Gia tăng tội phạm lừa đảo qua mạng ở Châu Á
Tại Thái Lan, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Thái Lan ước tính rằng các cuộc gọi lừa đảo đã tăng 270% và các tin nhắn SMS lừa đảo tăng hơn 50% vào năm 2021. Gần 50.000 đơn khiếu nại chính thức được ghi nhận, gấp đôi năm 2020.
Kể từ đầu năm đến nay tại Singapore ít nhất 945 nạn nhân đã rơi vào bẫy lừa đảo và bị chiếm đoạt tổng cộng hơn 3,2 triệu SGD (khoảng 2,5 triệu USD).
Cảnh sát nước này cho biết thủ đoạn của những kẻ lừa đảo là gọi điện hoặc gửi tin nhắn văn bản đến các nạn nhân, tự nhận là bạn bè hoặc người quen của nạn nhân và yêu cầu họ đoán danh tính của chúng.
Kẻ lừa đảo sẽ giả định danh tính theo dự đoán của nạn nhân và thông báo số liên lạc mới (có thể lấy lý do làm mất điện thoại) và yêu cầu nạn nhân cập nhật số mới.
Vài ngày sau, kẻ lừa đảo liên hệ lại với nạn nhân và hỏi vay tiền với lý do hiện không thể thực hiện giao dịch ngân hàng hoặc đang gặp khó khăn về tài chính. Sau đó, chúng cung cấp cho nạn nhân một tài khoản ngân hàng địa phương để chuyển tiền.
Lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi |
Các nạn nhân chỉ phát hiện ra họ bị lừa sau khi liên hệ với những người bạn thực sự đã bị kẻ lừa đảo mạo danh, hoặc khi tiền của họ không được trả lại như đã hứa.
Theo SCMP, các mạng lưới lừa đảo khai thác triệt để sức mạnh của Internet để nhắm mục tiêu vào các nạn nhân ở Châu Á và hơn thế nữa. Chúng sàng lọc các hồ sơ trên mạng xã hội để ghi dấu ấn của mình thông qua những lời quảng cáo, bài đăng hoặc ứng tuyển việc làm.
Từ thủ đoạn thao túng tâm lý, chúng vũ khí hóa thành không gian trực tuyến nơi các mục tiêu tương tác tự do nhất và dễ dàng tiết lộ manh mối về mong muốn và thói quen với mỗi lần chạm vào điện thoại.
Tội phạm mạng đã biết cách lợi dụng sự am hiểu về cảm xúc của nạn nhân như tin tưởng, tội lỗi, tham lam, tình yêu và cô đơn…
Các chuyên gia an ninh cho biết những nỗ lực nhằm dập tắt ngành công nghiệp lừa đảo bằng các cuộc đàn áp, giải cứu nạn nhân bị buôn bán hay chiến dịch cảnh báo cho người dân đã thất bại. Tội phạm mạng đang thích nghi bằng cách tìm kiếm nhân khẩu học mới, ở các vùng lãnh thổ mới.
Lừa đảo tinh vi
Quảng cáo trực tuyến rao bán đất bên ngoài Bangkok (Thái Lan) của Nop gần như ngay lập tức thu hút sự chú ý của người mà anh không ngờ tới: Những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Chỉ trong vòng vài giờ, một phụ nữ đã cố gắng lôi Nop vào câu chuyện về gia đình cô ở Afghanistan đang chạy trốn khỏi Taliban cùng nguyện vọng sử dụng hàng triệu USD tại Thái Lan.
Những kẻ lừa đảo bắt đầu câu chuyện bằng cách gửi một tin nhắn cho Nop, tự xưng là góa phụ của một doanh nhân thuộc bộ tộc thiểu số Hazara bị Taliban bức hại ở Afghanistan và đề nghị đáp ứng giá yêu cầu cho mảnh đất mà anh đang rao bán.
Những kẻ lừa đảo đang sử dụng nhiều phương pháp sáng tạo hơn để lừa nạn nhân của chúng (Ảnh: Shutterstock) |
Người phụ nữ ngỏ ý rằng cô muốn nhanh chóng chuyển đến Thái Lan và cần mua một tài sản bằng tiền mặt để có một nơi an toàn và hợp pháp cho con cái. Ban đầu Nop hoan nghênh sự quan tâm của góa phụ đó.
Người phụ nữ gửi cho anh những bằng chứng trông có vẻ thuyết phục chứng minh nhân dạng của mình, bao gồm bức ảnh hai đứa trẻ đang cười trong xe hơi, một thẻ căn cước Afghanistan, thư ngân hàng và hộp đựng tiền với lời nhắn trấn an.
Tên của ngân hàng, tổng giám đốc và các địa điểm đều phù hợp với kết quả tìm kiếm trên Internet. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết, nếu nạn nhân có thời gian và công cụ để kiểm tra sẽ thấy những bức ảnh này thực chất là các vụ lừa đảo bị tóm.
Nhờ chức năng tìm kiếm hình ảnh trên Google, Nop nhanh chóng nhận ra bức ảnh về ngân hàng có tên Da Afghanistan Bank thực chất được lấy từ một hãng thông tấn về ngân hàng ở Kabul được phổ biến rộng rãi trên mạng.
Tiếp tục tìm kiếm hình ảnh về một hộp tiền chứa đầy những tờ USD được bọc trong lớp nhựa, Nop tìm thấy trên nhiều trang web cảnh báo về những trò gian lận như vậy.
Đến lúc này, Nop đã ngừng phản hồi. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo vẫn tiếp tục gợi ý nạn nhân chuyển tiền sau nhiều ngày nỗ lực thuyết phục.
“Tôi lập tức nhận ra đây là trò lừa đảo khi cô ấy hỏi về dữ liệu cá nhân, số tài khoản ngân hàng và số điện thoại”, Nop kể.
Nhiều cuộc đột kích vào các tổ hợp lừa đảo ở Campuchia đã phát hiện ra bối cảnh với bọn tội phạm mặc quân phục của cảnh sát Thái Lan trông rất thuyết phục. Chúng còn cẩn thận bố trí khung cảnh xung quanh giống như đồn cảnh sát hoặc cơ quan hải quan mà những kẻ lừa đảo sử dụng để đưa hối lộ hoặc trả tiền chuộc qua các cuộc gọi video.
Số liệu của SCMP cho thấy các băng nhóm lừa đảo có thể kiếm đến hàng trăm triệu USD.
Chúng tập trung vào các nạn nhân ở Singapore, Australia và Trung Quốc, đồng thời biến hàng nghìn người tại các trung tâm lừa đảo qua điện thoại trên khắp Campuchia, Myanmar, Philippines và Lào trở thành nô lệ.
Việt Nam đứng thứ 6 các nền ẩm thực ngon nhất Châu Á |
Đến năm 2100: Nhiều thành phố Châu Á có nguy cơ bị “chìm” |