Tag

Đồng chí Phan Văn Khỏe - người con ưu tú của Nhân dân Nam Bộ

Tin tức 20/03/2024 14:00
aa
TTTĐ - Đồng chí Phan Văn Khỏe sinh năm 1901 ở làng Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Mỹ Hạnh Đông, TX Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng: Xứ ủy viên Xứ ủy Nam kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Ở cương vị nào đồng chí đều luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô thăm và tặng quà các cựu tù chính trị Côn Đảo Từ ngày 1/5, phía Nam có thêm 2 thành phố

Năm 1946, đồng chí Phan Văn Khỏe anh dũng hy sinh. Ngày 30/5/1998, Chủ tịch nước đã truy tặng đồng chí “Huân chương Hồ Chí Minh” cao quý của Đảng và Nhà nước.

Đảng viên đầu tiên của quận Cai Lậy

Ham học hỏi, đọc nhiều sách báo, đồng chí Phan Văn Khỏe có vốn kiến thức sâu rộng và dễ dàng tiếp nhận tư tưởng chống Pháp, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho Nhân dân.

Năm 1928, đồng chí Phan Văn Khỏe là hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên xã Mỹ Hạnh Đông. Đầu năm 1930, khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành Chi bộ An Nam cộng sản Đảng, đồng chí là đảng viên đầu tiên của quận Cai Lậy.

Cuối tháng 4/1930, Tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho phân công đồng chí phụ trách hoạt động cách mạng tại quận Cai Lậy.

Đầu năm 1933, đồng chí được bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho. Cuối năm 1933, đồng chí được chỉ định làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, tập trung thực hiện nhiệm vụ củng cố tổ chức, phát triển lực lượng và chuẩn bị cao trào đấu tranh mới.

Ngày 1/5/1936, đồng chí lãnh đạo cuộc đấu tranh của gần 500 đồng bào các xã vùng Mỹ Hạnh Đông kéo ra chợ Cai Lậy đòi dân sinh, dân chủ. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và gây tiếng vang khắp tỉnh Mỹ Tho.

Cuối năm 1936, đồng chí là Xứ ủy viên Nam kỳ, phụ trách phong trào cách mạng các tỉnh Trung Nam kỳ. Tháng 3/1940, Xứ ủy Nam kỳ đề ra chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền về tay Nhân dân. Lúc này, đồng chí là Xứ ủy viên phụ trách các tỉnh ủy miền Trung Nam kỳ.

Theo yêu cầu của đồng chí Võ Văn Tần, Bí thư Xứ ủy, đồng chí Phan Văn Khỏe đã tham gia soạn thảo, cùng Thường vụ Xứ ủy thông qua đề cương chuẩn bị bạo động tại Hội nghị Xứ ủy họp vào tháng 4/1940 tại Bến Lức, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An).

Đồng chí Phan Văn Khỏe - người con ưu tú của Nhân dân Nam Bộ
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, thị xã Cai Lậy thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà tưởng niệm đồng chí Phan Văn Khỏe, ngày 24/7/2023

Sau hội nghị, đồng chí đã triển khai Nghị quyết Trung ương 6 và đề cương chuẩn bị bạo động đến các tỉnh thuộc địa bàn phụ trách. Riêng tỉnh Mỹ Tho, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí với cương vị Bí thư Tỉnh ủy, các Quận ủy trong tỉnh Mỹ Tho được củng cố. Nơi chưa đủ điều kiện thành lập như Chợ Gạo thì thành lập Quận ủy lâm thời để lãnh đạo phong trào. Đồng chí còn được Xứ ủy trực tiếp giao nhiệm vụ chỉ đạo thiết kế lá cờ Mặt trận (Quốc kỳ nước ta hiện nay).

Tháng 7/1940, tại xã Tân Hương, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ thông qua Cờ đỏ sao vàng 5 cánh do chính đồng chí trực tiếp chỉ đạo và tham gia thiết kế.

Với vai trò là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, đồng chí trực tiếp chỉ đạo công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Mỹ Tho.

Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp quận Châu Thành và quận Cai Lậy. Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho đặt tại đình Long Hưng, xã Long Hưng, quận Châu Thành. Tại đây, UBND lâm thời tỉnh Mỹ Tho được thành lập và treo Cờ đỏ sao vàng năm cánh trên ngọn cây bàng, trở thành biểu tượng cho ý chí và mục tiêu khởi nghĩa là giành độc lập cho dân tộc và tự do cho Nhân dân. Quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ cộng hòa quốc” cũng ra đời tại ngôi đình này.

Tính từ ngày 23 - 30/11/1940, toàn tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công có 75/124 làng xã đã giành được quyền làm chủ. Điểm đặc biệt trong Khởi nghĩa Nam kỳ là ngày 23/11/1940, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho được thành lập; đồng thời, Hội đồng Tòa án Nhân dân tỉnh Mỹ Tho cũng được thành lập.

Đây là địa phương thành lập được chính quyền cách mạng của Nhân dân, Tòa án Nhân dân ở cấp tỉnh. Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn nhưng những giá trị lịch sử để lại hết sức độc đáo. Thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Mỹ Tho, công lao đầu tiên thuộc về đồng chí Phan Văn Khỏe, Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho.

Cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội, Đảng bộ tỉnh bị thiệt hại nặng, Xứ ủy bị vỡ. Do vậy, tháng 1/1941, các đồng chí Xứ ủy viên còn lại đã triệu tập Hội nghị mở rộng tại làng Đa Phước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) để lập lại Xứ ủy, đề ra chủ trương mới. Hội nghị bầu đồng chí Phan Văn Khỏe làm Bí thư, ra Báo Giải phóng làm cơ quan tuyên truyền, hướng dẫn phong trào.

Trên cương vị Bí thư Xứ ủy, đồng Phan Văn Khỏe chí kiên cường bám trụ, tích cực lãnh đạo việc khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở Nam kỳ trong bối cảnh chính quyền thực dân Pháp khủng bố ác liệt; tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, sự năng động, sáng tạo và tinh thần chiến đấu ngoan cường, sẵn sàng hy sinh vì Đảng, vì phong trào cách mạng.

Anh dũng hy sinh

Sau Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, thực dân Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của Nhân dân ta. Hệ thống liên lạc từ tỉnh xuống cơ sở bị cắt đứt, hàng ngàn đảng viên bị địch bắt.

Đến giữa năm 1941, trên đường đến tỉnh Bến Tre, đồng chí Phan Văn Khỏe bị địch bắt và chuyển về Cai Lậy. Chúng tra tấn dã man nhưng không tìm được lời khai nào. Sau đó, chúng đưa đồng chí về mật thám tỉnh Mỹ Tho, kết án tử hình. Do không khuất phục nên đồng chí chống án.

Ngày 20/2/1942, tại Tòa án quân sự đặc biệt ở Sài Gòn, đồng chí Phan Văn Khỏe bị buộc tội phản nghịch với mức án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo. Ngày 7/7/1942, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo, mang số C.10018.

Đồng chí Phan Văn Khỏe - người con ưu tú của Nhân dân Nam Bộ
Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và gia đình dâng hương tưởng niệm đồng chí Phan Văn Khỏe

Lúc trong tù, đồng chí nhận được tin con trai cả của mình là Phan Văn Lữ cũng bị địch bắt và tra tấn đến chết tại bót cảnh sát Catinat ở Sài Gòn. Khi ra đảo, đồng chí lại được tin Phan Văn Nam - người em trai ruột - cũng bị chúng đày ra đảo rồi vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Tuy đau xót tột cùng nhưng những mất mát đó không làm suy chuyển ý chí của đồng chí.

Những tù nhân ra Côn Đảo sau Khởi nghĩa Nam kỳ hầu hết bị giam cầm ở Banh 2 và Banh 3, bị tra tấn cực hình nhưng đồng chí cùng các anh em tù chính trị vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, bằng mọi giá phải bảo vệ mạng sống của tù nhân, bảo vệ cán bộ của Đảng...

Mùa thu năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đưa gần 200 tù chính trị trong đó có đồng chí Phan Văn Khỏe từ Côn Đảo trở về, tăng cường lực lượng cán bộ lãnh đạo rất quan trọng cho Đảng ta. Đồng chí được giao nhiều trọng trách, đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức, chỉ đạo phong trào, đóng góp quan trọng cho phong trào cách mạng ở tỉnh Mỹ Tho.

Tháng 3/1946, đồng chí rời quận Cai Lậy đi liên hệ công tác với các đồng chí ở quận Cái Bè. Trên đường đi, không may sa vào tay giặc, bọn chúng đã đưa đồng chí về Cai Lậy tra tấn dã man nhưng với sự kiên cường chịu đựng, đồng chí nhất quyết không khai báo.

Với âm mưu diệt hết tù chính trị ở Côn Đảo trở về và biết đồng chí là cán bộ lãnh đạo quan trọng, nên sau hai ngày không khai thác được gì, thực dân Pháp hèn hạ thủ tiêu đồng chí vào một đêm tối trời tại bãi tha ma - Gò Bà Đội Phận ở phía đông chợ Cai Lậy.

Nhằm ghi dấu công ơn của đồng chí Phan Văn Khỏe - người con ưu tú của quê hương Tiền Giang, năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3187 về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo đó, 2 di tích được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, gồm: Khu tưởng niệm đồng chí Phan Văn Khỏe (ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, TX Cai Lậy) và Đìa Trâm Ba - Căn cứ cách mạng đìa Trâm Ba (ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành).

Khu tưởng niệm đồng chí Phan Văn Khỏe được đầu tư xây dựng rộng trên 1ha, gồm các hạng mục: Sân lễ, nhà bia, cột cờ, nhà tưởng niệm, nhà lễ tân, bãi đậu xe, cổng tam quan, hệ thống hàng rào và các công trình phụ khác với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải

Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2025), chiều 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại tư gia các đồng chí ở TP HCM.
Hà Nội bố trí thêm 2 kỳ họp chuyên đề trước 1/7/2025 Tin tức

Hà Nội bố trí thêm 2 kỳ họp chuyên đề trước 1/7/2025

TTTĐ - Thường trực HĐND TP Hà Nội dự kiến từ nay đến kỳ họp thường lệ tháng 7, năm 2025 sẽ bố trí thêm 2 kỳ họp chuyên đề giữa tháng 5 và gần cuối tháng 6 để xem xét các cơ chế, chính sách liên quan khi sắp xếp đơn vị hành chính từ ngày 1/7/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản thăm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trong chương trình Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam, sáng 29/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam và tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
50 năm Thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

50 năm Thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo TP vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Lãnh đạo TP vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hà Nội "chốt" phương án 126 xã, phường sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội "chốt" phương án 126 xã, phường sau sắp xếp

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội.
Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng Tin tức

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét 20 nội dung thuộc thẩm quyền.
Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22). Kỳ họp diễn ra trong một ngày, nhằm xem xét các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới Tin tức

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

TTTĐ - Ngày 28/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp Tin tức

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

TTTĐ - TP Hà Nội tổ chức lại 526 xã, phường, thị trấn thành 126 đơn vị hành chính cơ sở mới, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn của Hà Nội.
Xem thêm