Tag

Giới trẻ nói không với thực phẩm bẩn

Chung tay vì an toàn thực phẩm 20/07/2024 09:00
aa
TTTĐ - An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội…
Bảo đảm an toàn thực phẩm ở cổng trường Đổi mới các hình thức truyền thông trong cuộc chiến “thực phẩm bẩn” Góp sức trẻ “đấu tranh” với thực phẩm “bẩn”

Nếu không có nhu cầu tự thân của mỗi người dân đối với thực phẩm chưa an toàn, thì sẽ không còn đất sống cho các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm bẩn. Trong đó mỗi đoàn viên, thanh niên là những người tiên phong trong việc xây dựng thói quen sử dụng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực phẩm "bẩn" dễ mua

Khi được hỏi về những loại thực phẩm kém an toàn nơi vỉa hè mà mọi người thường ăn thì hầu như họ đều biết rằng thứ mình đang ăn là không đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, hàng ngày những người trẻ vẫn đặc biệt yêu thích quà vặt vỉa hè vì rất nhiều lý do.

Bạn Trần Tuấn Phong (ở Giảng Võ, Hà Nội) chia sẻ, chính bản thân đã từng bị thực phẩm không an toàn “hấp dẫn” và cũng nhiều lần ăn uống ở vỉa hè, thậm chí ngay tại cổng các trường học. Không chỉ Phong, rất đông bạn trẻ cũng vô tư ăn uống không màng đến vệ sinh an toàn thực phẩm

Vào giờ tan tầm, không khó để chứng kiến, bắt gặp nhiều bạn trẻ đang tụ tập quanh những hàng quán lề đường.

Chỉ cần một chiếc kệ nhỏ hay xe máy là có thể tạo nên những quán hàng rong di động bày bán đủ loại món ăn nhanh, chủ yếu là đồ chiên rán như: Cá viên chiên, xúc xích, bỏng ngô, xôi, thịt xiên nướng và nhiều loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Những que xiên bắt mắt, giá rẻ rất hút khách
Những que xiên bắt mắt, giá rẻ rất hút khách

Chỉ với giá từ 5.000 - 15.000 đồng, những món này là đồ ăn khoái khẩu của các bạn học sinh, sinh viên. Bởi lẽ, tiện mua, tiện gặp, giá lại rẻ, phù hợp với túi tiền của những bạn học sinh còn đang chủ yếu phụ thuộc vào gia đình…

Tuy bắt mắt nhưng chất lượng của những thực phẩm này lại không được ai đảm bảo. Đồ ăn được chế biến ngay vỉa hè, không có gì che đậy. Những chiếc chảo dầu đen kịt với lượng mỡ chiên rán được tái sử dụng rất nhiều lần. Hay đơn thuần là các loại đồ uống như trà tắc, trà chanh, nước mía, hoa quả dầm cũng nằm phơi mình trong nắng nóng, bên cạnh cống rãnh, không rõ được pha chế có đảm bảo vệ sinh hay không?

Phỏng vấn một vài chủ hàng quán, mọi người đều trả lời qua loa về nguồn gốc mua những túi đồ viên, nói rằng tìm được nguồn bán rẻ nên nhập về bán. Các túi đồ viên và các loại tương ớt chấm kèm đều không thấy có nhãn mác; ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng cũng bị mờ nhạt hoặc không có.

“Mình hay ăn đồ ăn vỉa hè vì thấy rất ngon, rẻ và hợp với túi tiền. Bản thân tôi cũng cảm thấy đồ ăn vỉa hè, nhất là các món quà vặt thường không đảm bảo vệ sinh. Song vào cửa hàng tử tế thì đắt đỏ, lại còn phải đi xa khỏi cổng trường. Hơn nữa, vào đó chỉ gọi một xiên thịt, một cây xúc xích cũng ngại”, một bạn chia sẻ.

Riêng Bảo Anh (ở Đội Cấn, Hà Nôi) lại thường ăn quà vặt vỉa hè vì tin tưởng vào người bán: “Mình hay ăn thịt xiên nướng của cửa hàng vỉa hè gần nhà. Do quen biết chị ấy đã lâu, có sự tin tưởng hơn những hàng quán khác. Hơn nữa lâu lâu mới ăn một vài xiên thịt nướng, xúc xích thì chắc không sao đâu”.

Mỗi người trẻ hãy là một người tiêu dùng thông thái

Thực phẩm không phù hợp có chứa vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc hóa chất gây hại gây ra hơn 200 bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư.

Liên hợp quốc ước tính có 600 triệu người, tương đương gần 1/10 dân số thế giới, bị bệnh mỗi năm sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, 420.000 người chết vì nó.

Trẻ em dưới 5 tuổi chịu 40% gánh nặng bệnh tật do các bệnh từ thực phẩm và 125.000 em tử vong mỗi năm.

Bệnh tiêu chảy là những bệnh phổ biến nhất do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm. Chúng ảnh hưởng đến 550 triệu người mỗi năm và 230.000 người tử vong mỗi năm.

Cùng với nỗ lực của các ngành chức năng, để chung tay vì an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người dân thì mỗi bạn trẻ cũng cần phải ý thức cao hơn nữa trong việc lựa chọn những đồ ăn, thức uống đưa vào cơ thể mình.

Mỗi bạn trẻ cần trở thành những người tiêu dùng thông thái
Mỗi bạn trẻ cần trở thành những người tiêu dùng thông thái

Với tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt tình của tuổi trẻ thì giới trẻ, nhất là đội ngũ sinh viên hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành những người tiêu dùng thông thái, là tấm gương trong gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nếu được cung cấp đầy đủ kiến thức, các bạn trẻ chắc chắn sẽ nói không với những thực phẩm, những quán ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn Nguyễn Đức Minh (Liễu Giai, Hà Nội), chia sẻ sau một lần ăn quà chiều, nhiều bạn cùng lớp Minh bị đau bụng phải nghỉ học. Từ đó, cậu thấy sợ hãi khi ăn thực phẩm đường phố và bị ám ảnh bởi tác hại của thực phẩm không an toàn.

Từ đó, chàng trai trẻ tự ý thức được rằng, phải “nói không với thực phẩm bẩn”, nghiêm khắc với bản thân, không xuề xòa để “tẩy chay” các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

“Mình sẽ chú ý hơn trong việc ăn uống, kiên quyết không sử dụng thức ăn đường phố mất vệ sinh. Những ngày đến lớp sẽ cố gắng mang theo đồ của mẹ chuẩn bị để ăn khi đói chứ không ăn tạm bợ hay đua theo bạn bè ăn uống ở vỉa hè, cổng trường nữa. Bên cạnh đó, mình sẽ tìm hiểu kỹ càng hơn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân”, Minh tâm sự.

Đọc thêm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh.
Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong ứng phó cơn bão số 3, các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa bão, lũ lụt
Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3 Sức khỏe

Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, không ít người dân Thủ đô đã tích trữ quá nhiều thực phẩm. Thêm vào đó nhiều khu vực bị mất điện đột ngột, nhiều bà nội trợ lo lắng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi mất điện dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

TTTĐ - Mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Do đó, nếu không chú ý các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, con người rất dễ bị ngộ độc.
Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu

TTTĐ - Hằng năm, ngoài phân khúc bánh tầm trung và bánh phổ thông đến từ các thương hiệu truyền thống thì bánh Trung thu cao cấp đến từ hệ thống khách sạn 5 sao cũng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Cụ bà nhiễm độc gan do uống 100 viên thuốc đông y Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cụ bà nhiễm độc gan do uống 100 viên thuốc đông y

TTTĐ - Ngày 6/9, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
Xử lý nước và vệ sinh môi trường ứng phó bão số 3 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử lý nước và vệ sinh môi trường ứng phó bão số 3

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Công điện số 1101/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão lũ số 3 và mưa lũ.
Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific

TTTĐ - Sáng 6/9, đoàn kiểm tra do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại khách sạn 5 sao Pan Pacific Hà Nội (số 1 đường Thanh Niên, quận Ba Đình).
Lựa chọn thực phẩm trong những ngày mưa bão Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm trong những ngày mưa bão

TTTĐ - Khi mùa mưa bão đến, việc mất điện và lũ lụt thường hay xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, nước uống và thuốc men sẽ trở nên khó khăn hơn ngày thường. Do vậy, các bà nội trợ thường có thói quen dự trữ thực phẩm có thời gian bảo quản lâu dài đảm bảo sức khỏe trong mùa mưa bão.
Xem thêm