Tag

ePac phá kỷ lục về số lượng máy in kỹ thuật số HP Indigo 

Chuyển đổi số 10/05/2020 17:10
aa
TTTĐ - HP Inc và ePac Flexible Packaging, công ty dẫn đầu về in ấn bao bì kỹ thuật số sử dụng công nghệ HP Indigo tại Hoa Kỳ, cho biết, ePac vừa lập kỷ lục mới về số lượng máy in kỹ thuật số HP Indigo 20000 được vận hành trên toàn cầu vào đầu năm nay.

ePac phá kỷ lục về số lượng máy in kỹ thuật số HP Indigo

ePac thúc đẩy ngành in ấn bao bì phức hợp kỹ thuật số tại các thị trường mới nổi

Bài liên quan

HP ra mắt dòng máy in mới, nhỏ gọn, bền bỉ, cùng tiện ích không dây sáng tạo

Máy in kỹ thuật số HP Indigo thế hệ thứ 5 và 6: Giải pháp mới thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

HP nỗ lực cùng Việt Nam nắm bắt làn sóng công nghiệp 4.0

Nhận ngay máy tính HP Stream hoặc Asus sành điệu và hiểu hơn về Office 365

Thành tích này đạt được nhờ lượng khách hàng tăng gấp đôi vào năm trước cũng như do nhu cầu thị trường liên tục gia tăng. Năm 2019, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm thị phần lớn trong thị trường in ấn bao bì, đây là kết quả từ việc các nhà cung cấp tập trung cung ứng các loại bao bì in giá rẻ trong khi vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn công nghiệp về an toàn, chất lượng, hiệu quả, thời gian hoàn thành, và đổi mới trong công nghệ in.

Khu vực này cũng có dự báo tăng trưởng cao nhất trong bối cảnh doanh thu mảng bán lẻ điện tử đang ngày càng tăng, cùng với đó là nhu cầu in ấn ngày càng lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, giúp thúc đẩy giá trị thị trường in ấn bao bì toàn cầu, dự kiến đạt gần 503 tỷ USD trước năm 2027.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đóng gói bao bì phản ánh rõ nét nhu cầu tiêu dùng của khu vực với xu thế tăng trưởng mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 đến 20%. Hỗ trợ cho xu thế này là năng lực của Việt Nam sẵn sàng cung ứng trang thiết bị, máy móc, vật liệu cũng như sẵn sàng đầu tư xây dựng nhà máy. Năm 2017, cả nước có khoảng 1.500 doanh nghiệp in ấn và đóng gói bao bì công nghiệp, đạt doanh thu hơn 2 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài ra, tương tự các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang chịu sức ép cực lớn về cắt giảm chi phí, cải thiện năng suất và khả năng tự chủ trong in ấn bao bì cũng như phục vụ cho nhu cầu số hóa.

Đó cũng chính là những nhu cầu và xu hướng của thị trường mà ePac hướng đến giải quyết. Với mục tiêu phủ sóng tại các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ và châu Âu vào năm 2020, ePac hiện cung cấp các giải pháp bao bì sản phẩm, trong đó có in ấn, cho 6.000 khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các khách hàng của ePac được hưởng nhiều lợi ích của công nghệ in kỹ thuật số HP Indigo với lợi thế tạo đơn hàng cả trong ngắn, trung và dài hạn vô cùng kinh tế. Hướng đến chủ yếu là các nhà sản xuất thực phẩm và đơn vị đóng gói, ePac cam kết trả thành phẩm trong vòng 10 - 15 ngày làm việc.

ePac mang sứ mệnh hỗ trợ các công ty sản xuất tại địa phương có thêm lợi thế cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn nhờ bao bì sản phẩm vượt trội. Các khách hàng của ePac chủ yếu là các công ty thuộc ngành hàng tiêu thụ cỡ vừa và nhỏ tại địa phương, trong đó có nhiều khách hàng chuyên cung cấp các sản phẩm sáng tạo, có nguồn gốc tự nhiên đến với người tiêu dùng.

Bước tiến gần đây của ePac vào thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, với chi nhánh đầu tiên tại Indonesia, là minh chứng cho cam kết của công ty nhằm đổi mới nền công nghiệp bao bì hàng tiêu dùng.

Sản phẩm in ấn kết hợp giữa HP và ePac
Sản phẩm in ấn kết hợp giữa HP và ePac

Bên cạnh đó, nền tảng số hóa toàn diện của ePac cũng thân thiện với môi trường hơn quy trình in ấn truyền thống bằng cách tối ưu các bước xử lý chất thải và giảm thiểu năng lượng tiêu thụ. Các doanh nghiệp có thể đặt hàng theo nhu cầu, dẫn đến lượng bao bì dư thừa ít hơn cũng như xả thải ít hơn. Ngoài ra, ePac còn cung cấp nhiều lựa chọn màng film có khả năng tái chế, tái chế hậu tiêu thụ hoặc phân hủy.

“Với lợi thế in ngay tại chỗ, trả thành phẩm nhanh chóng, công nghệ này được khách hàng của chúng tôi đánh giá là một công cụ hữu ích để mở rộng thị phần cho thương hiệu. Ngày nay một lượng lớn đơn hàng của chúng tôi đến từ các khách hàng thường xuyên.” ông Carl Joachim, Giám đốc Tiếp thị của ePac cho biết.

Dự kiến đến cuối năm 2020, ePac sẽ vận hành tổng cộng 52 máy in HP Indigo 20000 và mở rộng ra hơn 20 chi nhánh toàn cầu.

“ePac đang dẫn đầu xu thế in ấn bao bì kỹ thuật số phức hợp trên thế giới nhờ áp dụng thành công mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ in kỹ thuật số HP Indigo tại nhiều chi nhánh mới. Đợt mở rộng này sẽ mang đến nhiều cơ hội mới hơn nữa cho các thương hiệu và khách hàng đầu cuối được tiếp cận với các lợi ích của công nghệ in kỹ thuật số, với thời gian trả thành phẩm nhanh chóng, không yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu, ít phát thải cũng như cho phép biến đổi dữ liệu không giới hạn để phân chia nhóm khách hàng, tùy biến và cá thể hóa bản in,” Alon Bar-Shany, tổng giám đốc HP Indigo cho biết.

ePac chuyên cung cấp các sản phẩm bao bì dành cho các mặt hàng cà phê, thức ăn cho thú cưng, thực phổ bổ sung, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm hữu cơ, sản phẩm từ sữa, đồ ăn khô, mứt, bánh kẹo, v.v..

Năm 2019, nhằm chuẩn bị cho đợt mở rộng quy mô trên toàn cầu của mình, ePac đặt thêm 24 máy in kỹ thuật số HP Indigo 20000 và trở thành đơn đặt máy in ấn bao bì lớn nhất của HP. Gói đầu tư này có trị giá hơn 100 triệu USD, bao gồm cả thiết bị phần cứng, mực in và các dịch vụ hậu mãi trong nhiều năm.

Máy in kỹ thuật số HP Indigo 20000 được trang bị khổ in rộng đến 30 inch (76cm), có khả năng in lặp lại bản in dài đến 42 inch, đồng thời được trang bị các tùy chọn in mực trắng. ePac còn ứng dụng công nghệ PrintOS của HP vào dây chuyền sản xuất nhằm quản lý năng suất in ấn cho toàn bộ dây chuyền in ấn.

Tham khảo thông tin về máy in kỹ thuật số HP Indigo 20000 tại hp.com/go/hpindigo20000.

HP Inc. (NYSE: HPQ) kiến tạo công nghệ giúp cuộc sống trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi. Chúng tôi mang đến những trải nghiệm đáng kinh ngạc thông qua danh mục máy tính cá nhân, các giải pháp máy in và máy in 3D. Để biết thêm thông tin chi tiết về HP Inc., xin vui lòng truy cập www.hp.com.

Đọc thêm

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số" Công nghệ số

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số"

TTTĐ - "Bình dân học vụ số" mang sứ mệnh khai sáng kỹ năng số, tương tự như "Bình dân học vụ" xóa nạn mù chữ năm xưa. Trong kỷ nguyên số, thiếu hụt kiến thức công nghệ đồng nghĩa với việc bị gạt ra ngoài lề cuộc sống hiện đại. Phong trào này chính là chiếc chìa khóa để mọi người tự tin bước vào thế giới số, không ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó, Bình Dương đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" - một cuộc cách mạng học tập trong kỷ nguyên số, đặt người dân làm trung tâm.
Bước ngoặt giúp hộ kinh doanh "lột xác" bằng công nghệ Chuyển đổi số

Bước ngoặt giúp hộ kinh doanh "lột xác" bằng công nghệ

TTTĐ - Theo CEO trẻ Phan Bá Mạnh - Nhà sáng lập Công ty Công nghệ An Vui, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ là chính sách hỗ trợ, mà là cú hích chiến lược để hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ tại Việt Nam bước vào kỷ nguyên số hóa.
5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng Chuyển đổi số

5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng

TTTĐ - Đà Nẵng chú trọng 5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển gồm: Thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo riêng; xây dựng thị trường vốn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ; xây dựng hệ sinh thái công nghệ trong cuộc sống người dân; thành lập nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm và tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương Công nghệ số

Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương

TTTĐ - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 890/QĐ-TTg ngày 9/5/2025 thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương.
Không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ khi giải quyết TTHC Chuyển đổi số

Không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ khi giải quyết TTHC

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1850/UBND-NC về việc thực hiện một số nội dung khi sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngân hàng số sở hữu công nghệ sinh trắc học cấp độ cao nhất Chuyển đổi số

Ngân hàng số sở hữu công nghệ sinh trắc học cấp độ cao nhất

TTTĐ - Giải pháp sinh trắc học khuôn mặt Cake Face Authen của Ngân hàng số Cake by VPBank vừa được cấp chứng nhận quốc tế ISO cấp độ 2. Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên được iBeta công nhận đạt level 2 - cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt.
Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Công nghệ số

Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, vừa công bố hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), ra mắt bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện, được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình thanh toán và nhận thanh toán, và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi Công nghệ số

Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi

TTTĐ - Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, kể từ ngày 8/5/2025, Trung tâm chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi.
Nhân rộng mô hình điểm, lan tỏa phong trào "Bình dân học vụ số" Chuyển đổi số

Nhân rộng mô hình điểm, lan tỏa phong trào "Bình dân học vụ số"

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 1792/UBND-ĐMPT chỉ đạo các đơn vị về việc thực hiện Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 ngày 22/4/2025 của Ban Chỉ đạo 57 Thành ủy về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn thành phố.
Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám Công nghệ số

Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám

TTTĐ - Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã xây dựng chính sách quy định người làm nghiên cứu cũng được hưởng tối thiểu 30% kết quả thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ. Nhiều đại biểu đồng tình cho rằng, đây là quy định mới, tạo cơ chế đột phá, khuyến khích nhà khoa học tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu. Do đó cần quy định mức "lợi nhuận" cụ thể để thu hút nhà khoa học "đầu tư", phát huy nguồn lực chất xám.
Xem thêm