Tag

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Văn học 18/03/2023 09:00
aa
TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng bài thơ “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, tòa soạn đã nhận được lời bình rất sâu sắc và tâm huyết của nhà phê bình văn học Nguyễn Lan. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta” Cây chẳng cạn vơi nhựa sống một đời Nụ cười em - tăng tuổi thọ đời anh! Gửi về người xưa một “bến đỗ bình yên” Hương vị tình đời, tình người

Dường như có cái duyên rất lạ với thơ Hồng Vinh. Đã muốn tảng lờ, lướt trôi, muốn đi qua, nghiêng ngó chút thôi nhưng mấy cái dấu (?), dấu (!) song trùng bên nhau như nam châm hút chân dừng lại. Và thế là, chuyện “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” đến một cách tự nhiên như cơn mưa bất chợt.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh
Tháp rùa trong sương sớm

Giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm, tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn như những chứng nhân lịch sử, trầm mặc, lặng lẽ chứng kiến bao đổi thay của đất nước, dân tộc làm nên nền văn hiến ngàn năm của người dân Việt Nam. Cảnh sắc cổ kính, hữu tình nơi đây cũng là nơi gửi gắm bao tâm sự, chuyện tình lứa đôi.

“Hơn 20 năm, mới có dịp ngồi lâu ngắm Hồ Gươm

Tháp Rùa vẫn rêu phong trầm mặc

Cây quanh đền Ngọc Sơn xanh màu tĩnh lặng

Bên cầu Thê Húc bóng ai?!”

Chuyện tình lưu lại nơi đây hơn 20 năm về trước. Thời gian đủ để dài, đủ để ngấm đối với một đời người, nhưng liệu đã đủ chín đối với một tình yêu? “Hơn 20 năm, mới có dịp ngồi lâu ngắm Hồ Gươm”. Bộn bề công việc đến thế sao, hay có ẩn tình chi mà đến nay, khi tuổi đã đứng bóng, mới có dịp chậm lại, ngồi lâu ngắm Hồ Gươm? Hay chỉ là mượn duyên, mượn cớ để nhớ về người xưa?

Mượn cái “rêu phong, trầm mặc”, “màu xanh tĩnh lặng”, mượn màu cổ kính nơi không gian xưa, mở ra câu chuyện tâm tình dang dở. Và cũng thật lạ khi tác giả “cố tình” coi làn nước xanh là “nhân chứng thời gian”. Đây là việc xưa nay không thấy. Bởi lẽ rất tự nhiên, làn nước có bao giờ tĩnh, có bao giờ đứng yên? Nó vận động, chảy trôi không ngừng. Heraclitus đã từng nhận xét xanh rờn: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” để khẳng định mọi thứ luôn ở trong trạng thái biến động, luôn đổi thay.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Ông cho rằng “sự vận động liên tục chính là bản chất của thiên nhiên. Mọi vật đều vận động trong mọi lúc, mọi nơi ngay cả trong bản thân sự vật và không bao giờ tồn tại vĩnh viễn”. Ai đoán biết được, sự chảy trôi ấy không mang theo, cuốn đi chuyện cũ? Lấy làn nước để làm nhân chứng, e không vững bền, không chắc chắn.

Ấy vậy mà, trong mắt nhìn và trái tim thi sĩ, vạn vật như đứng yên, thời gian “hình như ngủ quên” chỉ để lưu “chuyện ngày ấy”. Và cái quy luật mà Heraclitus đã tổng kết lại minh chứng cho dòng chảy tình yêu vẫn tràn trong trái tim giấu kín mấy thập niên. “Cụ rùa” Hồ Gươm nay đã về “miền cổ tích”, nhưng có lẽ thời ấy, “cụ” còn sống và biết đâu rằng, “cụ” đã từng nhô lên chứng giám cho tình yêu lứa đôi.

Làn nước xanh - nhân chứng thời gian

Giấu cụ Rùa về miền cổ tích

Tán liễu cạnh hồ thờ thẫn

Nhà bưu điện, kim đồng hồ hình như ngủ quên?!

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Cảnh vật dường như bất động, không chút âm thanh, cũng chẳng có đường nét. Tất cả chỉ một màu xanh tĩnh lặng, trầm mặc được phủ trùm bởi tâm trạng “thờ thẫn”. Và ký ức một thời tràn về…

“Nhớ ngày ấy tóc em trùm vai mướt đen

Mắt đắm đuối nhìn anh, muốn nói điều sâu lắng

Nhưng bỗng mưa bất chợt

Chuyện tâm tình đành dang dở trôi đi...”

Nhớ mái tóc mướt đen, nhớ ánh mắt đắm đuối và nhớ cả nguyên cớ làm dang dở cuộc tình. “Điều sâu lắng” đâu chưa kịp nói, “nhưng” bỗng đâu “cơn mưa bất chợt”. Một chữ “nhưng” thôi đã đánh đổi “điều sâu lắng” bằng “Thời gian ghềnh gập bể dâu”, bằng “Cả đời em phải hứng chịu sầu đau!”, bằng giây phút “Anh ngồi lặng giữa chiều tà buông xuống… Tim hỏi thầm: Em đang ở nơi nào”. Suy tư nối tiếp suy tư. Buông câu hỏi, mà không tìm thấy lời đáp.

Cái hay ở đây là biện pháp đảo từ. “Ghềnh gập” như nút thắt khiến trở ngại đẩy lên tới mức trùng trùng! Một cơn mưa bất chợt, tất cả thành dở dang, thành ký ức, thành nỗi niềm hồi tưởng xa xót bên Hồ Gươm.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

“Hàng ngàn cơn mưa đã qua từ ngày ấy

Những dòng thư lờ lững còn đây

Hiểu lầm cứ dồn theo năm tháng

Hồi tưởng buông những tiếng thở dài...”

Tưởng chừng tâm trạng thờ thẫn, chìm trong dòng hồi tưởng tiếc nuối kéo dài không dứt. Nhưng không, sau “những tiếng thở dài…”, có gì đó như tươi sáng hơn, nhẹ nhõm hơn. Không còn cảm giác nặng nề, trĩu nặng và có phần u uất do hiểu lầm ở tại cơn “mưa bất chợt”.

“Nắng đã hửng lên rồi”. Một từ “hửng” làm sáng bừng cảm xúc, rọi ấm cả không gian. Một từ “hửng” xua tan những âu lo, suy tư về “ghềnh dập bể dâu”, và một đời “sầu đau”. Một từ “hửng” mang lại cảm giác bình yên, tươi mới. Có lẽ, chỉ có cây bút lão luyện với nghề mới có thể dùng từ đắt đến vậy!

“Nhưng em hỡi, nắng đã hửng lên rồi

Chim lạc đàn đã tìm về với mẹ

Qua tháng năm lên rừng, xuống biển

Bến đỗ bình yên sẽ đến với em”.

Hình ảnh “Bến đỗ bình yên” kết lại bài thơ đã mở ra một tương lai viên mãn cho em, cho trái tim luôn hướng về em, như sự bù trừ của quy luật cuộc sống. Khổ đau qua đi, niềm vui sẽ đến, “bình yên” luôn bên em.

Đọc thêm

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất Văn học

Những tín hiệu vui từ Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất

TTTĐ - Sau một năm phát động, Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã có những tín hiệu vui, hứa hẹn mùa bội thu.
Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam Văn hóa

Phát động cuộc thi sáng tác truyện tranh Việt Nam

TTTĐ - Cuộc thi sáng tác truyện tranh do Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng phát động nhằm tìm kiếm các tác giả, họa sĩ và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam.
Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 Văn học

Khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần thứ 5

TTTĐ - Tối 31/5, tại đường sách, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh lần 5, năm 2024 với chủ đề “Vui hè cùng sách hay”.
Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam Văn hóa

Tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng nước Áo đến Việt Nam

TTTĐ - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giới thiệu sách thiếu nhi của nhà văn nước Áo nổi tiếng Mira Lobe với độc giả Việt Nam. Chương trình mong muốn kết nối giao lưu hai nền văn hóa Áo - Việt, cũng là cơ hội giới thiệu đến độc giả Việt Nam nền văn học thiếu nhi Áo qua các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mira Lobe.
Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè Văn học

Hấp dẫn "buffet sách" cho thiếu nhi trải nghiệm mùa hè

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Hội sách do Đinh Tị Books tổ chức không chỉ tạo không gian vui chơi bổ ích, thiết thực và lành mạnh cho các bạn nhỏ mà còn góp phần phát triển và nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.
Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng Văn học

Mùa hè lý thú cho thiếu nhi với Tháng sách Kim Đồng

TTTĐ - Chào đón Tết Thiếu nhi 1/6, mở ra một mùa hè khám phá đầy lý thú, chào mừng kỉ niệm 67 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng (17/6/1957 - 17/6/2024), trong khuôn khổ Tháng sách Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều sách mới, phong phú đa dạng thể loại dành cho trẻ em và bạn đọc trẻ.
Tìm trăng Văn học

Tìm trăng

TTTĐ - Trăng là đề tài muôn thuở, nhưng luôn mang hơi thở mới của cuộc sống con người, nhất là trong tình yêu đôi lứa. Còn mãi hình tượng đẹp trong câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”.
Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội” Văn học

Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

TTTĐ - “Từ Việt Bắc về Hà Nội” là tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của PGS.TS, nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Tác phẩm khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu Văn học

Chuyện tình mùa hội sen - bức tranh tinh tế về tình yêu

TTTĐ - Bài thơ "Chuyện tình mùa hội sen" của Nguyễn Hồng Vinh mở đầu bằng một bức tranh sặc sỡ của Lễ hội hoa Sen tại Hà Nội. Người đọc được dẫn vào một không gian đầy màu sắc và hương thơm của hoa sen, cùng với sự hội tụ của nam thanh, nữ tú từ khắp nơi, tạo nên một bầu không khí rộn ràng và tươi mới.
Gắn kết tình cảm gia đình hơn với tiểu thuyết “Mẹ sống cùng tôi” Văn học

Gắn kết tình cảm gia đình hơn với tiểu thuyết “Mẹ sống cùng tôi”

TTTĐ - "Mẹ sống cùng tôi" là tiểu thuyết hiện đại Hàn Quốc kể về cuộc sống của hai mẹ con bà Kang Soon Hee trong nhà trọ Yeon Hwa do chính bà làm chủ. Cuốn sách ra mắt độc giả Việt Nam đúng dịp Ngày của Mẹ (12/5). Bởi vậy, nó càng trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta đọc trong dịp này, như một lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến những người mẹ.
Xem thêm