Tag

Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Thị trường - Tài chính 13/12/2022 21:49
aa
TTTĐ - Chiều 13/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa".
Xu hướng không dùng tiền mặt trên thế giới Doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, miền núi Nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao
Các vị khách mời tham gia Tọa đàm (từ bên phải): MC chương trình; ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN); ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia (NAPAS); ông Đinh Quang Dân - Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân (Agribank); ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - Ảnh: VGP/Quang Thương
Các vị khách mời tham gia Tọa đàm (từ bên phải): MC chương trình; ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN); ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia (NAPAS); ông Đinh Quang Dân - Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân (Agribank); ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - Ảnh: VGP/Quang Thương

Tham gia Tọa đàm có các vị khách mời: ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN); ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia (NAPAS); ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital); ông Đinh Quang Dân, Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân (Agribank); và ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Chi hội thẻ Hiệp hội Ngân hàng, kiêm Phó Tổng Giám đốc Sacombank.

Tiềm năng cho mobile money còn rất lớn để khai phá

Tại Tọa đàm, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, dưới sự định hướng của Chính phủ, sự quan tâm của NHNN, các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được quan tâm và đạt được kết quả nhất định.

Thời gian qua, NHNN đã ban hành các thông tư, hướng dẫn, mở tài khoản, mở thẻ định danh khách hàng điện tử theo eKYC. Do đó, khách hàng không cần đến ngân hàng mà vẫn có thể mở được các tài khoản thanh toán và mở được thẻ để thực hiện giao dịch.

Một điểm nữa là từ năm 2015, NHNN đã chấp thuận cho một số đơn vị phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, bằng hình thức hợp tác giữa ngân hàng thương mại với một số tổ chức khác.

Cụ thể là hình thức kết hợp giữa MB, Viettel, giữa Vietcombank với ví điện tử momo. Các hình thức phối hợp giữa các đại lý đã phát huy hiệu quả, vai trò hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.

Đến thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ. Trong đó, có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trong 9 tháng đầu năm 2022, có gần 14 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ này, trong đó 37,5% khách hàng ở nông thôn với tổng giá trị giao dịch đạt 167.680 tỷ đồng. Đây là con số rất ấn tượng.

Đối với dịch vụ mobile money, cuối tháng 9/2022, có 2,34 triệu tài khoản khách hàng thí điểm, trong đó có 1,62 triệu tài khoản mở ở khu vực nông thôn, hải đảo, chiếm 69,23% tổng số tài khoản mobile money. Hiện nay có đến hơn 14.500 đơn vị chấp nhận thẻ. Đây là lợi thế rất tốt để phục vụ việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Về giao dịch, đến thời điểm hiện tại có khoảng 15 triệu giao dịch với tổng số khoảng gần 950 tỷ đồng.

Từ thực tiễn của đơn vị viễn thông, ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Viettel Digital thông tin, dự kiến hết năm nay Viettel Digital có 2 triệu khách hàng dùng mobile money, trong đó có hơn 60% khách hàng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đến hết năm, dự kiến có hơn 3.000 điểm kinh doanh cung cấp dịch vụ cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

“Những con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng, đặc biệt so với khách hàng viễn thông. Việc phát triển đến thời điểm này vẫn chưa bùng nổ, tiềm năng cho mobile money còn rất lớn để khai phá, đặc biệt là hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, hướng đến phổ cập phổ cập tài chính toàn diện”, ông Trương Quốc Việt bày tỏ quan điểm.

Nhấn mạnh những lợi ích của người dân được hưởng từ liên thông giữa tài khoản ngân hàng và mobile money, ông Trương Quang Việt cho rằng, khi có trung gian NAPAS, câu chuyện liên thông tài khoản ngân hàng, dòng chảy tiền và thanh toán điện tử được đẩy mạnh nhiều.

Khách hàng sử dụng mobile money có thêm cơ hội mở rộng điểm chạm để nạp tiền cũng như chuyển tiền, tăng cường giao dịch. Những người có tài khoản ngân hàng sẵn rồi cũng có nhiều cơ hội hơn để có thể chuyển khoản, chuyển tiền đến người thân của mình.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia (NAPAS) cho hay, hiện đã có hơn 50 ngân hàng là thành viên của NAPAS. Khi ngành ngân hàng và viễn thông liên thông được với nhau thì hoàn toàn có thể hỗ trợ nhau triển khai tệp khách hàng của đơn vị này dùng lẫn trên tệp khách hàng của đơn vị kia. Thông qua khơi thông luồng tiền sẽ dẫn đến khơi thông, chia sẻ về dịch vụ, về hệ sinh thái, về mặt thanh toán.

Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ông Phạm Anh Tuấn (phải): Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp để khai thác được các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm giúp cung cấp các sản phẩm tiện ích hơn cho người dân, cũng như thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

5 thách thức trong triển khai

Nêu những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Phạm Anh Tuấn cho hay, thứ nhất là thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp nhận công nghệ mới, e ngại về an toàn an ninh khi sử dụng thanh toán trực tuyến.

Thứ hai, mạng lưới chi nhánh và cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ đa phần tập trung ở khu vực đô thị. Còn ở khu vực nông thôn, mặc dù cũng phát triển, nhưng tốc độ phát triển chưa được như kỳ vọng.

Thứ ba, một số sản phẩm dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt chưa được thiết kế theo hướng hướng tới khách hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khu vực nông thôn, do đó chưa phát huy được tối đa dịch vụ.

Thứ tư, cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý hiện vẫn đang trong giai đoạn thí điểm. Trong thời gian tới, NHNN sẽ trình các bộ ngành liên quan để trình các nghị định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ năm là vấn đề về tội phạm công nghệ cao phát triển ngày càng nhiều, dẫn đến tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với những người dân ở nông thôn, khu vực vùng sâu vùng xa do kiến thức công nghệ thông tin còn hạn chế.

Ông Trương Quang Việt (trái): Sự kết hợp giữa nhà mạng và ngân hàng sẽ đem đến cho ngân hàng những tiện ích về thanh toán dịch vụ nhiều hơn, đa dạng hơn - Ảnh: VGP/Quang Thương
Ông Trương Quang Việt (trái): Sự kết hợp giữa nhà mạng và ngân hàng sẽ đem đến cho ngân hàng những tiện ích về thanh toán dịch vụ nhiều hơn, đa dạng hơn

Xem xét gia hạn thí điểm, xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai chính thức

Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, đối với khu vực nông thôn, để thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đang dự kiến một số nội dung. Trong đó, sẽ tập trung triển khai các giải pháp để đa dạng các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là phát triển các đại lý thanh toán tại vùng sâu, vùng xa.

Với nội dung đại lý thanh toán, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để tiếp tục gia hạn việc thí điểm, trên cơ sở đó sẽ rà soát, xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chính thức triển khai.

Từ góc độ đơn vị được NHNN định hướng, chỉ đạo xây dựng hạ tầng thanh toán bán lẻ cho ngân hàng và dần kết nối các đơn vị khác ngoài ngân hàng, Phó Tổng Giám đốc NAPAS Nguyễn Hoàng Long cho biết, sắp tới NAPAS theo đúng định hướng chuyển đổi Chính phủ số, kinh tế số của Chính phủ là triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên kênh thanh toán số.

“Ngoài việc phát triển thanh toán trên mobile, dịch vụ Tap to phone, làm sao để khách hàng sử dụng điện thoại như một phương tiện thanh toán trực tiếp tại các điểm bán hàng, thì NAPAS, dưới sự chỉ đạo của NHNN, tham gia tích cực vào việc triển khai dịch vụ mở tài khoản an sinh xã hội, chuyển tiền thanh toán an sinh cho toàn hệ thống ngân hàng”, ông Long cho biết.

Về phía các ngân hàng, ông Đinh Quang Dân, Phó Trưởng Ban Khách hàng cá nhân Agribank nêu ra một số đề xuất triển khai mô hình cho vùng sâu xa. Thứ nhất là đầu tư công nghệ. Thứ hai, NAPAS cung cấp cổng đấu nối cho các nhà cung cấp dịch vụ gián tiếp hoặc trực tiếp để họ xây dựng hệ sinh thái của mình. Thứ ba, NAPAS lưu ý cải tiến và triển khai thêm các hạng mục như cooperate cho quản lý dòng tiền của chuyển mạch, lệnh yêu cầu thanh toán…

Ông Nguyễn Hoàng Long (phải) và ông Đinh Quang Dân chia sẻ tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Quang Thương
Ông Nguyễn Hoàng Long (phải) và ông Đinh Quang Dân chia sẻ tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Quang Thương

Kiến nghị thêm về vấn đề pháp lý, ông Dân mong muốn, NHNN cho phép một cơ chế đưa mô hình đại lý vào, có thể đại lý làm đa nhiệm, hay mô hình mã hoá nhiều tầng, từ đó tạo hệ thống thống nhất để cung cấp sản phẩm tốt nhất cho người dân.

Cũng đến từ ngân hàng, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Chi hội thẻ Hiệp hội Ngân hàng, kiêm Phó Tổng Giám đốc Sacombank cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

“Về tài khoản, ở vùng nông thôn hiện nay người dân sở hữu rất nhiều, thẻ cũng nhiều. Vậy vấn đề mấu chốt là chúng ta phải phát triển hệ sinh thái thanh toán rộng hơn”, ông Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, cần cùng nhau số hóa bởi đây là công việc không thể riêng lẻ, từ việc kết nối với NAPAS hay các tổ chức trung gian thanh toán khác, hay những tổ chức thẻ, Mobile Money, các công ty Fintech… để phát triển được ngày càng nhiều điểm thanh toán nhỏ lẻ, khuyến khích người dân sử dụng thanh toán.

Đồng thời đề nghị có thể xem lại mức phí ưu đãi đối với khu vực vùng nông thôn hoặc miễn giảm thuế, ưu đãi thuế đối với các đại lý chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, cần có sự quan tâm hơn chính là công tác truyền thông để tạo sự hấp dẫn thu hút khách hàng. Không những ở vùng nông thôn mà các ngân hàng cũng cần gia tăng tiếp cận với các khách hàng ở vùng thành thị, đặc biệt là các khu công nghiệp, những người công nhân bởi chính những người này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tới gia đình của họ, người thân của họ đang ở vùng nông thôn. Theo ông Tâm, nếu những đối tượng này sử dụng 100% thanh toán không dùng tiền mặt thì số lượng người dùng kéo theo ở vùng nông thôn cũng sẽ rất cao./.

Đọc thêm

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024 Thị trường - Tài chính

Long An: Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

TTTĐ - Ngày 14/11, UBND tỉnh Long An và Bộ Công thương tổ chức hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm chủ trì hội nghị.
Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III giảm còn 20.607 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương-Tài chính, tất cả mặt hàng xăng dầu cùng đi xuống từ 15 giờ hôm nay (14/11).
Xem thêm