Giáo dục truyền thống Thăng Long – Hà Nội cho Hội đồng trẻ em Thành phố
Các em là hội viên Hội đồng trẻ em thành phố Hà Nội tham gia lịch trình hoạt động giáo dục truyền thống tại Hà Nội
Bài liên quan
Lắng nghe trẻ em nói để bảo vệ trẻ em
Theo đó, các thành viên trong Hội đồng trẻ em đi thực tế nhiều địa điểm di tích lịch sử như: Văn Miếu, Nhà hát lớn, Cột cờ Hà Nội (Bảo tàng quân sự)... Thông qua hoạt động này, các em được giáo dục truyền thống về lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Từ đó, các em thêm hiểu, yêu Hà Nội và góp sức mình xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô yêu dấu.
Hội đồng trẻ em tại Nhà hát lớn |
Trước đó, ngày 11/10, đã diễn ra Kỳ hợp thứ 4 Hội đồng trẻ em Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020. Kỳ họp tiếp tục xoay quanh vấn đề an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số; các vấn đề về bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích và các ý kiến khi trẻ em tham gia học tập, sinh hoạt tại Liên đội.
Các thành viên Hội đồng trẻ em tại Văn Miếu |
Để nội dung diễn đàn được đi vào thực tế, đáp ứng được nguyện vọng, giải quyết được kiến nghị của các em, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã đề xuất một số nội dung sau: Đề nghị các các cấp, ngành, tổ chức nghiên cứu các đề xuất của trẻ em để bổ sung vào Chương trình hành động của đơn vị...; nghị các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường, cộng đồng tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng; triển khai, học tập, thực hiện đúng theo Luật trẻ... ; mong rằng các em thiếu nhi là thành viên “Hội đồng trẻ em” Thành phố Hà Nội luôn chăm ngoan, học giỏi, gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của thiếu nhi, thực hiện tốt công tác của Hội đồng trẻ em để Hội đồng trẻ em thực sự là địa chỉ tin cậy của thiếu nhi, là nơi thiếu nhi có thể phản ánh tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất thiết thực trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng cũng như trong việc học tập, vui chơi, giải trí nói chung.