Tag

Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống nghề sơn mài Hạ Thái

Nông thôn mới 26/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 17km về phía Nam, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) nổi tiếng với nghề sơn mài Hạ Thái - một nghề cổ được người dân gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay.
Mừng sinh nhật Bác - Tự hào truyền thống Đội Quảng Ninh tổ chức Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2021 Kết quả xổ số Vietlott ngày 12/4: Giải thưởng hấp dẫn với cách chơi truyền thống của Max 3D Trang phục truyền thống nâng cao nét đẹp văn hóa Việt

Tinh hoa nghề cổ

Những người dân trong làng Hạ Thái cũng không biết chính xác nghề sơn mài bắt đầu hình thành từ khi nào, chỉ biết rằng những bức hoành phi, câu đối trong đình do người làng làm ra, có ghi niên đại từ thế kỷ XVIII. Đến đầu thế kỷ XX, các nghệ nhân và thợ giỏi trong làng đã sáng tạo, nghiên cứu và cải tiến từ nghề sơn quang dầu (đồ nét) chuyển thành nghề sơn mài.

Chất liệu làm sơn mài được sử dụng từ cây sơn, loại cây được trồng nhiều ở vùng Phú Thọ. Sản phẩm sơn mài phản ánh quá trình lao động miệt mài, tỉ mỉ, chứa đựng nét tài hoa của những người thợ, toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, óng ánh của các họa tiết mang đậm tính nghệ thuật tinh tế, kiêu sa, duyên dáng. Để ra đời một sản phẩm, người thợ phải thực hiện hoàn toàn thủ công, với nhiều công đoạn tỉ mỉ và tốn rất nhiều thời gian, có khi cả tháng mới xong một sản phẩm.

Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống nghề sơn mài Hạ Thái
Để ra đời một sản phẩm, người thợ phải thực hiện hoàn toàn thủ công, với nhiều công đoạn tỉ mỉ và tốn rất nhiều thời gian

Tranh sơn mài của làng nghề Hạ Thái sử dụng những vật liệu màu rất truyền thống của nghề sơn như sơn cánh gián, sơn then, các loại son, bạc thếp, vỏ trai, vàng thếp… và chủ yếu được vẽ trên nền vóc màu đen. Cộng thêm đưa kỹ thuật mài vào đã tạo nên một kỹ thuật sơn mài độc đáo và tạo dấu ấn riêng, làm nên một sản phẩm có thương hiệu và một địa danh làng sơn mài Hạ Thái nổi tiếng.

Sự khác biệt lớn nhất của làng nghề sơn mài Hạ Thái đó là mọi sản phẩm đều lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nguyên liệu rất đơn giản, mộc mạc để tạo ra những sản phẩm phong phú. Đây là nét đặc trưng mà không phải làng nghề nào cũng có được. Đó chính là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Để làm nên một sản phẩm sơn mài hoàn chỉnh và mang dấu ấn riêng, nghệ nhân phải trải qua 3 công đoạn, công phu và tỉ mỉ gồm: Bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. Mỗi công đoạn đều được người thợ rất chăm chút, phối hợp từ chi tiết nhỏ nhất và đa phần thực hiện bằng tay. Do đó, người nghệ nhân còn phải am hiểu cả kiến thức về hội họa.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, người Hạ Thái còn tạo ra nhiều mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước như: Bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm...

Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống nghề sơn mài Hạ Thái
Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như, composite, gốm sứ

Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như composite, gốm sứ… càng tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm. Ngoài việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống cha ông để lại, quá trình làm nghề những nghệ nhân trong làng phát hiện ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau.

Sản phẩm của làng nghề sơn mài Hạ Thái được trưng bày ở những hội chợ thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Các sản phẩm phong phú về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, không chỉ sơn son thếp vàng đồ thờ cúng, mà còn phát triển tranh sơn mài những đồ dùng, vật dụng trang trí phục vụ trong cuộc sống rất được ưa chuộng tại một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu.

Tìm hướng đi để làng nghề phát triển bền vững

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay sơn mài Hạ Thái đang chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín, chất lượng mà còn bởi dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ tài hoa.

Mặc dù đã tạo được dấu ấn và thương hiệu trên thị trường nhưng những năm gần đây, làng nghề sơn mài Hạ Thái đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đối diện với những thách thức ấy, các đơn vị sản xuất cùng chính quyền địa phương đang nỗ lực không ngừng để tìm được hướng đi mới, góp phần gìn giữ và phát triển bền vững cho làng nghề.

Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống nghề sơn mài Hạ Thái
Các sản phẩm của làng nghề sơn mài Hạ Thái được đông đảo khách hàng yêu thích

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, nghề sơn mài đang đứng trước nguy cơ mai một và việc tìm đầu ra cho các sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, để giữ gìn và phát triển nghề sơn mài của làng thì người làm nghề cần phải sáng tạo, đa dạng hóa các sản phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất cũng cần nghiên cứu thị trường, tập trung sản xuất những sản phẩm được khách hàng yêu thích và chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Đứng trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội làng nghề sơn mài Hạ Thái, ông Đỗ Hùng Chiêu bày tỏ quan điểm: Để làng nghề phát triển bền vững, đầu tiên các doanh nghiệp phải xây dựng được chữ tín, thương hiệu của sản phẩm. Yếu tố thứ hai là liên tục thay đổi mẫu mã để làm mới sản phẩm của mình, tránh sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Yếu tố thứ ba là giá thành phải hợp lý.

Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của làng nghề. Các sản phẩm phải bảo đảm tỷ lệ chì, sắt, kim loại nặng... trong sơn theo tiêu chuẩn nơi nhập khẩu. Sản phẩm phải thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ khi đáp ứng được các tiêu chí trên, các doanh nghiệp sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Đứng trước những khó khăn, chính quyền địa phương đã quan tâm, động viên và đưa ra những chính sách cụ thể để giúp cho làng nghề phát triển bền vững như chỉnh trang cụm công nghiệp làng nghề, đường giao thông vào cụm công nghiệp.

Cùng với đó, địa phương còn tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất tham gia các triển lãm, hội chợ; Xây dựng trang web, fanpage trên Facebook để giới thiệu sản phẩm. Song song với đó, địa phương còn kết hợp với các công ty du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, làng nghề Hạ Thái đã được công nhận là một trong 7 điểm du lịch làng nghề của thành phố Hà Nội. Việc được công nhận là điểm du lịch làng nghề sẽ mở ra một bước ngoặt mới trong phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề sơn mài Hạ Thái nói riêng và xã Duyên Thái nói chung. Đây chính là cơ hội để địa phương quảng bá, bán sản phẩm trực tiếp cho khách tham quan, qua đó, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh, miền đất, văn hóa con người Thường Tín.

Đọc thêm

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp Nông thôn mới

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm