Du xuân bên gia đình là điều ấm áp nhất
Hành trình du Xuân 900km bằng xe đạp dọc các tỉnh miền Trung Ngành đường sắt điều chỉnh giảm giá vé tàu phục khách du Xuân Xu hướng du xuân thưởng tết mới mẻ của người Việt |
Khước từ chơi xa vì chỉ muốn gần nhà
Trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, Tết cổ truyền là thời điểm thiêng liêng. Tết là để trở về, quây quần bên gia đình thân yêu sau một năm làm việc vất vả.
Vứi nhiều người trẻ, đón Tết cùng gia đình hay đi du lịch ở một nơi xa luôn là một lựa chọn khó khăn |
Với nhiều bạn trẻ, Tết là để đoàn viên, sum họp, không gì có thể sánh được cảm giác ấm áp khi được ở bên mẹ cha, chăm sóc ông bà hay ngồi bên bếp lửa làm những món ăn truyền thống.
Được nhóm bạn thân rủ đi chơi Tết ở Hà Giang để vừa trải nghiệm những miền đất mới, vừa tìm hiểu phong tục đón tết của người dân nơi đây nhưng bạn Tạ Thu Uyên, sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Mình từ chối du xuân ở xa, mình quyết định về ăn Tết với ba má ở Bình Định. Mỗi người mỗi quan điểm riêng nhưng mình cho rằng Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Mình thích đón Tết ở quê với người thân. Về Bình Định, mình cũng sẽ du xuân cùng ba má ở những địa điểm đẹp của Bình Định.”, Uyên nói.
Thay vì chọn đến những nơi tấp nập, đông đúc, Đỗ Minh Huy, 23 tuổi, quê Quảng Trị lại có cách “chơi tết” khác lạ hơn: cắm trại trên thung lũng điện gió ở gần nhà để tận hưởng không khí trong lành của mùa xuân.
Minh Huy cùng bạn bè lựa chọn du xuân gần nhà chứ không đi chơi xa |
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được ví là thung lũng của điện gió. Nơi đây từ lâu đã được nhiều người biết đến có một “tiểu Đà Lạt” với thời tiết trong lành, cảnh vật thiên nhiên hoang sơ. Minh Huy cùng bạn bè hết sức thích thú với cảnh vật kỳ vĩ của vùng núi Quảng Trị và vừa có trải nghiệm cắm trại dưới chân trụ điện gió.
“Mình ở thành phố nhưng từ lâu đã biết đến huyện Hướng Hóa có cảnh vật rất đẹp. Mình cùng bạn bè hết sức thích thú, từ không khí trong lành của mùa xuân đến cảm giác có hơi 'sởn da gà' khi cắm trại dưới trụ điện gió, mọi thứ rất mới lạ”, Huy nói.
Đi đâu cũng được, miễn là cùng gia đình
Trong một năm dài bộn bề với công việc, có thể nói dịp Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất. Tận dụng khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá này, những năm gần đây, nhiều gia đình đã lựa chọn đi du xuân ở một nơi xa thay vì ăn tết truyền thống tại nhà.
Giới trẻ ngày càng muốn được xê dịch nhiều hơn dù cho là những ngày Tết |
Là một người thích du ngoạn, khám phá, chị Trần Thu Cúc ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa cho biết: “Đi du lịch ngày Tết vừa có thể dành trọn thời gian bên người thân, vừa cho các con thêm cơ hội học hỏi những điều mới mẻ và trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để khám phá văn hóa của những vùng miền khác nhau thông qua các lễ hội mùa xuân độc đáo”.
Anh Nguyễn Anh Khoa ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên đã nhiều năm chọn xuất ngoại du xuân mỗi kỳ nghỉ lễ, Tết vì lo ngại quá tải các điểm du lịch trong nước.
“Mỗi địa phương chỉ có một số điểm đến hot nên chắc chắn dịp Tết, mọi người sẽ đổ dồn về đó. Lúc đó rất đông người, đi ngắm cảnh không được, ăn uống cũng không xong. Rồi tàu xe… cái gì cũng đắt. Vì thế gia đình tôi thường “né” đi chơi trong nước mỗi dịp cao điểm. Năm nay tôi không đi du xuân xa, chỉ về quê xem lễ hội, cảnh vật và thăm họ hàng.”, anh Khoa chia sẻ.
Nét đẹp truyền thống của Tết Nguyên đán là đoàn viên. Tết là trở về nhà, người đi xa mong về quê, người ở nhà mong ngóng người ở xa. Tết mang ý nghĩa gắn kết tình cảm thiêng liêng trong mỗi gia đình. Chính vì vậy, đón Tết cùng gia đình hay đi du lịch ở một nơi xa luôn là một lựa chọn khó khăn. Dù lựa chọn phương án nào để đón Tết thì cũng cần lưu ý gìn giữ không khí Tết ấm áp cho gia đình mình và phù hợp với tài chính.