“Gái tỉnh lẻ” - tác phẩm “rút ruột tằm từ cây bút chắc nghề”
36 tác phẩm đạt giải về văn hóa ứng xử của cán bộ 41 tác phẩm đạt Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VI Các tác phẩm đoạt giải được đầu tư công phu, sắc sảo, hiện đại |
Thông điệp về khát vọng hoàn thiện bản thân
Sáng 20/1, tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội, Nhà biên kịch Huệ Ninh chính thức giới thiệu cuốn truyện dài “Gái tỉnh lẻ" đến với độc giả, cùng chương trình văn nghệ kết hợp cùng sự thảo luận, tọa đàm của các nhà lý luận phê bình văn học và độc giả yêu văn học.
Chương trình còn có sự hấp dẫn đặc biệt bởi trích đoạn kịch thể hiện một lát cắt trong nội dung cuốn sách mang nhan đề “Cuộc chiến vợ chồng”.
Trích đoạn kịch trong buổi ra mắt tác phẩm "Gái tỉnh lẻ" của nhà văn Huệ Ninh |
Nội dung cuốn sách gửi gắm một thông điệp về khát vọng hoàn thiện bản thân và luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Dù cho gian khó, bão giông thể nào vẫn luôn giữ vững niềm tin, đam mê, nhiệt huyết, sự thiện tâm, chắc chắn những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện “Gái tỉnh lẻ” kể về cuộc đời nhân vật chính là Huyền Anh - một cô gái nhà lành ở tỉnh lẻ.
Câu chuyện từng bước tái hiện cuộc sống đa sắc, đa thanh trong suốt thời thơ ấu, đến lúc Huyền Anh đi học xa nhà, lấy chồng, và trưởng thành. Mỗi chặng đường đều có những sự kiện đặc biệt oái oăm không thể đoán định, cũng chẳng thể lường trước và không giống ai.
Phát biểu tại buổi lễ, nhà biên kịch Huệ Ninh cho biết lý do ra mắt đứa con tinh thần: “Trong hành trình cần cầm hút hơn 20 năm của người viết, tôi đã viết rất nhiều thể loại từ: truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận, phim truyền hình, kịch bản sân khấu, kịch bản truyền thanh và làm cả podcast.
Đây là lần đầu tiên tôi dấn thân vào thể loại truyện dài với một câu chuyện đặc biệt, ó đặc biệt ở chỗ tôi viết không phải phải mưu sinh, không do một đơn đặt hàng nào mà xuất phát từ sự đau đáu tự thân.
Nhà văn Huệ Ninh Nguyễn phát biểu tại sự kiện |
Có được sự đặc biệt đó bởi suốt hành trình cầm bút của mình, những nhân vật trong truyện dài “Gái tỉnh lẻ" ở đây lại gần như từ hiện thực ước và chất ra nó quá sống động, lạ lùng khiến nhiều khi tôi khó có thể tưởng tượng ra được nhiều sự kiện. Bởi vậy, nó tạo thành nỗi ám ảnh, buộc phải công bố cuốn sách này vào hôm nay".
Cô cho biết thêm, cuốn sách dài gần 400 trang là chất liệu của 40 năm sống và trải nghiệm, với 4 tháng cần mẫn hoàn thiện văn bản, nhưng phải bốn năm sau đó mới có thể công bố trước công chúng.
Trong 40 ngày gấp rút triển khai xuất bản cuốn sách, Nhà xuất bản Văn học đã nỗ lực, nghiêm túc, trách nhiệm, tâm huyết, trách nhiệm phối hợp với ê-kíp làm việc của nhà biên kịch Huệ Ninh để biên tập và hoàn thiện nội dung, in ấn và cho ra mắt cuốn sách.
Đào sâu được phần bi kịch nghề nghiệp
Câu chuyện tái hiện sinh động và chân thực từng chặng đường đời của Huyền Anh, từ lúc thơ ngây, đến lúc trưởng thành, từ khi nhìn cuộc sống đơn giản một chiều, toàn màu hồng, đến khi nhìn mọi việc bằng cặp mắt đa chiều.
Đó cũng là hành trình từ người ngoài cuộc, tới việc trở thành người trong cuộc, từ chỗ bị động đến lúc chủ động, từ chỗ ngạc nhiên và hoài nghi tới chỗ tìm ra những quy luật tất yếu của đời sống.
Qua từng bước đường đời, câu chuyện sẽ khắc họa rõ nét chân dung một cô gái trẻ trong thời đại mới với những va đập mang tính đương đại.
PGS - TS. Ngô Văn Giá (ngỗi giữa) tại lễ ra mắt sách |
Cảm nhận về cuốn sách “Gái tỉnh lẻ", PGS - TS Ngô Văn Giá chia sẻ: “Trong tư cách của một người làm nghề, tôi thấy rất mừng vì tác phẩm đã đào sâu được phần bi kịch nghề nghiệp, có tính bao trùm.
Chúng ta biết rằng giới nhà văn, giới nghệ sĩ Việt Nam thì bi kịch mưu sinh, bi kịch chính trị xuất hiện rất nhiều, còn bi kịch nghề nghiệp ít được đào sâu tới.
Nó có mặt ngay từ tuổi thơ của nhân vật lúc đang đi học với những khát vọng, rồi lớn lên theo nghề, sáng tạo, vấp váp như thế nào, để cuối cùng đứng dậy bày tỏ, chiến đấu, bền bỉ theo đuổi nghề nghiệp. Đây là một tác phẩm truyện dài, có tính tự truyện sâu sắc”.
Câu chuyện “Gái tỉnh lẻ” đặt ra nhiều vấn đề mang tính xã hội nóng bỏng. Không chỉ là vấn đề giáo dục ở trường chuyên, giáo dục tính chuyên nghiệp của nghề, giáo dục giới tính với thanh - thiếu niên, mà còn hàng loạt vấn đề cần quan tâm khác như việc làm, việc đối xử của con cái với cha mẹ, định kiến cổ hủ trói buộc, hành hạ người phụ nữ, bình đẳng giới, mâu thuẫn trong hôn nhân, gia đình…
Đặt ra vấn đề, nêu những nguyên nhân, hệ quả, cùng hàng loạt thắc mắc, phản biện cũng là một cách giải quyết vấn đề của nhà văn.
Cuốn sách “Gái tỉnh lẻ" |
Đây là đầu sách thứ 9 và là một trong những sáng tác tâm huyết của Huệ Ninh. Nữ nhà văn từng thành công ở nhiều thể loại như kịch bản phim, kịch bản sân khấu, truyện ngắn, tiểu thuyết…
Cô được đánh giá là người “có sức viết dồi dào”, “có sự trăn trở sâu sắc với cuộc đời”, “có sự đau đáu với nghề” (TS Ngôn ngữ Vũ Tố Nga).
“Gái tỉnh lẻ” là tác phẩm được “rút ruột tằm từ một cây bút chắc nghề” hẳn sẽ khiến độc giả thích thú bởi cách kể chuyện cuốn hút, giọng văn tưng tửng, nhân vật sắc nét, với các tình tiết rất đời và sống động.