Tag
Hồn cốt làng nghề và công cuộc mở thị trường cho giá trị di sản

Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới

Văn hóa 19/04/2021 15:00
aa
Đã có nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam thành công trong việc tái định vị thương hiệu, số hóa di sản để mở rộng thị trường như làng gốm Bát Tràng, làng nghề mộc Chàng Sơn. Đông Cứu có thể học tập từ những làng nghề thành công trong hội nhập ấy.
Bánh tẻ Phú Nhi: Lưu giữ hồn quê xứ Đoài

Hồn cốt làng nghề và công cuộc mở thị trường cho giá trị di sản

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa

PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có gợi ý về những điều mà làng nghề Đông Cứu nên làm để bước ra thế giới.

Hồn cốt làng nghề và công cuộc mở thị trường cho giá trị di sản
PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Làng nghề cạnh tranh trong thế giới phẳng, nghệ nhân cần hợp sức

PGS. TS Phạm Ngọc Trung cho biết: “Trước đây, làng nghề rất phát triển dù sản xuất thủ công hoàn toàn. Đến giữa thế kỷ XX, các sản phẩm làng nghề được xuất khẩu rất nhiều cho các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng đến cuối thế kỉ XX, làng nghề đứng trước thời cơ và thách thức.

Thời cơ khi thị trường mở rộng, Đảng và Nhà nước khuyến khích sản xuất, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, đối ngoại, luật pháp cởi mở, tư tưởng đổi mới, ngoại giao phát triển.

Thách thức khi thế giới phẳng, các làng nghề cần cạnh tranh với thế giới và trong chính các làng nghề với nhau. Những làng nghề không kịp thời cải tiến sẽ khó phát triển. Nhưng cải tiến theo xu hướng nào là những điều mà các nghệ nhân phải bàn và kết hợp lại. Nếu không có sự thay đổi thì không thể thích nghi”.

Theo quy luật phát triển chung của làng nghề, có nhiều làng đi lên, nhưng cũng có làng nghề lụi tàn vì không có đầu ra sản phẩm. Quá trình sản xuất không có đầu ra hoặc gây ô nhiễm khiến Nhà nước cấm, do đó, làng cần giải quyết khó khăn mà thị trường tạo ra.

Tại làng nghề Đông Cứu, những sản phẩm thuần thủ công đặc biệt của các nghệ nhân thường được làm khi có Việt kiều, người nước ngoài tự tìm đến đặt hàng, thị trường xuất khẩu nhỏ hẹp vì sản phẩm đắt và kén khách. Còn mặt hàng rối thêu máy hoặc kết hợp thủ công và thêu máy phục vụ đơn hàng từ các làng vải, làng may như Ninh Hiệp thì không có dấu ấn riêng và dễ bị cạnh tranh bởi các làng thêu khác. Việc quảng bá thương hiệu làng nghề thường trông chờ vào các sự kiện văn hóa mà các nghệ nhân cho mượn sản phẩm để trưng bày, biểu diễn; các bài báo, clip do phóng viên thực hiện.

Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới
Các trang phục cung đình được nghệ nhân Vũ Văn Giỏi phục chế

Thử tìm các từ khóa về làng nghề Đông Cứu, về nghệ thuật thêu cung đình ở Đông Cứu trên kênh YouTube, mạng xã hội Facebook hay một số chợ thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như tìm kim đáy bể.

Nhìn vào thực tế ở Đông Cứu, PGS. TS Phạm Ngọc Trung cho rằng: Cần phải giữ được kỹ thuật và chất liệu riêng của Việt Nam nhưng phải chọn sao cho phù hợp với khí hậu, thời tiết, gu thẩm mỹ... của các khu vực tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là nước ngoài. Cần nghiên cứu, xâm nhập thị trường và cải tiến mẫu mã để phục vụ cho việc mở rộng kinh tế trong tương lai.

Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới
Nghệ thuật thêu cung đình được phục chế ở Đông Cứu có thể sử dụng để thêu các sản phẩm cao cấp theo đơn đặt hàng riêng

Bên cạnh đó, làm việc với các đối tác nước ngoài cần nguồn vốn lớn phục vụ cho thị trường lớn. Nghệ nhân, người dân cần thành lập các doanh nghiệp, các hợp tác xã, công ty, hội làng nghề, đề hùn vốn, kỹ thuật và nhân lực.

Số hóa làng nghề, tiếp thị trên mạng xã hội

Trong thế giới phẳng, ngoài việc giữ gìn bản sắc, phải làm lớn thì làng nghề cũng số hóa để hội nhập.

“Người trong làng nghề cần giỏi ngoại ngữ, giỏi công nghệ thông tin. Người dân có thể mở kênh YouTube, quảng bá trên facebook về làng nghề. Không chỉ vậy, làng nghề có thể thuê chuyên gia làm marketing trên mạng xã hội và xây dựng chiến lược, tạo kênh quảng bá, tuyên truyền riêng cho sản phẩm của làng”, PGS.TS Phạm Ngọc Trung nói.

Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới
Cần xây dựng kênh YouTube, Facebook riêng để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến bán sản phẩm thêu ở Đông Cứu

Thực tế, từ lâu đã có nhiều làng nghề tại Việt Nam đã thực hiện số hóa làng nghề, quảng bá nhiều hơn các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam tới đông đảo bạn bè trong và ngoài nước. Đông Cứu có thể học cách làm của các làng nghề này.

Như ở làng mộc Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội), kiến trúc sư Nguyễn Giang đã có hành trình hơn 10 năm số hóa các sản phẩm gỗ truyền thống làng nghề Chàng Sơn. Với mỗi clip đưa lên kênh mạng xã hội cá nhân, anh thu về hàng chục cho đến hàng trăm nghìn lượt xem và theo dõi kênh. Sản phẩm của anh cũng thu được nhiều sự quan tâm của bạn bè trong và ngoài nước. Cũng từ đó, công ty của anh có các đơn hàng trực tuyến từ trên mọi miền đổ về.

Ở làng gốm Bát Tràng, kỹ sư CNTT Trần Dương Quý cũng sử dụng facebook như một công cụ hiệu quả để tiếp thị, quảng bá và bán các sản phẩm truyền thống. Với hàng chục ngàn lượt theo dõi, mỗi ngày, anh Quý có thể nhận được hơn 100 đơn hàng, trong đó 70% là khách đặt qua Facebook.

Bài 3: Số hóa di sản làng nghề, mở thị trường ra thế giới
Làng nghề cũng có thể phát triển những sản phẩm phù hợp để bán trên các trang thương mại điện tử

“Truyền thông báo chí chỉ là một kênh góp thêm tiếng nói, mang tính chất giới thiệu, tuyên truyền. Quá trình truyền thông cần sự lâu dài và bền vững. Nội lực là yếu tố quan trọng giúp làng nghề được biết đến nhiều hơn”, PGS. TS Phạm Ngọc Trung nói.

Để thông tin lan tỏa tự nhiên trên mạng xã hội, Đông Cứu có thể xây dựng một vài điểm hợp nhãn giới trẻ để họ đến check-in, để các Youtuber thấy thú vị và tìm về làng làng vlog.

Bên cạnh đó, trong xu thế du lịch làng nghề như hiện nay, Đông Cứu cần tạo ra những điểm nhấn để hấp dẫn khách du lịch và khiến họ “móc hầu bao”. Chẳng hạn như việc tạo nên các sản phẩm nhỏ xinh vừa túi tiền như chiếc khẩu trang thêu, tạo ra dịch vụ vận chuyển dễ dàng với cước phí nhỏ cho khách du lịch mê những khung tranh lớn. Hoặc để tăng trải nghiệm làng nghề, mỗi nghệ nhân có thể làm một góc trải nghiệm nhỏ cho du khách, hướng dẫn họ tự thêu sản phẩm…

Đông Cứu cũng cần có một địa điểm, một khu vực riêng để trưng bày những gì là tinh hoa nhất của làng nghề, để giới thiệu sản phẩm, mời du khách đến tham quan, tái hiện lại không gian của làng thêu xưa cũ.

Như rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống khác, muốn tồn tại trong thế giới phẳng, Đông Cứu cần tự tìm con đường đi của mình, phải kiên trì xây dựng thương hiệu, nâng cao về nhận thức, tổ chức, chất lượng sản phẩm.

Hà Thu - Huyền My

phapluat.tuoitrethudo.com.vn

Đọc thêm

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới Văn hóa

Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới

TTTĐ - Tinh hoa Việt là một ấn phẩm của Báo Đại đoàn kết ra đời tháng 7/2010, được hình thành trên cơ sở tờ Đại đoàn kết nguyệt san (xuất hiện từ năm 1990). Trong chặng đường suốt 15 năm qua, Tinh hoa Việt đã trở thành một ấn phẩm có uy tín, được bạn đọc trong và ngoài nước yêu quý.
“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ Nghệ thuật

“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ

TTTĐ - Hai họa sĩ Trần Lưu Mỹ và Trần Hải Minh sẽ cùng đứng chung trong triển lãm tranh trừu tượng “Động và tĩnh” khai mạc vào ngày 3/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai” Văn hóa

Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai”

TTTĐ - Trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” khai mạc vào ngày 29/6 và kéo dài đến ngày 6/7 tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội). Trưng bày được mở cửa miễn phí nhằm giới thiệu tới cộng đồng 268 ý tưởng sáng tác được gửi đến chương trình thông qua những tác phẩm sắp đặt sáng tạo và truyền cảm hứng.
Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới Nghệ thuật

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

TTTĐ - Tối 29/6, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “80 năm sáng mãi niềm tin” kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai mới.
Xem thêm