2024, các tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh rực rỡ sắc cờ Tổ quốc đỏ thắm, tranh cổ động, pano... chào mừng.
Nhân đôi nỗ lực nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Nhân đôi nỗ lực nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân

TTTĐ - Trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, TP Hà Nội đặc biệt chú trọng đến các hoạt động, công trình phục vụ dân sinh như xây dựng trường học; tu bổ, tôn tạo và gắn biển các công trình hạ tầng; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội… với mục tiêu cao nhất là nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống Nhân dân Thủ đô.
Linh thiêng lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên biển Xã hội

Linh thiêng lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên biển

TTTĐ - Đối với ngư dân, mỗi chuyến tàu ra khơi đánh bắt trên biển, lá cờ đỏ sao vàng luôn phấp phới tung bay trên đỉnh cao nhất của cột buồm. Lá cờ Tổ quốc không chỉ là sự động viên mà là niềm kiêu hãnh, tự hào, đánh dấu cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng trên biển.
Sắc cờ đỏ trên vùng đất cố đô Xã hội

Sắc cờ đỏ trên vùng đất cố đô

TTTĐ - Mọi đường làng, ngõ xóm, từ thôn quê tới thành thị, nhà nhà đều treo cờ đỏ sao vàng bằng niềm hân hoan, hãnh diện, lòng tự tôn dân tộc. Đi giữa rừng cờ đỏ, ai cũng lâng lâng niềm tự hào khôn tả. Quốc khánh 2/9 như nhắc nhở mỗi người những giá trị cao quý, thiêng liêng về chủ quyền, lãnh thổ dân tộc.
Rực rỡ Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Rực rỡ Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội

TTTĐ - Tối 30/8, Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN" chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đại sứ quán Lào và các nước Đông Nam Á tổ chức.
Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 30/8/2024 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9.
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước Muôn mặt cuộc sống

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đà Nẵng: Nâng cấp đài tưởng niệm và quảng trường hơn 212 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng: Nâng cấp đài tưởng niệm và quảng trường hơn 212 tỷ đồng

TTTĐ - Tối 30/8, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành công trình nâng cấp, tôn tạo đài tưởng niệm thành phố và cải tạo, mở rộng quảng trường 29/3 (quận Hải Châu) cùng chương trình nghệ thuật “Tình đất nước”, nhân dịp Quốc khánh 2/9.
6 đội thi xuất sắc sẽ tranh tài vào ngày 21/9 Muôn mặt cuộc sống

6 đội thi xuất sắc sẽ tranh tài vào ngày 21/9

TTTĐ - Qua vòng Sơ khảo tại 6 cụm thi, Ban tổ chức đã lựa chọn 6 đội thi xuất sắc nhất để tranh tài tại Chung khảo Hội thi Dân vận khéo TP Hà Nội năm 2024, được tổ chức vào sáng 21/9/2024 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.
Công an TP giành giải Nhất Hội thi Dân vận khéo Cụm 6 Muôn mặt cuộc sống

Công an TP giành giải Nhất Hội thi Dân vận khéo Cụm 6

TTTĐ - Sáng 30/8, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội tổ chức sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo” cấp TP Hà Nội năm 2024 cụm thi số 6, gồm các đội: Công an TP, Đảng uỷ các Tổng Công ty trực thuộc Thành uỷ; Đảng uỷ Cục thuế TP; Đảng uỷ Khối các trường Đại học - Cao đẳng và Thành đoàn Hà Nội.
Xem thêm