Tag
Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, lịch sử

Người Hà Nội 24/08/2024 16:03
aa
TTTĐ - Tên tuổi anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi như ngôi sao Khuê soi sáng bầu trời danh hương đất Việt. Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi là công trình có ý nghĩa về văn hóa, nơi giáo dục tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đây là tâm sức của Đảng bộ, Nhân dân huyện Thường Tín (thành phố Hà Nội) nhằm tôn vinh những công lao của ông.
Trưng bày di sản văn hóa, tinh hoa đạo học của Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh Hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Những sản phẩm OCOP đặc sắc văn hóa Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh

Niềm tự hào và vinh dự

Thường Tín - vùng đất danh hương là nơi sinh ra nhiều nhà khoa bảng, hiện còn giữ được những nếp làng truyền thống tuyệt đẹp. Quan trọng hơn, chính quyền và Nhân dân nơi đây luôn có ý thức gìn giữ di tích, vẻ đẹp truyền thống làng quê.

Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đang dần hoàn thiện trên diện tích 2,7ha tại khu Ao Huê - Trại Ổi, nơi cụ Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) mở trường dạy học. Trước hết, khu lưu niệm là tâm huyết, là công trình tôn vinh, tưởng nhớ tới công lao to lớn của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi trên quê hương Thường Tín.

Khuôn viên Nhà thờ dòng họ Nguyễn Trãi  -thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín
Khuôn viên Nhà thờ dòng họ Nguyễn Trãi ở thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín

Cụ Nguyễn Thông, hậu duệ đời thứ 18 của Nguyễn Trãi cho biết: "Đây là nơi có thế đất “đầu sơn, chân thủy”, “địa linh, nhân kiệt”. Khu lưu niệm được huyện Thường Tín đầu tư xây dựng với quy mô rộng lớn và nhiều hạng mục khiến gia tộc chúng tôi thực sự cảm thấy tự hào và vô cùng vinh dự".

Sử sách chép rằng: Tổ tiên Nguyễn Trãi (tự là Ức Trai) vốn ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, nay là thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sau đó, ông nội đưa hai cha con Nguyễn Trãi đến Nhị Khê, mảnh đất Thượng Phúc xưa (Thường Tín ngày nay). Nguyễn Phi Khanh - cha Nguyễn Trãi, mở trường dạy học ở Trại Ổi. Yêu mến nơi đất lành, ông lấy hiệu là Nhị Khê, dân làng gọi ông bằng tấm lòng tôn sư trọng đạo “Nhị Khê tiên sinh”.

Từ vùng quê nghèo Thượng Phúc, Nguyễn Trãi học hành, rèn chí, luyện tài, đem chí anh hùng cứu nước và tất cả tài năng đó, phục vụ cho giải phóng dân tộc, cùng với Lê Lợi lập nên thắng lợi của sự nghiệp Bình Ngô, cứu nước - cứu dân khỏi ách đô hộ của ngoại bang. Với vai trò và những cống hiến lớn lao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã trở thành anh hùng dân tộc.

Tượng Nguyễn Trãi tại làng Nhị Khê
Tượng Nguyễn Trãi tại làng Nhị Khê

Chính đức độ, lòng trung chính, yêu nước thương dân sâu sắc và tài năng kiệt xuất của ông khiến nhiều kẻ gian thần đố kỵ dẫn đến thảm án Lệ Chi Viên. Năm Quang Thuận thứ 5 (1464), vua Lê Thánh Tông minh oan cho ông và con trai duy nhất còn sống là Nguyễn Anh Vũ, ban cho chức Tri huyện, cấp 100 mẫu ruộng gọi là ruộng miễn hoàn cho con cháu dòng tộc.

Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.

Ngôi làng “siêu di tích”

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20km, Nhị Khê có tên Nôm là làng Dũi, xưa thuộc tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam, nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Nhị Khê là điểm đến hấp dẫn, bởi đây là mảnh đất văn hiến, khoa bảng, quê hương của những bậc danh nhân như: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến…

Nhị Khê còn nổi tiếng với nghề tiện truyền thống, chuyên cung cấp những sản phẩm tiện bằng gỗ vô cùng tinh xảo cho thị trường cả nước.

Suốt bao năm qua, người dân Nhị Khê đã dày công tạo dựng quê hương, đã xây cất nên những Quán Rồng, Quán Phượng, cầu Vân, đình Ba Chạ, chùa Thông… Mỗi cái tên ấy đều gắn bó với một sự tích. Như Quán Rồng, tương truyền trong ngày khánh thành trùng tu đình làng Nhị Khê, nhà vua có về dự lễ, thuyền dừng lại ở con sông nhỏ, ăn thông ra sông Tô Lịch.

Để ghi dấu nơi nhà vua dừng thuyền, các bô lão trong làng đã cho xây quán và mang tên Quán Rồng. Còn quán Phượng là nơi nghỉ của các quan văn võ, cung phi đi theo hộ giá nhà vua.

Nét đẹp làng Nhị Khê
Nét đẹp làng Nhị Khê

Nhị Khê cũng còn nhiều nhà từ đường thờ những người có danh tiếng, có công với làng với nước như: Từ đường họ Dương, thờ tổ họ và Dương Công Độ, Dương Bá Cung; Từ đường họ Nguyễn Trung, thờ Nguyễn Trung Mạch, Nguyễn Trung Lượng; Từ đường họ Lương thờ tổ họ và Lương Văn Can.

Tại đây còn có ngôi trường của Lương Văn Can dựng năm 1924, nay là các phòng học dành cho các cháu lớp 1 trong làng, đã được xếp hạng di tích cấp thành phố năm 2005.

Để ghi nhớ và tôn vinh công lao Nguyễn Trãi, hậu duệ của dòng tộc họ Nguyễn ở Nhị Khê đã lập đền thờ. Thế phả họ Nguyễn ghi rằng: Đền thờ Nguyễn Trãi được dựng ở xóm Trù Lý, đến thời Minh Mạng mới chuyển ra địa điểm giữa làng Nhị Khê như hiện nay. Năm 1927, nhà thờ đại trùng tu. Đến năm 1932, niên hiệu Bảo Đại xây cổng và tường bao quanh với quy mô như hiện tại ở giữa làng Nhị Khê.

“Địa chỉ đỏ” cho người yêu văn hóa, lịch sử

Năm 1964, đền thờ Nguyễn Trãi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia, công trình thường xuyên được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm tu bổ, tôn tạo và khôi phục một số hạng mục như Ao Huê, Trại Ổi với quy mô phù hợp trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Khuôn viên khu vực nhà thờ nhỏ hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách thập phương vào các dịp tuần tiết, lễ Tết.

Chính vì vậy việc xây dựng Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi xứng tầm với tên tuổi - danh tiếng của ông, đáp ứng nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của Nhân dân và du khách thập phương.

Đến xã Nhị Khê, ngoài tham quan Khu lưu niệm, đền thờ cổ kính, du khách còn được trải nghiệm không gian yên bình, xanh ngát của vùng quê nông thôn mới. Ngoài dày đặc các di tích, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cổng làng thâm nghiêm, rêu phong cổ kính. Trên mỗi cổng làng ở xã Nhị Khê đều đắp nổi dòng chữ Hán, có ý nghĩa như một triết lý sống.

Cổng làng Trung Thôn đề chữ “Trung lập bất ỷ” - ý khuyên con người trung thực, tự lập vươn lên.

Cổng làng Thượng Đình có chữ “Chí bình dĩ thánh” - hàm chỉ cuộc sống nơi đây luôn bình dị, thanh cao.

Cổng làng Văn Xá đề chữ “Nhân vi mỹ” - con người luôn coi trọng cái đẹp từ bên trong và luôn mong làm những điều tốt đẹp, hướng tới chân - thiện - mỹ...

Cụ Nguyễn Thông (bên trái) - hậu duệ đời thứ 18 của Danh nhân Nguyễn Trãi
Cụ Nguyễn Thông (bên trái) - hậu duệ đời thứ 18 của Danh nhân Nguyễn Trãi

Không chỉ nổi tiếng với truyền thống văn hiến, khoa bảng, làng còn có nghề tiện tinh xảo có lịch sử hàng trăm năm nay, được lưu truyền trong bài ca dao: “Hỡi cô con gái bên sông / Có về Dũi Tiện với anh thì về / Dũi Tiện có cây bồ đề / Có sông tắm mát, có nghề tiện mâm”.

Nhiều người giỏi nghề, đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước để làm ăn, sinh sống. Có nơi, bà con tập trung nhau lại, lập thành con phố để làm nghề như phố Tô Tịch (quận Hoàn Kiếm), phố Thợ Tiện (Thành phố Nam Ðịnh), phố Hàng Nón (thị xã Sơn Tây) ...

Với tất cả vẻ đẹp, sự hội tụ của các di tích lịch sử, văn hóa, mà điểm nhấn là Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi; vẻ đẹp của ngôi làng, lối ứng xử thân tình, hiếu khách, tiếng thơm của Nhị Khê sẽ ngày càng vang xa.

Khi dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hoàn thành, với sự kết nối của vùng Thủ đô, các giá trị văn hóa của Thường Tín sẽ ngày càng được phát huy, lan tỏa.

Đọc thêm

Ấn tượng "Thức quà Hà Nội" Người Hà Nội

Ấn tượng "Thức quà Hà Nội"

TTTĐ - Tối 23/8, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" khai mạc tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), giới thiệu tới du khách nét đẹp văn hóa, ẩm thực độc đáo của Thủ đô Hà Nội.
Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" chào mừng Giải phóng Thủ đô Người Hà Nội

Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 31/8, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tổ chức Triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm". Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), hướng tới ngày Di sản Việt Nam.
Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố Người Hà Nội

Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 19/8/2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của xã Nam Tiến (huyện Phú Xuyên) khi UBND thành phố Hà Nội đã quyết định xếp hạng đình Thụy Phú là Di tích Lịch sử cấp thành phố.
Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội Người Hà Nội

Tinh thần Cách mạng tháng Tám luôn sáng ngời trong tim người Hà Nội

TTTĐ - 79 năm đã trôi qua kể từ mùa thu thay đổi vận mệnh của cả dân tộc ấy, tinh thần Cách mạng tháng Tám vẫn luôn sôi sục, sáng ngời, thường trực trong trái tim mỗi người Hà Nội.
Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu... Người Hà Nội

Tìm đến đền Quán Thánh để hỏi thần một câu...

TTTĐ - Tìm đến trước thần chỉ để hỏi một câu thôi (Dục đáo thần tiền, nhất vấn chi). Mở đầu bài “Vịnh tượng đồng Trấn Võ” viết như vậy. Câu gì mà hệ trọng thế? Xem trong văn cảnh thì tác giả (khuyết danh) không phải hỏi mà là chất vấn thần Trấn Vũ tại đền Quán Thánh.
Quận Hà Đông đẩy mạnh trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan Người Hà Nội

Quận Hà Đông đẩy mạnh trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), quận Hà Đông (Hà Nội) triển khai công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan quy mô, rộng khắp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.
Huyện Đông Anh: Điển hình tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Đông Anh: Điển hình tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh

TTTĐ - Bằng các biện pháp triển khai quyết liệt và hiệu quả, cho tới nay, huyện Đông Anh là đơn vị đi đầu toàn thành phố về thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, tang lễ và lễ hội.
Duy trì tác phong chuẩn mực nơi công sở nhờ quy tắc ứng xử Nhịp điệu cuộc sống

Duy trì tác phong chuẩn mực nơi công sở nhờ quy tắc ứng xử

TTTĐ - Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã mang đến những chuyển biến lớn trong môi trường công sở tại các địa phương ở Hà Nội. Cán bộ, công chức nhà nước đã tạo dựng và duy trì những tác phong chuẩn mực, nâng cao hiệu quả công việc và uy tín với Nhân dân.
Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội Người Hà Nội

Phẩm chất thanh lịch văn minh của người Hà Nội

TTTĐ - Người Hà Nội hôm nay được bồi đắp trên tổng hòa các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại. Người Hà Nội nhận ra vinh dự và trách nhiệm của mình là người dân tiêu biểu cho đất nước một cách tương xứng.
Ứng xử văn minh làm nên diện mạo mới của di tích, thắng cảnh Người Hà Nội

Ứng xử văn minh làm nên diện mạo mới của di tích, thắng cảnh

TTTĐ - Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di tích, danh thắng. Việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh tại các di tích, danh lam đã và đang góp phần thể hiện sự trân trọng với các di sản, đồng thời mang đến diện mạo mới cho những công trình này.
Xem thêm