Tag

Hà Nội cần nhân rộng mô hình tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát

Đô thị 03/06/2019 09:18
aa
TTTĐ - Dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng phát triển. Việc đưa dịch vụ này đi vào khuôn khổ trở thành yêu cầu cấp bách.

Hà Nội cần nhân rộng mô hình tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát

Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bài liên quan

Cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, giết mổ, cấp đông thịt lợn

Cẩn trọng với dịch bệnh bùng phát trong mùa hè

Xây dựng Trung tâm cung ứng nông sản: Nhu cầu cấp bách

Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn

Siêu thị Mường Thanh kiểm tra chất lượng "đầu vào" như khách sạn 5 sao

Hà Nội tổng kết 10 năm CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Trước thực tế trên, Hà Nội đã xây dựng thí điểm và đang nhân rộng mô hình tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát.

Từ năm 2017, Hà Nội bắt đầu thí điểm triển khai các tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát. Theo kế hoạch, năm nay, Hà Nội tổ chức thêm 6 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, nâng tổng số tuyến phố thực hiện thí điểm là 14. Trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội sẽ triển khai trên 30 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát.

Mặc dù triển khai được vài năm nhưng vẫn còn nhiều người mơ hồ về khái niệm và chưa phân biệt được đâu là cơ sở thực phẩm có kiểm soát giữa hàng loạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, ở mỗi tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát đều có biển báo để người dân có thể nhận biết. Điều kiện đầu tiên của tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát là tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ triệt để các quy định an toàn thực phẩm và có 20 cơ sở trở lên được chính quyền treo biển tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát.

Các cơ sở kinh doanh thực phẩm này phải đáp ứng 10 tiêu chí: Địa điểm chế biến kinh doanh phải cách xa nguồn nguyên liệu; diện tích cơ sở kinh doanh phải đủ rộng để thuận tiện cho công tác vệ sinh; phải đủ nguồn nước sạch cho chế biến thực phẩm; nguồn gốc thực phẩm phải bảo đảm an toàn; phải có sổ ghi chép đầy đủ từng ngày về nguồn cung cấp thực phẩm; thùng đựng rác phải có nắp đậy, rác trong chế biến phải được thu gom kịp thời; nhân viên phải được trang bị dụng cụ chế biến, không được dùng tay không khi chế biến thực phẩm; cơ sở cần có những bàn ăn cao trên 60cm; người chế biến phải đủ sức khỏe, có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được dán công khai.

Theo ông Tụ, qua đánh giá cho thấy, mô hình này đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh cơ sở, ý thức chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, sự tham gia quản lý, giám sát và kiểm soát của chính quyền địa phương. Do số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố lớn, luôn biến động nên việc quản lý rất khó khăn. Hơn nữa, nhiều quán ăn bình dân, giá rẻ, cơ sở chật hẹp, lại hoạt động ở vỉa hè, lòng đường… với điều kiện vệ sinh và trang thiết bị, dụng cụ không bảo đảm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra.

Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm thành phố với nhiều tuyến phố ẩm thực lớn như Tống Duy Tân, Hàng Buồm... lại có đông đảo du khách nước ngoài đến lưu trú và thưởng thức ẩm thực của Hà Nội nên công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thời gian qua được quận đặc biệt quan tâm.

Bà Phạm Thị Thanh Nhàn, Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm cho biết, tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân-Cấm Chỉ được Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đầu tư xây dựng thành tuyến phố ẩm thực từ năm 2002 với nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.

Sau 17 năm đầu tư, hiện tuyến phố này đã xuống cấp nên trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất như một số hè đường bong tróc, các cơ sở kinh doanh chật hẹp, việc sửa chữa khó khăn.

Nhiều cửa hàng không có địa điểm đỗ xe nên thực khách phải để xe dưới lòng đường gây lộn xộn, mất mỹ quan đô thị. Nhiều nhà hàng phục vụ khách từ tối đến sáng hôm sau nên khó khăn trong việc quản lý.

Các cửa hàng cũng thường xuyên thay đổi mặt hàng kinh doanh hoặc đổi chủ nên gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều hộ kinh doanh bán hàng, nấu ăn tràn lan trên vỉa hè, lòng đường…

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, sau một năm triển khai thí điểm tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát ở 8 quận, huyện, đã có 94,69% các cơ sở dịch vụ ăn uống niêm yết công khai giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và nguồn gốc thực phẩm; 85,5% cơ sở có nguồn gốc thực phẩm rõ ràng và tất cả các cơ sở đều sử dụng nguồn nước sạch.

Qua rà soát, đánh giá cho thấy để triển khai được các tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát cần sự vào cuộc của các lực lượng: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống có điều kiện và đặc biệt là sự chung tay của các cấp chính quyền.

Mặc dù có những tiến bộ nhất định nhưng hiện nay công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, quy mô sản xuất, kinh doanh cơ bản vẫn là nhỏ lẻ; nguồn lực và đầu tư kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; công tác quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập...

Theo đề xuất của các quận được chọn để mở rộng mô hình, để việc tổ chức tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát tốt hơn nữa trong thời gian tới, công tác chuẩn bị, rà soát cần được thực hiện kỹ lưỡng, chọn đúng tuyến phố phù hợp, cơ sở vật chất khang trang và có kế hoạch triển khai cụ thể.

Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo phường cần sự đồng thuận của người dân cũng như trang bị kiến thức chuyên môn cho cán bộ cơ sở, bộ phận tham mưu; thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng phải được tiến hành thường xuyên, đột xuất để phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Xem thêm