Tag

Giảng viên - Nhà thám hiểm National Graphic cùng sinh viên lên núi làm nghiên cứu khoa học

Giáo dục 19/10/2023 12:32
aa
TTTĐ - Thay vì mang tranh ảnh, video và những bài giảng khô khan lên giảng đường, Giáo sư David K.Harrison, Phó Hiệu trưởng Đại học VinUni chọn cách làm nhiều khó khăn thách thức hơn nhưng hiệu quả giáo dục cao hơn, thầy đưa sinh viên từ Hà Nội vào tận Kon Tum, ăn, ở, làm việc cùng đồng bào dân tộc Ba Na để tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa bản địa.
Nữ sinh Việt và giấc mơ đưa ngành dinh dưỡng vươn tới tầm quốc tế VinUni - Đại học thứ 2 Đông Nam Á đạt kiểm định chất lượng quốc tế ACGME - I Xu hướng chọn tổ ấm vì tương lai con trẻ Việt Nam có 64 người lọt Top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2023

Đại học VinUni không có ngành nhân chủng học, nhưng Giáo sư David K.Harrison cho hay ông tin rằng học, nghiên cứu về văn hóa chính sẽ tạo nền tảng vững chắc cho bất cứ sinh viên nào, dù học bất cứ ngành nghề nào, để đi đến thành công.

Sinh viên phải được “nhúng” vào thực tế

Cao Hải Lâm là sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí, Đại học VinUni. Ngành học không liên quan đến văn hóa, nhưng ngay khi biết thông tin về dự án nghiên cứu văn hóa dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên, Lâm đã lập tức đăng ký, nhanh chóng “chớp” cơ hội.

 GS David K. Harrison (giữa) cùng các sinh viên của mình thực hiện dự án nghiên cứu văn hóa tại vùng đất Tây Nguyên
GS David K. Harrison (giữa) cùng các sinh viên của mình thực hiện dự án nghiên cứu văn hóa tại vùng đất Tây Nguyên

“Dự án thực sự là một cơ hội để em có thể có thêm kiến thức mới mà lĩnh vực theo học không có. Đây cũng là điều đặc biệt ở VinUni khi sinh viên không đóng khung trong một ngành học mà luôn được khuyến khích, mở không giới hạn,” Lâm chia sẻ.

Đến Kon Tum, mỗi ngày Lâm và các bạn dậy từ 5 giờ sáng, cùng ăn, cùng ở, cùng lên nương, làm gốm, dệt, nấu rượu, đánh cồng, làm cây nêu, uống rượu cần với người dân Ba Na. “Trải nghiệm thực tế là rất khác biệt so với ngồi ở lớp nghe và xem. Em thực sự rất ấn tượng và rất ngưỡng mộ cách mà thầy David K.Harrison đã làm. Thầy cho rằng cách tốt nhất để truyền cảm hứng cho sinh viên để tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, nhân chủng học - một lĩnh vực khá đặc thù, là mang sinh viên đến đó trải nghiệm thực tế. Đó là suy nghĩ rất tuyệt vời, tạo cho sinh viên cơ hội vốn rất ít khi có ở Việt Nam”, Lâm hào hứng nói.

GS David K. Harrison trực tiếp thực hiện các cảnh quay cho dự án nghiên cứu của mình
GS David K. Harrison trực tiếp thực hiện các cảnh quay cho dự án nghiên cứu của mình

Với Nguyễn Xuân Huy, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của VinUni, chuyến đi Kon Tum không chỉ giúp em hòa mình với cuộc sống người dân Ba Na, cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc của họ mà còn hiểu sâu hơn về giá trị của việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc cho đời sau. Huy cũng học được nhiều kỹ năng, từ việc phải chuẩn bị cho một chuyến đi xa dài ngày, kỹ năng giao tiếp để tạo sự gần gũi và tin tưởng với người lạ, kỹ năng làm việc nhóm…

“Chuyến đi cũng khiến em nghĩ nhiều hơn đến việc bản thân nên làm gì cho tương lai, nên nghiên cứu nhân chủng học tốt hơn hay làm doanh nghiệp tốt hơn, sự kết nối giữa hai lĩnh vực”, Huy nói.

Những cảm nhận, kiến thức và thay đổi trong cách tư duy của Lâm, của Huy cũng là điều mà Giáo sư David hướng tới. Theo ông, trong giáo dục khai phóng, sinh viên học đại học không nên chỉ để kiếm công việc tốt mà là có nền giáo dục tốt, nên tìm hiểu kiến thức vượt ra khỏi chuyên ngàn của mình thay vì chỉ bó hẹp trong chuyên ngành.

GS David K. Harrison là một người truyền cảm hứng cho các học sinh, sinh viên
GS David K. Harrison là một người truyền cảm hứng cho các học sinh, sinh viên

“Và giáo dục về văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong giáo dục khai phóng. Khi được tìm hiểu thêm về văn hóa, sinh viên sẽ có sự chuẩn bị cho việc trở thành công dân toàn cầu, có thể hoạt động tốt ở nhiều nền văn hóa khác nhau, biết cách học hỏi và tôn trọng các nền văn hóa, các giá trị khác biệt. Vì vậy, dù trường không có ngành nhân chủng học nhưng tôi vẫn mở dự án này để sinh viên các ngành khác có cơ hội tham gia”, Giáo sư David K.Harrison chia sẻ.

Chọn cách đưa sinh viên đi thực địa nghĩa là chọn con đường khó khăn hơn, phức tạp hơn. Giáo sư phải liên hệ trước với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum để xin giấy phép, đi tiền trạm để làm việc với chính quyền địa phương, bố trí chỗ ăn, nghỉ cho sinh viên, trao đổi trước với người dân.

“Công tác chuẩn bị cũng tốn nhiều công sức, nhưng hoàn toàn xứng đáng. Sinh viên không phải chỉ được nhìn, được nghe, mà điều quan trọng hơn là các em phải được ‘nhúng’ vào trong nền văn hóa đó. Điều đặc biệt thuận lợi là thầy trò đã nhận được sự chào đón nhiệt tình từ những dân Ba Na hiền hòa. Đây là cộng đồng dân tộc thiểu số tốt nhất mà tôi từng tiếp xúc”, Giáo sư David K.Harrison vui vẻ nói.

Thầy Hiệu phó nhiệt tâm

Chia sẻ về sự “bén duyên” với Đại học VinUni, giáo sư David K.Harrison cho biết: “Tôi thích làm việc trong môi trường giáo dục đại học cùng những con người với niềm đam mê với tri thức. Với kinh nghiệm làm việc tại một trường đại học khai phóng hàng đầu với quy mô ít hơn 2.000 sinh viên, tôi hiểu được những lợi ích mà những lớp học có quy mô chọn lọc mang lại”, Giáo sư Harrison chia sẻ.

GS David K. Harrison luôn là người thầy mang lại nguồn cảm hứng cho sinh viên VinUni
GS David K. Harrison luôn là người thầy mang lại nguồn cảm hứng cho sinh viên VinUni

Tự hào chia sẻ về các học trò của mình, Giáo sư Harrison cho biết sinh viên VinUni rất tài năng, trình độ ngang với sinh viên các trường đại học hàng đầu ở Mỹ mà ông từng giảng dạy. “Tôi cũng học hỏi được từ sinh viên rất nhiều, như những kỹ thuật làm phim và hình ảnh mới, cách làm video cho Tiktok…” Giáo sư Harrison hào hứng nói.

Cũng theo Giáo sư Harrison, Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa rất phong phú và đa dạng khi có đến 54 dân tộc anh em với trên 100 ngôn ngữ khác nhau. “Người Việt Nam có câu nói rất hay: Tiên học lễ, hậu học văn. VinUni là một đại học quốc tế nhưng tôi vẫn dành sự tôn trọng lớn với nền văn hóa Việt Nam và tôi muốn đưa sự tôn trọng đó vào từng lớp học để các sinh viên có thể cảm nhận được”, Giáo sư Harrison nói.

Trước khi đến với VinUni, Giáo sư David K.Harrison từng là Phó Hiệu trưởng phụ trách Học thuật và là Giáo sư Ngôn ngữ học và Khoa học Nhận thức tại Đại học Swarthmore (xếp số 1 trong các trường đại học khai phóng tốt nhất tại Hoa Kỳ theo công bố của Academic Influence 2021).

Giáo sư có bằng thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học Yale, là hiệu phó một trường đại học danh giá, một nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhưng ông đồng thời còn là một nhà thám hiểm thuộc National Geographic Society, là thành viên của The Explorer’s Club, thành viên của Daylight Academy (Thụy Sỹ) và là nhà nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu New York Botanical Garden’s Center for Economic Botany.

Giáo sư Harrison còn là một nhà làm phim. Trong suốt sự nghiệp của mình, và với vai trò là nhà thám hiểm của National Geographic, Giáo sư Harrison đã đi khắp thế giới để làm phim và viết sách về các ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng và các nền văn hóa bản địa.

Vingroup trao Học bổng KHCN giá trị lên tới 120 tỷ đồng Vingroup trao Học bổng KHCN giá trị lên tới 120 tỷ đồng

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup vừa trao Học bổng Khoa học Công nghệ (KHCN) Vingroup năm 2023 bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ và học giả ...

Chạm tay đến giấc mơ với học bổng Khoa học công nghệ Vingroup Chạm tay đến giấc mơ với học bổng Khoa học công nghệ Vingroup

TTTĐ - Xuất sắc giành học bổng tiến sĩ toàn phần trị giá hơn 5,2 tỷ đồng khoa Công nghệ Máy tính trường Đại học ...

Chàng trai Vũng Tàu chinh phục Đại học Ivy với tinh thần “thực chiến” Chàng trai Vũng Tàu chinh phục Đại học Ivy với tinh thần “thực chiến”

TTTĐ - Vũ Trường Giang- sinh viên năm thứ 3 Viện Khoa học và Kỹ thuật trường Đại học VinUni vừa xuất sắc trúng tuyển ...

Nữ sinh Việt và giấc mơ đưa ngành dinh dưỡng vươn tới tầm quốc tế Nữ sinh Việt và giấc mơ đưa ngành dinh dưỡng vươn tới tầm quốc tế

TTTĐ - Chương trình Học bổng KHCN Vingroup 2023 vừa vinh danh Tống Tuyên Hoàng - nữ sinh có niềm đam mê với dinh dưỡng ...

Đọc thêm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà tặng quà học sinh vùng lũ... Muôn mặt cuộc sống

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà tặng quà học sinh vùng lũ...

TTTĐ - Chiều 12/9, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cho học sinh một số trường học bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên thầy, trò vùng mưa lũ Giáo dục

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên thầy, trò vùng mưa lũ

TTTĐ - Ngày 12/9, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Thế Cương đến thăm và động viên giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Hỗ trợ trường bạn khắc phục hậu quả sau mưa bão Giáo dục

Hỗ trợ trường bạn khắc phục hậu quả sau mưa bão

TTTĐ - Nhiều trường học trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội, đã chung tay hỗ trợ trường Tiểu học Nghĩa Dũng những nguồn lực cần thiết để khắc phục hậu quả sau mưa bão.
Cán bộ, sinh viên Sư phạm TDTT Hà Nội chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục ảnh hưởng bão số 3 Giáo dục

Cán bộ, sinh viên Sư phạm TDTT Hà Nội chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Chiều 11/9, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao (TDTT) Hà Nội đã phát động toàn thể viên chức, sĩ quan, người lao động, sinh viên quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Hà Nội: Bình yên sau cánh cổng trường Giáo dục

Hà Nội: Bình yên sau cánh cổng trường

TTTĐ - Sau những ngày mưa gió khắc nghiệt của cơn bão số 3, thành phố Hà Nội đang từng bước ổn định lại cuộc sống. Bên cạnh những nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai tại các khu dân cư, một nhiệm vụ quan trọng khác cũng được đặt lên hàng đầu: đảm bảo các trường học được khôi phục, sẵn sàng trở thành nơi bình yên nhất cho các con học sinh.
Huyện Ba Vì còn hơn 4.200 học sinh phải nghỉ học do mưa lũ Giáo dục

Huyện Ba Vì còn hơn 4.200 học sinh phải nghỉ học do mưa lũ

TTTĐ - Ngày 12/9, huyện Ba Vì, Hà Nội còn 4.244 học sinh ở tất cả các cấp học phải nghỉ học do mưa lũ gây ngập trường, đường thôn bị ngập. 6.100 học sinh học trực tuyến.
Thầy, trò trường THCS Nguyễn Du sẻ chia với người dân vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Thầy, trò trường THCS Nguyễn Du sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Sáng 12/9, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã phát động chương trình chung tay ủng hộ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão số 3.
Hoạt động dạy và học đã ổn định ở quận Hà Đông sau mưa bão... Muôn mặt cuộc sống

Hoạt động dạy và học đã ổn định ở quận Hà Đông sau mưa bão...

TTTĐ - Sáng nay (12/9), trên địa bàn quận Hà Đông vẫn còn 1 số tuyến đường ngập úng do mưa lũ, tuy nhiên, tại hầu hết các cơ sở giáo dục, hoạt động dạy và học của thầy và trò đã ổn định trở lại.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền Thời sự

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sáng 12/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Lễ khai giảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hải Phòng: 2.687 phòng học bị tốc mái, bung cửa sau bão Giáo dục

Hải Phòng: 2.687 phòng học bị tốc mái, bung cửa sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến nay các cơ sở giáo dục của ngành đã bị thiệt hại rất lớn. UBND TP đồng ý cho học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 12/9.
Xem thêm