Tag

Gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, dự báo ngành Thủy sản còn ảm đạm

Doanh nghiệp 23/09/2021 18:08
aa
Nhiều hoạt động nhằm đưa ngành Thủy sản vượt qua khó khăn do dịch bệnh trầm trọng kéo dài đã diễn ra sôi nổi những ngày giữa tháng 9, tuy nhiên kết quả vẫn ở phía trước và dự báo còn ảm đạm.
Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kiến nghị phục hồi sản xuất, kinh doanh Tiêu thụ nông thủy sản: Chúng ta đang tự gây phức tạp cho chính mình Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thực hiện “7 Xanh” xử lý nhanh khi có F0 Chỉ 30-40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục ngay sau giãn cách Bức tranh sản xuất, xuất khẩu thủy sản tháng 9 dự báo vẫn ảm đảm

Ách tắc ở vùng tôm, cá

Vừa qua, diễn đàn trực tuyến “Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản tỉnh Cà Mau” do Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Cà Mau tổ chức. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết mục tiêu của diễn đàn nhằm đồng hành tháo gỡ khó khăn, đưa doanh nghiệp về gần vùng nguyên liệu trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ông Lê Văn Sử giới thiệu, Cà Mau là tỉnh trọng điểm về ngành tôm của cả nước với 300.000ha nuôi, sản lượng hàng năm 200.000 tấn cung cấp cho 38 nhà máy chế biến, kim gạch xuất khẩu hơn tỷ USD mỗi năm. Tôm sinh thái như tôm - rừng, tôm - lúa được thị trường ưa chuộng, đã được quy hoạch, mục tiêu năm 2025 xuất khẩu 1,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều thủy sản sinh thái, riêng cua sản lượng hàng năm 20.000 tấn.

Gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, dự báo ngành Thủy sản còn ảm đạm
Ngành chế biến thủy sản ở tỉnh Tiền Giang giảm công suất nghiêm trọng

“Từ khi bùng phát dịch bệnh, tôm, cua và nhiều thủy sản không tiêu thụ được, giảm giá khiến người nuôi rất khó khăn”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Châu Công Bằng bày tỏ: "Từ ngày 4/8/2021, nhiều cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến dừng hoạt động; Các nhà máy chế biến xuất khẩu còn hoạt động thì giảm công suất. Vừa qua, tỉnh nhờ tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT hỗ trợ tiêu thụ được 20.035 tấn nông sản các loại, hiện tồn 1.183 tấn, sắp tới thu hoạch 1.958 tấn (1.837 tấn tôm thẻ, 96 tấn cá kèo, 25 tấn sò huyết). Hiện có 32 đại lý đảm bảo quy định phòng chống dịch bệnh đã được giới thiệu cho các hộ nuôi tôm công nghiệp, kết quả còn đầy lo lắng.

Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm nuôi thủy sản trong rừng ở xã Tam Giang (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) có 11 sản phẩm: Tôm sú, Tôm đất, Tôm bạc, Chả cá, Chả tôm, Tôm khô, Chà bông, Cá khô, Thịt cua, Thịt ghẹ, Tôm nõn đang mong tìm được người mua. Đại diện Hợp tác xã nói, sản phẩm trước đây đưa vào siêu thị nhưng từ khi dịch bệnh thì khó khăn.

Tại diễn đàn, Giám đốc đối ngoại của Mega Market Trần Kim Nga lại chia sẻ, hệ thống siêu thị có 29 nhà cung cấp hải sản đã phải tạm ngưng hoạt động nên chỉ riêng thủy sản đông lạnh chỉ đáp ứng 15-20% yêu cầu. “Khách hàng của Mega Market từ Bắc đến Nam đang cần thủy sản tươi sống như tôm, cua”, Giám đốc đối ngoại của Mega Market cho biết.

Phó Chủ tịch HĐQT Saigon Co-op Đỗ Quốc Huy kiến nghị, chính quyền hỗ trợ thông thương và quan tâm cả các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ vì những doanh nghiệp này chế biến, đóng gói mới đưa vào siêu thị để bán được.

Tổng giám đốc Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang bày tỏ, Minh Phú từng cung cấp tôm sống từ Cà Mau sang tới Đài Loan; Còn tôm đông lạnh bắt từ ao lên, ướp lạnh ngay, giữ được chất lượng như tôm sống. “Chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện lưu thông thuận lợi để cung cấp tới tay người tiêu dùng, ngoài tôm còn có cá và sản phẩm khác của Cà Mau”, ông Quang nêu quan điểm.

Đại diện sàn thương mại điện tử Tiki Dương Hoàng Long phát biểu: “Nhu cầu về thực phẩm tươi sống đang rất lớn. Chúng tôi đã xây dựng kho đông lạnh bên cạnh kho mát. Do đó, đặc sản Cà Mau lên tới TPHCM sẽ được hỗ trợ tốt. Hiện tại, Tiki hoạt động với 2 hình thức: Mua đứt như ở chợ Bình Điền và hỗ trợ doanh nghiệp mở gian hàng trên Tiki. Hy vọng phát triển trong thời gian tới”.

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, sắp tới, hoạt động trở lại 2 điểm tập kết nông sản vào TPHCM tại Bình Điền và Thủ Đức, Bộ NN&PTNT sẽ xin cơ chế lập văn phòng giới thiệu nông, thủy sản ĐBSCL.

Xuất khẩu khó khăn

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 8/2021, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 520 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Trong đó, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 35-40% so với cùng kỳ.

Khảo sát của VASEP, trong hơn tháng vừa qua, chỉ có 30-40% doanh nghiệp thủy sản phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và cũng chỉ huy động được 40-50% người lao động tham gia sản xuất, do đó công suất sản xuất trung bình chỉ còn 40-50% so với trước. Với thực trạng đó, VASEP đánh giá bức tranh sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong tháng 9/2021 cùng thời gian gần vẫn ảm đạm.

Gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, dự báo ngành Thủy sản còn ảm đạm
Chi phí xét nghiệm thường xuyên cho công nhân và thực hiện “3 tại chỗ” đang là gánh nặng với các doanh nghiệp thủy sản

Hiện một số tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang kiểm soát dịch bệnh tốt và linh hoạt nên sản xuất sẽ hồi phục sớm hơn. Đây là những tỉnh trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu tôm, do vậy mặt hàng tôm được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế mức sụt giảm xuất khẩu những tháng cuối năm.

Trong khi đó, sản xuất và chế biến cá tra tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc sông Hậu, tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Áp lực “3 tại chỗ” đang đè nặng các doanh nghiệp, hơn một nửa nhà máy phải đóng cửa, xuất khẩu cá tra khó cải thiện trong vài tháng tới.

Tại TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, nơi có nhiều nhà máy chế biến, xuất khẩu các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ và các loại cá biển khác. Dịch bệnh đang đỉnh điểm, sản xuất và xuất khẩu ở đây tiếp tục đình trệ trong tháng 9.

Do vậy, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ giảm ít nhất 20% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt khoảng 660 triệu USD. Với thực tế hiện nay, các địa phương có kế hoạch tái hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thiếu thống nhất nên vẫn còn nhiều khó khăn trong các chuỗi cung ứng liên tỉnh, liên vùng. Dự kiến hoạt động sản xuất, kinh doanh hết tháng 9 vẫn đối diện nhiều khó khăn.

VASEP dự báo: “Xuất khẩu thủy sản cả năm 2021 có thể đạt 8,4 - 8,5 tỷ USD nếu hầu hết công nhân chế biến thủy sản được tiêm vắc-xin và các công ty không phải sản xuất “3 tại chỗ” để đưa xuất khẩu hồi phục nhẹ trong những tháng cuối năm 2021”. Tuy nhiên, những “nếu” này hiện chưa thấy hy vọng thành hiện thực trong thời gian trước mắt.

Ngày 22/9, Sở Công thương thành phố Cần Thơ ban hành hướng dẫn tạm thời “Phương án hoạt động đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố”. Trong đó, tỉnh yêu cầu doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại phải hoàn thiện 15 thủ tục hồ sơ nộp cho cơ quan có thẩm quyền nhưng một số doanh nghiệp cho rằng khó thực hiện trong thời gian ngắn, nhất là với doanh nghiệp có đông lao động.

Đọc thêm

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Xem thêm