Tag

Xu hướng không dùng tiền mặt trên thế giới

Nhìn ra thế giới 05/07/2022 12:08
aa
TTTĐ - Công nghệ số hóa cũng như tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế và ưu tiên hàng đầu của người dùng.

Một nghiên cứu của tổ chức tiền tệ money.co.uk hôm 26/5 đã xếp hạng các quốc gia “không tiền mặt” dựa trên giới hạn thanh toán không tiếp xúc, số lượng nhà khai thác ví điện tử, số lượng máy ATM trên 100.000 dân và tỷ lệ dân số có thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Với số điểm 79,1/100, Canada được coi là nền kinh tế ít sử dụng tiền mặt nhất thế giới hiện nay.

Theo số liệu thống kê, 83% dân số Canada có thẻ tín dụng. Đây là mức sử dụng cao nhất trong các quốc gia trên thế giới. Canada cũng là quốc gia có hạn mức thanh toán không tiếp xúc cao nhất trên thế giới, đạt 250 USD.

Theo dự báo, Thụy Điển sẽ là một quốc gia hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2023 (Ảnh: sweden.se)
Theo dự báo, Thụy Điển sẽ là quốc gia hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2023 (Ảnh: sweden.se)

Với ít hơn 32 máy ATM trên 100 nghìn người, hơn 98% công dân tại Thuỵ Điển sở hữu thẻ ghi nợ và là một trong những quốc gia hàng đầu về thanh toán di động không tiếp xúc. Ở Thụy Điển, việc người bán từ chối thanh toán bằng tiền mặt là hoàn toàn hợp pháp. Về cơ bản, điều này buộc người tiêu dùng phải mua hàng hóa của họ thông qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hầu hết người Thuỵ Điển đều sử dụng BankID, một ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép người dùng lưu trữ các dữ liệu nhân thân và các tài khoản ngân hàng để truy cập vào tất cả các dịch vụ công cộng kỹ thuật số, ngân hàng trực tuyến. Thậm chí, họ còn có thể ký hợp đồng qua ứng dụng này. Mật mã 6 chữ số hoặc việc sử dụng dấu vân tay trên điện thoại thông minh thực sự đơn giản hoá mọi thao tác đối với người dùng, giúp họ không phải nhớ nhiều mã và mật khẩu để truy cập các dịch vụ trực tuyến.

Một thanh niên 20 tuổi tại Thuỵ Điển cho biết sẽ cảm thấy lạ lùng khi thấy có người trả tiền mặt. “Tôi thực sự không thấy ai làm vậy, chủ yếu chỉ thấy trong phim. Tôi sử dụng tiền mặt khi 13 tuổi, không lâu trước khi có thẻ debit đầu tiên. Tôi không nhớ dùng tiền để mua gì, có thể là bánh mỳ ở trường hoặc vật dụng gì đó. Kể từ sau đó, tôi bắt đầu dùng Swish, ứng dụng cho phép chuyển tiền từ tài khoản của mình đến người khác bằng số điện thoại của họ”, chàng trai trẻ tiết lộ. Theo dự báo, Thụy Điển sẽ là quốc gia hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2023.

Vương quốc Anh cũng là nước sớm áp dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số và hiện nay, thanh toán không tiếp xúc là một trong những cách thanh toán phổ biến nhất. Tổ chức UK Finance cho biết thanh toán tiền mặt tại nước này giảm đến 35% trong năm 2020 và 79% người trưởng thành giao dịch trực tuyến.

Nhân viên quán cà phê ở Seoul nhận thẻ tín dụng từ một khách hàng (Ảnh: Yonhap)
Nhân viên quán cà phê ở Seoul nhận thẻ tín dụng từ một khách hàng (Ảnh: Yonhap)

Theo nghiên cứu từ hãng bảo mật Kaspersky, Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ trước khi đại dịch xảy ra, các nền tảng địa phương hàng đầu của Trung Quốc được ứng dụng rất rộng rãi và trở thành hình mẫu cho các quốc gia Châu Á. Hàng trăm triệu người dựa vào điện thoại để thanh toán mọi thứ. Phần lớn doanh nghiệp đều có mã QR, cho phép khách hàng dùng ứng dụng thanh toán để quét và mua hàng.

Hàn Quốc cũng là một trong những nước có nền tảng chuyển khoản tiền tốt nhất thế giới và tiền mặt chỉ chiếm 20% giao dịch trong năm 2018. Số người không mang theo tiền mặt ở quốc gia này cũng ngày càng tăng cao.

Theo khảo sát của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, trung bình mỗi hộ gia đình thanh toán tiền mặt hàng tháng trong năm 2021 là 510.000 won (khoảng 395 USD), giảm 25,4% so với 3 năm trước. Thanh toán tiền mặt chiếm 21,6% tổng thanh toán của các hộ gia đình, thấp hơn một nửa so với tỷ lệ 58,3% thanh toán bằng thẻ.

Nhà nghiên cứu Kim Seong Hoon của Học viện Kinh tế Hàn Quốc cho biết: “Chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều nếu không dùng tiền mặt. Một xã hội không tiền mặt sẽ giúp loại bỏ mức tăng trưởng kém, lạm phát thấp và môi trường kém hấp dẫn”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với việc từ bỏ tiền mặt. Thanh toán không tiền mặt cũng tiềm ẩn những rủi ro như dữ liệu thanh toán của người dùng bị theo dõi và các mã độc có thể xâm nhập ví điện tử khi người dùng thanh toán bằng hình thức như quét mã QR…

Theo các chuyên gia kinh tế, hướng đến một xã hội không tiền mặt trên toàn thế giới vẫn còn là một chặng đường dài nhưng có thể đạt được nếu người dân áp dụng công nghệ tiên tiến; Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng trực tuyến được nâng cao và đặc biệt là vấn đề an toàn bảo mật.

Ngành ngân hàng “mở hội” hưởng ứng “Ngày không tiền mặt” Ngành ngân hàng “mở hội” hưởng ứng “Ngày không tiền mặt”

TTTĐ - Ngân hàng Nhà nước đề nghị các nhà băng xây dựng chương trình ưu đãi, chính sách khuyến mại, quảng bá tới khách ...

Đà Nẵng ra mắt “Tuyến phố thanh toán không tiền mặt” Đà Nẵng ra mắt “Tuyến phố thanh toán không tiền mặt”

TTTĐ - UBND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt ...

“Phố không tiền mặt” - xu hướng check-in mới của giới trẻ ưa công nghệ “Phố không tiền mặt” - xu hướng check-in mới của giới trẻ ưa công nghệ

TTTĐ - Nắm bắt xu hướng thanh toán tiền trực tuyến, hạn chế sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng, đặc biệt là ...

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm