Tag

Đồng Nai: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nông nghiệp, nông thôn

Nông thôn mới 11/08/2022 17:09
aa
TTTĐ - Ngày 11/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị giao ban ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022.
Đồng Nai: Tập trung nhiều giải pháp đẩy nhanh thời gian phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Đạt mức tăng trưởng cao nhất các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Theo đó, ước giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 22,8 ngàn tỷ đồng, tăng 4,32% so cùng kỳ. Trong đó GRDP đạt 11 ngàn tỷ đồng, tăng 4,19%, cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước 2,78%), Đồng Nai là địa phương đạt mức tăng trưởng cao nhất các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.

Về trồng trọt, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát; không xảy ra tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng tới sản xuất; Diện tích gieo trồng đạt gần 262 ngàn ha, tăng gần 1% so cùng kỳ; sản lượng các loại nông sản chính như xoài, chuối, thanh long, cam, bưởi đạt mức tăng cao từ 6 - 9% so cùng kỳ; Cơ cấu cây trồng chuyển đổi linh hoạt, hợp lý, nhất là từ cây công nghiệp lâu năm sang cây ăn quả; Các mặt hàng nông sản có thị trường và giá cả tiêu thụ ổn định. Một số nông sản chủ lực của tỉnh như cà phê, tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Về chăn nuôi, phục hồi tốt, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tiếp tục là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành. Tổng sản lượng thịt hơi các loại trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 324 ngàn tấn, tăng 7,12% so cùng kỳ, trong đó sản lượng thịt heo tăng 7,7%, gà tăng 5,3%. Hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cơ bản ổn định, giá các sản phẩm heo, gà và trứng gia cầm có xu hướng tăng so với thời điểm đầu năm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được kiểm soát chặt chẽ.

Về thủy sản, tiếp tục chuyển dịch phương thức nuôi, đối tượng nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững. Sở đã phối hợp các ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đề xuất Thường trực Tỉnh ủy khảo sát, chỉ đạo công tác quản lý quy hoạch vùng nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh; sắp xếp vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An; Phát động phong trào “Chung tay bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản”, qua đó tổ chức hoạt động thả cá phóng sinh trên lưu vực sông Đồng Nai và hồ Trị An với 200 ngàn cá thể giống, đây là hoạt động thiết thực, tạo sự lan tỏa và đồng thuận cao.

Về lâm nghiệp, tình hình lâm phận ổn định, số lượng vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm; công tác sử dụng và phát triển rừng được tập trung triển khai thực hiện, như: Sản lượng gỗ khai thác đạt 207.000 m3, thu tiền dịch vụ môi trường rừng đạt gần 59% kế hoạch năm (25,62 tỷ đồng); Trồng rừng, trồng cây xanh gần 1,2 triệu cây; phối hợp tổ chức các hội nghị kết nối nhằm tạo vùng nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ gỗ 6 tháng đầu năm đạt trên 1 tỷ USD, nằm trong nhóm 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao của tỉnh. Tỷ lệ che phủ rừng 29,29%, góp phần ổn định tỷ lệ che phủ cây xanh trên địa bàn tỉnh 52%.

Tại hội nghị, đại diện Sở Công Thương báo cáo chuyên đề về công tác kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai và một số giải pháp trong thời gian tới. Đại diện UBND huyện Cẩm Mỹ báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung gắn với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030.

Đại diện UBND huyện Xuân Lộc báo cáo chuyên đề về công tác phối hợp với chính quyền địa phương với lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo chuyên đề về thực trạng và một số khó khăn trong tổ chức bộ máy của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ tỉnh đến cơ sở.

Sau khi nghe các tham luận, nhiều đại biểu đã nêu ý kiến đóng góp và thảo luận về một số vướng mắc, khó khăn, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua.

Do ảnh hưởng của sự bất ổn về địa chính trị thế giới, kéo theo lạm phát toàn cầu đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, thu nhập người dân nông thôn, như giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Nga gặp khó khăn.

Một số mặt hàng trái cây như xoài, mít, thanh long vào vụ thu hoạch nhưng tiêu thụ chậm, giá giảm sâu. Mưa trái mùa đã ảnh hương đến năng suất một số loại cây trồng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ, đặc dụng còn gặp một số khó khăn.

Các vụ vi phạm về xây dựng nhà, công trình trên đất rừng đã được các địa phương quan tâm, tuy nhiên tỷ lệ xử lý còn thấp, xử lý chưa triệt để, nhất là các vụ vi phạm trên địa bàn huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Long Thành.

Việc rà soát cập nhật, bổ sung danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, gắn với Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch vùng huyện chưa được địa phương quan tâm thực hiện.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc Sở và các phòng chuyên môn địa phương trong công tác thông tin, báo cáo chưa được đầy đủ và kịp thời. Triển khai thực hiện các Bộ tiêu chí các cấp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn. Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Tập trung phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho ngành Nông nghiệp

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi nhấn mạnh, ngoài những giải pháp được đề xuất tại báo cáo của ngành, đề nghị các ngành, địa phương cần tập trung phối hợp triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.

Về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm hoàn thiện dự thảo chương trình hành động về triển khai thực hiện 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh, theo ý kiến thành viên UBND tỉnh, trình UBND tỉnh trước ngày 20/8/2022; Đẩy nhanh tiến độ xây Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, Đề án phát triển vùng sản xuất tập trung, Dự án đánh giá đất nông nghiệp, đảm bảo tiến độ trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2022.

UBND các huyện, thành phố tham mưu huyện ủy, thành ủy ban hành nghị quyết/kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch của BCH Đảng bộ tỉnh (đến nay mới chỉ có 3 địa phương ban hành: Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Long Khánh), đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022.

Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi phát biểu tại Hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi yêu cầu các địa phương gấp rút triển khai xây dựng các đề án/kế hoạch cụ thể để phát triển các vùng sản xuất, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025; Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch của ngành về phát triển hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai theo chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Kế hoạch số 109-KH/TU ngày 31/12/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, nhất là lĩnh vực chăn nuôi và nuôi thủy sản lồng, bè.

Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, trồng cây xanh năm 2022; Tập trung hoàn thiện 3 Đề án về phát triển du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng rừng, đảm bảo tiến độ trình UBND tỉnh phê duyệt trong Quý IV/2022. Riêng đối với Đề án tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai trình UBND tỉnh trong tháng 8/2022.

Phó Chủ tịch Võ Văn Phi chỉ đạo tăng cường kiểm tra các cửa hàng vật tư nông nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các đại lý tự ý tăng giá, găm hàng, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân, nhất là lĩnh vực kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi. Hướng dẫn người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật giảm giá thành sản xuất trong bối cảnh giá vật tư đầu vào tăng cao.

Rà soát các cơ chế chính sách liên quan nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, của tỉnh, triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ban hành mới cũng như điều chỉnh các cơ chế, chính sách còn bất cập, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Hỗ trợ chủ thể OCOP; Bảo hiểm nông nghiệp; Thu hút, ưu đãi hỗ trợ đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Chính sách cho lực lượng công tác viên ngành nông nghiệp.

Tiếp tục theo dõi, thực hiện tốt công tác thông tin dự báo thị trường tiêu thụ nông sản; Thống kê các mặt hàng nông sản tiêu thụ từ nay đến cuối năm 2022 để xây dựng phương án hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm; Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp xây dựng các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và áp dụng các quy trình kỹ thuật để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Tiếp tục phát triển, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp, gắn việc thành lập mới hợp tác xã với xây dựng chuỗi liên kết; chuẩn bị tốt nội dung tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về bàn giải pháp về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ nay đến cuối năm 2022 tổ chức 2 lần họp Hội đồng thẩm định tỉnh (tháng 8 và tháng 12) để đánh giá công nhận năm 2022, do đó đề nghị các địa phương rà soát lại đối với các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn năm nay, điều chỉnh lộ trình, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí chưa đạt cho phù hợp với thời gian họp Hội đồng thẩm định của tỉnh.

Sở NN&PTNN chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND ban hành các Bộ tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, hoàn thành trong quý IV/2022. Các ngành, địa phương rà soát, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, lộ trình, nhất là các giải pháp về nguồn vốn, đảm bảo hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai: Những bất cập tại dự án khu dân cư A1-C1 đô thị Dầu Giây Đồng Nai: Những bất cập tại dự án khu dân cư A1-C1 đô thị Dầu Giây
Triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực Triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực
Đồng Nai: Trao tặng hơn 400 phần quà tới các gia đình chính sách phường Phước Tân Đồng Nai: Trao tặng hơn 400 phần quà tới các gia đình chính sách phường Phước Tân

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Xem thêm