Tag

Giới trẻ cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 28/08/2024 08:00
aa
TTTĐ - Sự tùy tiện, lạm dụng quá mức, dẫn đến thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt đã phần nào làm “vẩn đục” sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì vậy, việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam, góp phần giữ gìn và trao truyền di sản văn hóa cho muôn đời sau.
Udemy ra mắt Bộ sưu tập khóa học tiếng Việt trên toàn cầu Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son” Ấn tượng Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”

Nét đẹp của tiếng Việt

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc về vị trí và vai trò của tiếng Việt, của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Người luôn trân trọng và giữ gìn tiếng Việt, Người căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.

Gần 60 năm về trước, khi phát động phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết trên Tạp chí Học tập năm 1966 như sau: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của Nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của Nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”.

Giới trẻ cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt
Tiếng Việt là tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngày càng phát triển rộng khắp, Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn cụ thể trong việc học hỏi và giao lưu văn hóa ở các nước. Người cho rằng “việc vay mượn là cần thiết”; “tiếng ta còn thiếu nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc”. Nhưng Người nhắc nhở “Cần nghiên cứu cách đặt từ của mình, nghiên cứu nghĩ thêm những cách đặt từ mới của mình”; “ vay mượn phải có chừng mực” “Chỉ nên mượn khi thật cần thiết” “không nên vay mượn mà bỏ cả tiếng ta”.

Hồ Chí Minh bày tỏ một thái độ nghiêm khắc khi cho rằng: “khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng”. Bác phê phán “ những chữ ta có vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài”…

Bệnh lười suy nghĩ, ngại tìm tòi, thói khoe chữ được Người nhắc nhở: “tiếng ta sẵn có thì dùng tiếng ta”, “ của mình có mà không dùng mà lại đi mượn của nước ngoài chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?”.

Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu: “cần có cuộc vận động chống việc lạm dụng từ nước ngoài, lạm dụng chữ Nho, chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu”.

Lạm dụng quá mức

Mặt trái của sự phát triển này cùng với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nền tảng mạng xã hội đã dẫn đến tình trạng lạm dụng quá mức, dẫn đến thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt hiện nay, nhất là ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nếu chúng ta sử dụng công cụ tìm kiếm “google” với dòng chữ “ Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt” có thể tìm thấy khoảng 80.600.000 kết quả (0,38 giây) điều đó cho thấy vấn đề này nhận được nhiều sự quan tâm của cả xã hội. Nếu gõ cụm từ “sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay” sẽ hiện lên khoảng 183.000.000, kết quả với chủ yếu là các từ khóa như “báo động”, “lệch chuẩn”, “ bạc đãi”, “chấn chỉnh” hay “giới trẻ không vô can”… cụ thể là:

Thứ nhất, cách sử dụng ngôn từ khác lạ những cách nói vô nghĩa, kỳ lạ nhưng lại được tung hô và tìm kiếm trên mạng xã hội và theo ngôn ngữ của giới trẻ là “Các câu nói hot trend TikTok lên xu hướng hiện nay” hay “Những câu nói viral trên TikTok hút triệu view” như “Hơi bị đẹp”, “ nghệ cả củ”, “Thuốc đắng dã tật, nhạc giật lên luôn”, “ Nhất quỷ nhì ma, thứ ba là đàn bà”, “ Gwenchana”, “Pai… chu chu”, “Làm quá nó ô dề”, “Hê sờ lô hơ sờ ly ly”, “Còn mỗi cái nịt”, “Trôn Việt Nam”, “cần cù bù siêng năng”.v..v. Hiện trạng này diễn ra ở độ tuổi từ 6 tới 22 tuổi, từ các em bé đang học cấp 1, cho tới các sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học. Việc lạm dụng những từ ngữ được cho là “hài hước” trong giao tiếp của các em gây ra những “ngỡ ngàng” và đôi khi “phản cảm” nhất định của những người yêu tiếng Việt.

Giới trẻ cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt
Kiểu chữ của thế hệ @ được V2V “dịch lại”. Ảnh Vietnamnet.vn

Thứ hai, sử dụng tiếng Việt biến âm trong lời nói và chữ viết. Thực trạng này gây “sốc” cho các bậc phụ huynh khi không hiểu được các bạn trẻ đang nói gì?. Hiện trạng này rất phổ biến trong khi nhắn tin điện thoại di động, trong chát trực tuyến như là: từ “rồi” viết thành “roài”, “không” thành “hông”/ “hem”, “biết” thành “bít”. Kết quả là các em viết những câu như: “The la cau hem bit roai, hihi” (“dịch” ra tiếng Việt là “Thế là cậu không biết rồi, hì hì”). Xa hơn nữa, các bạn trẻ còn “sáng tạo” những cách viết như chữ “a” viết thành “4”, chữ “e” viết thành “3”, “I” thành “j”, “g” thành “ 9”, .v.v. Câu “Thế là cậu không biết rồi” trên đây sẽ được viết là: “Th3 l4 k4u h3m pjt r04j, hyhy”. Đến mức một nữ sinh trường trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa thành phố Hồ Chí Minh là Dương Đăng Trúc Khuyên đã viết một phần mềm ngôn ngữ @ là V2V (Việt sang Việt).

Trong những năm gần trở lại đây thế hệ Gen Z sáng tạo ra cách viết “độc đáo” trên nền của thế hệ @, đó là cách viết “Teencode”. Thế hệ Z coi đây là “thế hệ mới” trong cách “sáng tạo” tiếng Việt và được sử dụng như một cách giao tiếp gần gũi, thân thiện và thoải mái, cụ thể như sau: "Ak đi học chưa?" "Ngày mai gặp nzau ở đâu?" "Fòng học có 30 em học sinh”, “Anh iu em”, “Xin lỗi = cin lũi”, “Hjhj xjn chèo”, “Thee la cau kh bic rui = thế cậu không biết được rồi”.

Thứ ba, sử dụng tiếng Anh chen lẫn tiếng Việt một cách vô thức. Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa, tiếng Anh được sử dụng một cách phổ biến, thêm vào đó Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong tuyển sinh cấp III, đại học, đã làm cho cả xã hội “dấy lên” phong trào học ngoại ngữ từ rất sớm ở trẻ. Công bằng mà nói, chúng ta đã có một thế hệ năng động, giỏi giang hơn rất nhiều, khả năng ngoại ngữ tốt.

Khả năng ngoại ngữ đó phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ như một “tấm hộ chiếu” để mở toang các cánh cửa văn hóa, tri thức trên thế giới biến những cái hay cái đẹp của văn hóa nhân loại làm giàu cho dân tộc này, chứ không phải được sử dụng một cách “vô thức” và lẫn lộn như hiện nay.

Cụ thể, cô ca sĩ Chi Pu đã chia sẻ: "Qua đây làm này làm kia nè, nhưng mà thôi sự thật thì luôn luôn đơn giản nhưng people make it complicated (mọi người phức tạp hóa lên) nên là mình cứ enjoy cái moment này (tận hưởng khoảnh khắc này)... Mình sẽ nói chuyện với mọi người nhiều hơn, tương tác với mọi người nhiều hơn và có những hoạt activities (hoạt động) nào đó thì Chi sẽ show (công bố) cho mọi người…

Thực tiễn cho thấy, những năm trở lại đây, việc sử dụng tiếng Việt của các bạn trẻ thường chạy theo ngôn ngữ truyền thông, của mạng xã hội, khả năng sử dụng vốn từ vựng tiếng Việt của các em bị yếu, ví dụ từ “kiểu” là (ngôn ngữ mạng xã hội) thường dùng và được các em sử dụng liên tục khi không thể sử dụng một từ vựng tiếng Việt khác trong khi diễn đạt một câu nói nào đó.v..v

Thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay của giới trẻ đã “góp phần” làm cho Tiếng việt trở nên “méo mó”, có nguy cơ mai một và mất dần đi. Khi ngôn ngữ bị mai một đồng nghĩa với việc trao truyền những nét đẹp tinh túy nhất trong tinh hoa văn hóa dân tộc sẽ bị đứt gãy, ý thức của thế hệ trẻ về lịch sử, nguồn cội, về văn hóa sẽ dần phai nhạt, đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong việc bảo tồn và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng, cũng những giữ gìn các hệ giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung. Chính vì thế, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

Dư luận xã hội trong nhiều năm trở lại đây đã nói và bàn đến rất nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên cần có sự chung tay và phối hợp từ nhiều phía để tạo ra những áp lực lớn hơn và mang tính bắt buộc nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi sử dụng tiếng Việt của giới trẻ trong bối cảnh hiện nay.

Cần chung tay bảo vệ tiếng Việt

Giới trẻ cần bỏ qua câu chuyện “sính ngoại” mà nên nâng cao ý thức và lòng tự tôn dân tộc. Không phải người nước ngoài tới Việt Nam chúng ta phải xin lỗi họ vì chúng ta không biết sử dụng tiếng Anh. Mà họ phải là người phải xin lỗi chúng ta khi họ không biết dùng tiếng Việt. Viết đúng, nói đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là thể hiện ý thức, trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mỗi bạn trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, thể hiện lòng tự tôn dân tộc, tự hào với bản sắc văn hóa dân tộc mà biết bao nhiêu thế hệ ông cha ta đã xây đắp trao truyền.

Bên cạnh đó, giới trẻ có thể sử dụng mạng xã hội để sáng tạo, xây dựng các nội dung ý nghĩa, có giá trị. Thông qua đó góp phần lan tỏa những cái hay cái đẹp của tiếng Việt, đồng thời dám đấu tranh, lên án mạnh mẽ cách hành vi, những lời nói, những bài viết làm “vẩn đục” sự trong sáng của tiếng Việt.

Đọc thêm

Xây dựng văn hóa trong Đảng hòa quyện giữa “ý Đảng - lòng Dân" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng hòa quyện giữa “ý Đảng - lòng Dân"

TTTĐ - Với tinh thần nghiêm túc, khoa học, dân chủ, Hội thảo khoa học quốc gia: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới” đã hoàn thành chương trình, mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Văn hóa trong Đảng: Sợi dây bền chặt gắn kết Đảng với Nhân dân Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Văn hóa trong Đảng: Sợi dây bền chặt gắn kết Đảng với Nhân dân

TTTĐ - Chiều 15/1, Ban Tuyên giáo Trung ương , Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới".
Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu làm suy giảm uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu làm suy giảm uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam

TTTĐ - Theo GS.TS.NGƯT - Trung tướng Đồng Minh Đại, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đảng viên Chi bộ tổ 13, đảng viên phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội): Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu làm suy giảm uy tín của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam trên các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng

TTTĐ - Các thế lực thù địch lợi dụng môi trường số để tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng một cách tinh vi, quyết liệt hơn. Vì thế, việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, thu hút sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Nòng cốt trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nòng cốt trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

TTTĐ - Trải qua gần 30 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đảng bộ Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, trong thời gian qua, Công an quận Tây Hồ đã có những đóng góp quan trọng trong việc đấu tranh chống các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới

TTTĐ - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Nhận thức này càng được khẳng định rõ trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tư tưởng cốt lõi trong tác phẩm nhấn mạnh: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo chính là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hệ thống chính trị.
Đổi mới nội dung, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đổi mới nội dung, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Theo ông Nguyễn Đăng Ngoàn, nguyên cán bộ công an hưu trí, Đảng bộ phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) cần đổi mới nội dung, phương thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là cách thể hiện lòng tôn kính đối với lãnh tụ mà còn là hành động thiết thực khẳng định quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, chống phá.
Quan điểm của bạn trẻ về "Sứ mệnh của cả dân tộc" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Quan điểm của bạn trẻ về "Sứ mệnh của cả dân tộc"

TTTĐ - Bạn Ngô Hải Vân, đảng viên trẻ tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng tư tưởng mà còn là ‘kim chỉ nam’ dẫn lối cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng của hai học thuyết lớn, dân tộc ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhân dân".
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng

TTTĐ - PGS.TS.Tô Xuân Sinh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, đã chia sẻ về vai trò sống còn của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng gắn với kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Xem thêm