Tag

“Giải độc công nghệ” trong thời Covid-19

Nhìn ra thế giới 01/11/2020 14:23
aa
TTTĐ - Ngày càng nhiều người dân Hàn Quốc áp dụng các biện pháp “giải độc công nghệ” (digital detox) khi các dịch vụ trực tuyến lên ngôi trong đại dịch Covid-19.
Trại cai nghiện smartphone dành cho thanh thiếu niên tại Hàn Quốc Startup giúp cai nghiện điện thoại thông minh

Các dịch vụ online lên ngôi

Trong đại dịch, các thiết bị kỹ thuật số chính là một cứu cánh giúp con người duy trì kết nối với nhau bất chấp những biện pháp giãn cách xã hội, làm việc và học tập từ xa.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân xứ sở kim chi phàn nàn về về sự mệt mỏi khi cuộc sống của họ xoay quanh điện thoại và máy tính liên tục 24/7. Các cuộc họp Zoom kéo dài vô tận, tin tức về tình hình dịch bệnh xuất hiện liên tục hay các thông báo trên mạng xã hội báo hiệu không ngớt.

Nhiếp ảnh gia kiêm blogger Dianoma, 30 tuổi, là một trong những người gần đây đã tham gia phong trào “giải độc công nghệ”. Cô lên kế hoạch và phân chia thời gian rõ ràng để sử dụng các thiết bị điện tử, tập trung hơn vào cuộc sống “ngoại tuyến” của mình.

“Một buổi sáng, tôi thức dậy và phát hiện ra hàng nghìn tin nhắn mới chất đống trên Kakaotalk của mình. Điều đó khiến tôi kinh ngạc. Thứ mà tôi coi là phương tiện giao tiếp đã trở thành gánh nặng”, Dianoma nói.

Kakaotalk là nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin di động được sử dụng nhiều nhất tại xứ sở kim chi.

Tỷ lệ người dùng internet tại Hàn Quốc tăng cao trong thời dịch Covid-19 (Ảnh: AP)
Tỷ lệ người dùng internet tại Hàn Quốc tăng cao trong thời dịch Covid-19 (Ảnh: AP)

Tình trạng này xảy ra khi các lớp học nhiếp ảnh của cô chuyển sang hình thức trực tuyến do dịch Covid-19. Điều đó đồng nghĩa với việc cô cần viết nhiều blog hơn, mở thêm nhóm liên lạc, nhận vô số thông báo và dành nhiều thời gian hơn trên YouTube và Instagram. Vào tháng 5, cô dành trung bình 10 giờ mỗi ngày để online.

Dianoma cho biết, điều đó đã khiến cô ấy cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Cổ tay bắt đầu đau nhức và cô cũng ngày càng khó tập trung vào công việc.

“Tôi không thể ngắt kết nối toàn bộ vì công việc phụ thuộc vào mạng xã hội. Tôi phải tìm cách đối phó với nó”, cô chia sẻ.

Sau khi quyết định cai nghiện kỹ thuật số, cô đã tắt tất cả các chức năng thông báo trên các tài khoản mạng xã hội của mình. Từ nửa đêm đến sáng hôm sau, điện thoại của cô luôn ở chế độ máy bay.

Theo cô Dianoma, mỗi người đều có phong cách làm việc và nhu cầu riêng nên sẽ không có phương pháp nào là mẫu chung cho việc cai nghiện thế giới trực tuyến cả.

Đối với sinh viên Lee Min-jee thì tắt điện thoại hai giờ mỗi ngày là hiệu quả nhất.

Trước đó, từ trò chuyện với bạn bè đến cập nhật tin tức, học tập hay xem phim, tập thể dục trên YouTube đều xoay quanh kết nối kỹ thuật số. Nếu thiếu kết nối internet, dường như cuộc sống của cô không thể hoạt động bình thường.

Tuy nhiên sau khi quyết định “giải độc công nghệ”, cô nhận ra rằng: “Hóa ra cuộc sống vẫn tiếp diễn tốt đẹp ngay cả khi điện thoại của tôi tắt trong hai giờ”.

“Giải độc công nghệ”

Theo kết quả cuộc khảo sát do Diễn đàn Nghiện Hàn Quốc thực hiện, 44% người dân quốc gia này cho biết việc sử dụng điện thoại thông minh của họ đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch. Trong đó, mức độ sử dụng ngày càng tăng ở tất cả các nhóm tuổi.

Cuộc khảo sát trên được tiến hành trên 1.017 người trưởng thành tuổi từ 19 trở lên trong thời gian từ ngày 20 - 29/5 với mức sai số 3,1% và độ tin cậy là 95%.

“Sự xa rời xã hội là một thách thức lớn đối với các vấn đề tâm thần. Một xã hội không liên hệ làm tăng nguy cơ sử dụng quá nhiều thiết bị kỹ thuật số, dẫn đến lo lắng, trầm cảm và căng thẳng”, Lee Hae-kuk, giáo sư tâm thần học tại Đại học Công giáo Hàn Quốc, cho biết.

Kim Youn-ji, một người tham gia “giải độc công nghệ” khác, cho biết đây là một quyết định “thay đổi cuộc đời” khi tự nguyện áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

cuộc sống của con người ngày càng bị chi phối bởi các thiết bị điện tử, đặc biệt trong đại dịch (Ảnh: Reuters)
Cuộc sống của con người ngày càng bị chi phối bởi các thiết bị điện tử, đặc biệt trong đại dịch (Ảnh: Reuters)

“Bất cứ khi nào bạn bè của tôi nói rằng họ không thể tập trung vào cuộc sống hoặc cảm thấy chán nản, tôi đề nghị, tại sao bạn không cố gắng tạm rời xa thế giới mạng xã hội một thời gian”, Kim bộc bạch.

Các chuyên gia cảnh báo sự phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị di động đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và thanh thiếu niên, những người dễ bị nghiện hơn.

Theo một cuộc khảo sát của chính phủ Hàn Quốc thực hiện đối với học sinh lớp 4 tiểu học và năm nhất trung học cơ sở và trung học phổ thông, 228.120 em nằm trong nhóm nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào internet hoặc điện thoại thông minh, tăng từ 206.102 em vào năm 2019.

Cuộc thăm dò được thực hiện trực tuyến trên 1,3 triệu học sinh tại 11.705 trường học từ ngày 29/6 đến 31/ 7, theo Bộ Bình đẳng giới và Gia đình.

“Chúng dán mắt vào màn hình gần như cả ngày”, cô Chung Haeng-eun, 44 tuổi, một bà mẹ hai con, kể về những đứa con của cô ở nhà sau khi chính phủ yêu cầu tất cả các trường học ở khu vực Seoul chuyển sang học trực tuyến vào tháng Tám.

Đối với Chung, ngày giải độc công nghệ hàng tuần của gia đình cô là vào Chủ nhật. Vào ngày này sẽ không điện thoại thông minh, không internet, biện pháp quan trọng để ngăn con cái dành quá nhiều thời gian trên mạng.

Kể từ khi Hàn Quốc nới lỏng quy định giãn cách xã hội xuống mức thấp nhất trong hệ thống quy định 3 cấp độ vào ngày 12/10, số ca nhiễm mới theo ngày tại nước này tăng dao động quanh mức 100 ca/ngày. Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo dịch bệnh có thể bùng phát trở lại ở nước này khi người dân đi du lịch vào mùa Thu.

Họ cũng quan ngại người dân sẽ tụ tập tại các khu vui chơi giải trí trong dịp lễ hội hóa trang Halloween vào ngày 31/10 làm tăng nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Hiện tổng số ca mắc Covid-19 là hơn 26.500 ca, trong đó 464 người tử vong.

Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm