Tag

Hà Nội có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn hóa 02/06/2021 14:03
aa
TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa bổ sung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hai di sản của Hà Nội, gồm: Lễ hội năm làng Mọc và Lễ kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai.
Ra mắt nền tảng chia sẻ thông tin về di sản văn hóa phi vật thể tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Theo đó, Lễ hội năm làng Mọc thuộc hai phường: Nhân Chính (quận Thanh Xuân) và Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) được tổ chức sau Tết Nguyên đán hằng năm.

Hội năm làng Mọc được tổ chức trọng thể vào ngày 11/2, nhằm rước các Thánh du xuân và thưởng lãm cảnh quan năm làng và cầu cho quốc thái dân an… Hàng năm tổ chức hội lệ, 5 năm tổ chức đại đám 1 lần. Xa xưa lễ hội tổ chức kéo dài cả tháng, nay chỉ gói gọn trong 6 ngày, do phường Nhân Chính đảm nhiệm là chủ yếu. Nét tiêu biểu của hội năm làng Mọc là múa rồng – thể hiện lòng biết ơn với người con kẻ Mọc đã sáng tạo ra con vật này để giúp quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh.

Địa điểm diễn ra lễ hội năm làng Mọc được tổ chức ở đình các thôn Mọc. Đó là các đình Phùng Khoang, Quan Nhân, Cự Chính, Giáp Nhất. Mỗi đình thờ mỗi vị thánh riêng của làng mình. Đình Phùng Khoang là nơi thờ Đoàn Thượng, một danh tướng thời Lý. Đình Cự Chính là nơi thờ Lã Liệu, một vị tướng của vua Hùng có công dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, chống giặc ngoại xâm.

Lễ rước kiệu trong Lễ hội năm làng Mọc
Lễ rước kiệu trong Lễ hội năm làng Mọc

Đình Quan Nhân được gắn với truyền thuyết Hùng Lãng, người Châu Ái (Thanh Hoá). Ông vốn làm huyện trưởng Vũ Tiên (Thái Bình) và kết hôn với Trương Mỵ Nương, người Quan Nhân. Nhân một lần về Quan Nhân, ông đã bị giặc Nam Chiếu phục kích và hy sinh. Vợ ông nghe tin đã uống thuốc độc tự vẫn. Trải qua nhiều triều đại, Hùng Lãng công liên tục được phong là "Trung nghĩa đại vương" và vợ ông được sắc phong là "Dục đức đề mỵ Quan Nhân vương Công chúa". Gần cầu Mọc là đình Giáp Nhất thờ Phùng Luông, cháu của Bố cái Đại vương Phùng Hưng, người có công trong việc chống quân nhà Đường, giải phóng thành Đại La năm 791.

Không gian lễ hội bắt đầu từ đình làng đăng cai và mở rộng ra ở cả năm làng, cùng các vùng phụ cận. Sau khi hoàn tất một số nghi lễ như: Lễ mở cửa đình, lễ rước nước và lễ mộc dục, lễ y phong (mặc áo Thánh) là chính thức bước vào lễ hội. Lịch lễ hội được 5 làng Mọc thực hiện như sau:

Ngày mồng 8 tháng Hai, Mọc Phùng Khoang tổ chức múa rồng. Các tiểu ban lễ trình tại đình. Mọi công tác chuẩn bị được hoàn tất.

Ngày 9 tháng Hai tổng duyệt lần cuối đoàn rước.

Ngày 10 tháng Hai rước kiệu Đức thánh ông, đức thánh bà, từ đình trong ra đình ngoài theo lệnh của ông khởi chỉ, bà khởi chỉ. Ngày 10 tháng Hai, các dòng họ ở Cự Lộc, Chính Kinh, Phùng Khoang đội mâm lễ ra đình.

Ngày 11 tổ chức rước kiệu, rước Thánh. Đám rước bao gồm nghi trượng đủ bộ, trống bản, rồng, sư tử, đội múa sênh tiền, Kiệu Thánh, kiệu Long đình, kiệu hoa, quan viên chức sắc, đội tế… của 5 làng.

Hà Nội có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12 tháng Hai chính hội. Các làng rước Thánh lễ tại đình làng mình rồi rước tới đình làng đăng cai lễ hội năm đó. Buổi sáng, Ban thể sát đón ông bà Khởi chỉ, Giai nam, Giai nữ ra đình làm lễ, sau đó tuyên bố khai mạc lễ hội và tổ chức lễ rước. Sau lễ rước, tổ chức tế hội đồng. Buổi chiều bế mạc, đội tế Nam Quan tế yên vị.

Ngày 13 tháng Hai, buổi sáng, ông bà Khởi chỉ, Giai nam, Giai nữ làm lễ tạ, ban thể sát tổ chức đón như ngày hội. Buổi chiều các tiểu ban lễ hội làm lễ tạ.

Ngày 14 tháng Hai buổi sáng làm giỗ hậu. Buổi chiều thu dọn, hoàn tất lễ hội.

Năm đại đám như năm 2000, 2010, 2015 vào ngày chính hội 12 tháng Hai, từ tờ mờ sáng cả một vùng Thủ đô bỗng rộn ràng náo nhiệt bởi người đi xem hội đông nghìn nghịt đi theo đoàn rước.

Ngoài việc tế lễ, rước xách, làng đăng cai còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người,đi cầu treo, bắt vịt dưới ao, rồi trò đập niêu, đánh đáo đĩa, bịt mắt bắt dê, chọi gà, đánh đu, tổ tôm điếm, đánh vật, buổi tối thường có đốt pháo bông, hát chèo.

Còn Lễ kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai, là hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai làng Kiều Mai (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) và Phú Mỹ (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Đây cũng là nét đẹp văn hóa, góp phần tôn vinh, gìn giữ tình thương yêu trong cộng đồng làng, xã.

Phú Mỹ và Kiều Mai là hai làng giáp nhau, có sông Nhuệ là điểm phân giới. Xưa, hai làng đều thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội). Hiện nay, làng Phú Mỹ là Tổ dân phố Phú Mỹ (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm), còn làng Kiều Mai là Tổ dân phố Kiều Mai (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Mặc dù cuộc sống hiện đại và quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nhưng người dân nơi đây luôn trân trọng, giữ gìn phong tục truyền thống, trong đó có tục kết chạ (hội giao hiếu) giữa hai làng.

Lễ rước kiệu từ làng Kiều Mai sang làng Phú Mỹ trong Hội giao hiếu.
Lễ rước kiệu từ làng Kiều Mai sang làng Phú Mỹ trong Hội giao hiếu.

Vùng đất Phú Mỹ có lịch sử tồn tại và phát triển gắn với Ả Lã Nàng Đê - một trong những nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng. Tại đình Phú Mỹ, dân làng phụng thờ bà cùng nhiều vị thiên thần, nhân thần có công với vùng đất này như: Quốc vương Thiên tử đại vương, tức Lý Nam Đế (503 - 548) và Diêm La Thiên tử đại vương, tức Lý Phật Tử (518 - 602). Còn đình làng Kiều Mai thờ Thành hoàng làng Đào Trường - vị tướng thời Vua Hùng thứ XVIII, người có công đánh giặc phương Bắc, được triều đình sắc phong Nhất bách thất thập nhị từ (172 làng thờ phụng, trong đó có làng Kiều Mai). Hai ngôi đình này được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1994 và 1995.

Giữa hai làng Phú Mỹ - Kiều Mai có tục kết chạ được duy trì hàng trăm năm qua, thể hiện trong câu ca dao: “Hội làng Phú Mỹ, Kiều Mai/ Tháng Giêng em đến, tháng Hai chị về”. Theo ông Lê Xuân Kế, Trưởng ban quản lý di tích đình Phú Mỹ: Hội giao hiếu ở Phú Mỹ - Kiều Mai được ghi rõ trong bản khoán ước ký ngày 10 tháng Tư năm Cảnh Hưng thứ 6 (1745) nhưng sau đó bị rách nát và được phục hồi vào năm Quý Dậu (1933). Hiện bản khoán ước này được lưu giữ tại hai tổ dân phố Phú Mỹ - Kiều Mai. Nội dung ghi rõ: “Hằng năm, vào ngày 7 tháng Giêng, thôn Kiều Mai sửa lễ hoặc rước Thánh vị đến Phú Mỹ để dự lễ khánh hội tại thôn Phú Mỹ; ngày 20 tháng Hai, thôn Phú Mỹ sửa lễ hoặc rước Thánh vị đến Kiều Mai để dự lễ khánh hội tại thôn Kiều Mai”.

Hà Nội có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo thông lệ xưa, năm nào “hòa cốc phong đăng” (được mùa), hai bên cùng tổ chức lễ hội và có rước lớn. Hiện nay, Hội giao hiếu Phú Mỹ - Kiều Mai được tổ chức với quy mô lớn 5 năm một lần, các năm khác tổ chức với quy mô nhỏ hơn. Với năm tổ chức lễ hội quy mô lớn sẽ rước 1 kiệu long đình, 1 kiệu bát cống và đầy đủ tự khí, quân kiệu nam và quân kiệu nữ.

Trong những ngày diễn ra Hội giao hiếu, ngoài lễ rước còn có phần hội với các trò chơi dân gian như cờ bỏi, bắt vịt, thi xôi cây và đặc biệt là hát cửa đình. Ngày nay, tục thi xôi cây không còn nhưng hát cửa đình trong ngày hội là hoạt động văn hóa hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân đến xem.

20 năm hành trình con đường di sản miền Trung của sinh viên Đại học Phương Đông 20 năm hành trình con đường di sản miền Trung của sinh viên Đại học Phương Đông
Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới
Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm