Tag

Đưa nông thôn Chương Mỹ trở thành những miền quê đáng sống

Nông thôn mới 27/11/2024 15:14
aa
TTTĐ - Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, công cuộc xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, diện mạo nông thôn và đời sống của người dân ngày càng thay đổi rõ rệt.

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Xã dân tộc miền núi đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Tăng cường phối hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Hai xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn kiểu mẫu

Đoàn thẩm định nông thôn mới của thành phố Hà Nội do đồng chí Ngọ Văn Ngôn - Phó Chánh chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố làm Trưởng đoàn cùng đại diện các Sở, ngành đã thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại 4 xã của huyện Chương Mỹ gồm: Trần Phú, Hợp Đồng, Ngọc Hòa và Thanh Bình.

Tại các xã, đại diện các sở, ngành của thành phố là thành viên Đoàn thẩm định đã đi kiểm tra thực tế các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao và các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu.

Xã Trần Phú hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023. Xã Hợp Đồng đã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2021. Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, cả 2 xã tiếp tục triển khai xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong đó, xã Trần Phú đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực là: Y tế, Giáo dục và Đào tạo. Xã Hợp Đồng đăng ký xây dựng xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên 4 lĩnh vực: Văn hóa, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và An ninh trật tự.

Đưa nông thôn Chương Mỹ trở thành những miền quê đáng sống
Thành viên Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Trần Phú. Ảnh: Nguyễn Mai

Kết quả triển khai thực hiện, với tiêu chí bắt buộc là thu nhập, cả 2 xã đều đạt trên 80 triệu đồng/người/năm; đối với mô hình thôn thông minh, xã Trần Phú thực hiện tại thôn Trung Tiến, xã Hợp Đồng thực hiện tại thôn Thái Hòa.

Đến nay, các thôn đều đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của các Tổ công nghệ số cộng đồng; tích cực hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng thông minh trên điện thoại phục vụ chuyển đổi số; nhà văn hóa các thôn đều có hệ thống wifi miễn phí, trang bị máy tính kết nối mạng để phục vụ việc tra cứu các văn bản pháp luật, các thủ tục hành chính… Đối với các lĩnh vực tự chọn các xã đã triển khai, đạt nhiều kết quả.

Tại buổi thẩm định, các thành viên trong Đoàn đã đánh giá, chấm điểm 19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và các tiêu chí bắt buộc, tiêu chí lựa chọn xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của 2 xã.

Kết quả, xã Trần Phú đạt 93,85/100 điểm đối với 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao và đạt 96/100 điểm đối với xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Xã Hợp Đồng đạt 95,2/100 điểm đối với 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao và đạt các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí lựa chọn trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Với kết quả này, Đoàn thống nhất kết quả xã Trần Phú và Hợp Đồng đủ điều kiện trình UBND thành phố công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Hai xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Cũng trong đợt thẩm định kết quả xây dựng Nông thôn mới, Đoàn thẩm định của thành phố đã tổ chức thẩm định kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao đối với xã Ngọc Hòa và xã Thanh Bình.

Trong năm 2024, xã Ngọc Hòa và xã Thanh Bình đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế đều được đầu tư xây dựng khang trang.

Đối với xã Ngọc Hòa, với lợi thế có cụm công nghiệp Ngọc Hòa và giáp Khu công nghiệp Phú Nghĩa đã thu hút hơn 5.000 lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, người dân có việc làm và thu nhập ổn định.

Đưa nông thôn Chương Mỹ trở thành những miền quê đáng sống
Đoàn thẩm định kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Trần Phú

Tại xã Thanh Bình, người dân có truyền thống chăn nuôi trang trại. Hiện cả xã có 94 trang trại chăn nuôi gia cầm, 16 trang trại chăn nuôi lợn gia công cho cho các công ty. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn khoảng 1.000 hộ tham gia sản xuất và phát triển nghề mây tre giang đan, hơn 1.000 lao động xuất khẩu.

Xã Thanh Bình còn là điểm sáng trong công tác vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, đường hoa tô đẹp thêm diện mạo nông thôn. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Xã đã xã hội hóa lắp đặt thiết bị thể dục thể thao ngoài trời tại các điểm công cộng đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của Nhân dân.

Tại hội nghị thẩm định kết quả xây dựng Nông thôn mới, Đoàn thẩm định đã kiểm tra hồ sơ và thẩm định thực tế các tiêu chí. Kết quả, xã Ngọc Hòa và xã Thanh Bình đủ điều kiện đề nghị UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Đồng chí Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh văn phòng Chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Không khí xây dựng Nông thôn mới sôi nổi ở các địa phương thể hiện sự vào cuộc của cán bộ và các tầng lớp Nhân dân địa phương.

Việc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao không dừng ở danh hiệu mà là ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của Nhân dân. Tuy vậy, 2 xã Trần Phú và Hợp Đồng đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 của huyện Chương Mỹ năm 2024 mới chỉ thực hiện trên các lĩnh vực: Văn hóa, Giáo dục và Đào tạo, Y tế. Đây là các tiêu chí đầu tiên có thể dễ dàng thực hiện được.

Trong khi đó, nhiều lĩnh vực khác như: Sản xuất, môi trường, an ninh trật tự, chuyển đổi số… là căn cốt để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân vẫn chưa đạt. Đồng chí Ngọ Văn Ngôn đề nghị các 2 xã và UBND huyện Chương Mỹ tiếp tục chỉ đạo, triển khai, rà soát để các địa phương sớm đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện trên cả 8 lĩnh vực.

Đối với xã Ngọc Hòa và xã Thanh Bình, thời gian tới cần tập trung hoàn thiện một số tiêu chí và bổ sung tài liệu minh chứng còn chưa đảm bảo theo yêu cầu đã được các thành viên Đoàn thẩm định của thành phố chỉ ra. Đồng thời tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp để trở thành những miền quê đáng sống.

Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Gần 14% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân đã có nước Nông thôn mới

Gần 14% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân đã có nước

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển) ngay trong ngày đầu lấy nước Đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có 66.482 ha gieo cấy của khu vực này đã được lấy nước.
Hà Nội vận hành 121 trạm bơm lấy nước gieo cấy vụ xuân 2025 Nông thôn mới

Hà Nội vận hành 121 trạm bơm lấy nước gieo cấy vụ xuân 2025

TTTĐ - Tận dụng tối đa nguồn nước điều tiết hồ thủy điện, Hà Nội vận hành 121 trạm bơm lấy nước phục vụ đổ ải, gieo cấy vụ xuân 2025 trong ngày đầu tiên của đợt 1.
Định hướng tương lai phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam Nông thôn mới

Định hướng tương lai phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu, ngành hoa, cây cảnh Việt Nam cần những bước đi đột phá. Tọa đàm "Tương lai ngành hoa cây cảnh Việt Nam" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức là cơ hội để các bên quan tâm cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho sự phát triển bền vững.
Nông dân Thủ đô "muốn đi xa hãy đi cùng nhau" Nông thôn mới

Nông dân Thủ đô "muốn đi xa hãy đi cùng nhau"

TTTĐ - Chiều 7/1, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, 15 năm thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 20/10/2009 của UBND thành phố; Tổng kết Công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phát động thi đua năm 2025.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phú Yên: Tương ớt Đồng Cam đạt chuẩn OCOP nhờ thay đổi cách làm Nông thôn mới

Phú Yên: Tương ớt Đồng Cam đạt chuẩn OCOP nhờ thay đổi cách làm

TTTĐ - Sản phẩm Tương ớt Đồng Cam của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), vừa được Hội đồng thẩm định OCOP huyện Phú Hòa đánh giá và cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân Nông thôn mới

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân

TTTĐ - Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân.
Nông dân cùng hiến kế để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại Nông thôn mới

Nông dân cùng hiến kế để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn bà con nông dân, hợp tác xã hiến kế, góp ý với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý để cùng nhau xây dựng đất nước, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Hà Nội  hoàn thành vượt chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP năm 2024 Nông thôn mới

Hà Nội hoàn thành vượt chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP năm 2024

Mặc dù mục tiêu thành phố đặt ra năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP nhưng đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt mục tiêu đề ra.
Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải Nông thôn mới

Cần thay đổi tư duy xây dựng Nông thôn mới ở Mù Cang Chải

TTTĐ - Làm việc với BCH Đảng bộ huyện Mù Cang Chải vào sáng 28/12, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, huyện Mù Cang Chải cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong việc xây dựng Nông thôn mới với phương châm "chỉ bàn làm không bàn lùi” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm