Tag
Hồn cốt làng nghề và công cuộc mở thị trường cho giá trị di sản:

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa

Văn hóa 19/04/2021 12:19
aa
Đã tìm lại được “hồn cốt” của làng là nghệ thuật thêu cung đình đỉnh cao, vượt qua nỗi lo về sự lụi làn và bước đầu tạo được dấu ấn làng nghề trong thời hội nhập. Thế nhưng Đông Cứu lại phải đối mặt với những thách thức mới: đội ngũ trẻ kế thừa, chọn thủ công thuần túy hay đưa máy móc vào sản xuất.
Bánh tẻ Phú Nhi: Lưu giữ hồn quê xứ Đoài Làng quất Tứ Liên tất bật vào vụ Tết Tân Sửu
Hồn cốt làng nghề và công cuộc mở thị trường cho giá trị di sản

Đổi đời nhờ nghề thêu nhưng khó tìm kẻ kế thừa

Theo thông tin từ UBND xã Dũng Tiến, làng Đông Cứu có 572 hộ, tới 90% số hộ làm nghề thêu. Trong đó, hơn 100 cơ sở thêu lớn. Nếu như trước đây, nghề thêu là nghề tay trái của người làng thì từ 1995 đến nay, nghề thêu đã giúp nhiều gia đình đổi đời, trở thành nghề chính.

Những người dân thuộc làng nghề từ bé hoặc từ ngoài vào làng nghề đều được dạy theo phương thức truyền miệng, kết hợp với thực hành. Độ kỹ và tỉ mẩn của người hướng dẫn càng cao thì người học nghề đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hội Nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu cho biết, trong 40 năm qua phát triển, làng nghề có sự thay đổi lớn. Từ ngày Nhà nước mở cửa, tuy không có sự đột biến, nhưng số lượng hàng, nhân công đều tăng lên. Hiện Hội làng nghề Đông Cứu có khoảng 100 người. Ngoài phương thức dạy nghề truyền miệng, một vài năm Nhà nước cung cấp kinh phí mở lớp nâng cao tay nghề phục vụ thị trường.

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hội Nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu

Thế nhưng cũng giống như các làng nghề truyền thống khác, Đông Cứu luôn đau đáu câu chuyện làm sao giữ chân các lao động trẻ với nghề truyền thống.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi trong quá trình phục dựng long bào, áo phượng, mũ mão, hia hài sợ nhất lúc thợ thuyền quen xin nghỉ. Bởi người có tay nghề trong làng thì có nhưng đó là biết thêu chứ không phải biết “cách thêu” đúng với từng kiểu hoa văn cổ. Trong khi đó, các công đoạn phục dựng rất phức tạp, mỗi người chỉ thêu một chi tiết, một hoa văn nhất định. Thợ quen nghỉ việc thì nghệ nhân lại phải tìm người mới, đào tạo lại từ đầu.

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa

Tại Đông Cứu, nhân sự nghề thêu thường là những người thợ lâu năm. Bạn trẻ có nhưng thường chủ yếu làm bán thời gian.

Bà Ngoan, một người thợ ở xưởng Loan Điển, làng nghề Đông Cứu có 30 năm trong nghề chia sẻ: “Nghề này ai yêu mới trụ lại được. Bởi trong quá trình làm việc, người thợ phải liên tục học tập, nâng cao tay nghề. Người trẻ thường có những lựa chọn và con đường riêng. Họ có tham gia làm nghề kiếm tiền nhưng không xác định mục tiêu lâu dài”.

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Bà Ngoan - một người thợ có 30 năm kinh nghiệm làm nghề ở Đông Cứu

Đồng tình với ý kiến này, chị Nguyễn Thị Nga - một người thợ làm thêm tại xưởng cho biết: “Người trẻ giờ đều đi theo sự yêu thích nghề nghiệp riêng. Hầu hết những ai đi sâu vào con đường phát triển làng nghề là theo sự nghiệp cha truyền con nối”.

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Chị Nguyễn Thị Nga (áo vàng)

Theo tiết lộ của người ở xưởng thêu, mỗi người thợ được trả công khoảng 150.000 đồng/ngày thêu. Mức giá này không hề cạnh tranh với người trẻ khi họ có nhiều lựa chọn cho thu nhập cao hơn.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, giới trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và quảng bá sản phẩm của làng nghề. Thế nên Đông Cứu và nhiều làng nghề truyền thống khác vẫn đau đáu với chuyện giữ chân người trẻ với nghề truyền thống.

Thêu thủ công hay thêu máy?

Văn hóa cổ phục được đúc kết qua tay nghề khéo léo lâu năm của các nghệ nhân xưa, những hoa văn họa tiết truyền thống có hồn cốt và lắng đọng những gì tinh túy nhất. Thế nên một sản phẩm phục cổ hay thuần thủ công được người thợ thêu tỉ mẩn từng chi tiết, thổi hồn cho hoa văn trên vải thường rất đắt đỏ.

Theo tiết lộ của người làng Đông Cứu, Một bộ sản phẩm đầy đủ và kỹ từng chi tiết thuộc hàng đặc biệt giá giao động từ 400-500 triệu đồng. Những bộ họa tiết đơn giản hơn trung bình khoảng 100 triệu đồng. Những sản phẩm đặc biệt mà nghệ nhân Vũ Văn Giỏi nhận làm với thêu chỉ vàng và trang trí bằng ngọc có thể lên tới cả tỷ đồng. Thế nhưng thị trường cho những sản phẩm này khá hạn hẹp, chỉ phục vụ xuất khẩu nhỏ lẻ, vài chục bộ tùy từng thời điểm cho Việt kiều, Ấn Độ hoặc Mỹ là chủ yếu.

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Những tác phẩm phục chế hoặc thêu thủ công dạng đặc biệt thường có giá rất đắt đỏ

Lí giải về mức giá được cho là đủ ăn cả năm này, ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hội Nghề cho biết: “Đắt là đắt ở công thêu tay tỉ mẩn của từng người thợ. Linh hồn của sản phẩm khi thêu tay sẽ khác hẳn khi thêu bằng máy. Những sản phẩm hoàn toàn làm bằng thủ công, trông rất sang và lịch sự. Người thực sự không hiểu được giá trị của sản phẩm, không biết thưởng thức, không có con mắt nghệ thuật sẽ chê cao”.

Trên thực tế, với những sản phẩm đặc biệt, các nhóm thợ làng Đông Cứu phải làm cả năm mới xong. Nên giá đắt nhưng thu nhập của người làm nghề không cao. Bởi vậy, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi mới than thở: “Nhiều người họ bảo làm nghề này phải giàu có, nhưng thật sự không phải, bất cứ nghề nào cũng vậy, những cái đã độc ra rồi, thì thường là đói, độc với đói mới đi với nhau!”

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Cách làm truyền thống bảo lưu được giá trị văn hóa lại không mang lại thu nhập cao cho người thợ thêu

Giá cao thường khó bán hàng nên để sống được với nghề thêu, bên cạnh những người duy trì cách làm truyền thống thủ công, tỉ mẩn, kĩ càng thì ở làng Đông Cứu xuất hiện xu hướng làm hàng rối, hàng nhái để phục vụ nhu cầu đám đông.

Những người thật sự thích những sản phẩm cao cấp, họ sẽ tìm về những người bán hàng có tay nghề cao. Còn phần lớn người dân ít tiền, họ tìm đến hàng làm rối, ông Du cho biết.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia văn hóa cho rằng: “Làng nghề muốn tồn tại khi làm vậy là chuyện bình thường. Người làm rối thì bán rẻ để phục vụ nhu cầu của người dân, không thể nào bắt bớ họ”.

Bài 2: Làng thêu long bào Đông Cứu: Trăn trở kế thừa
Nghệ thuật thêu cung đình đỉnh cao làm nên danh tiếng của làng thêu Đông Cứu trong quá khứ và hiện tại

Để việc gìn giữ văn hóa truyền thống song hành cũng với việc kiếm tiền sinh nhai, duy trì sức sống làng nghề, PGS.TS Phạm Ngọc Trung đề xuất 3 giải pháp cho làng nghề Đông Cứu.

Thứ nhất, giảm kích thước của sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hoặc lược bớt chi tiết, chỉ chọn những gì đặt trưng nhất. Việc thay đổi về bố cục, kích thước thì giá sẽ thay đổi.

Thứ hai, khi bán những sản phẩm loại 2, loại 3 thì cần nói rõ với khách hàng, giữ uy tín của làng nghề.

Thứ ba, phân chia lao động và có kế hoạch chi tiết để phát triển làng nghề, đi sâu vào thị trường tiêu dùng và đối tượng khách hàng của từng loại sản phẩm.

Khát khao một không gian trưng bày hồn cốt của làng nghề

“Từ 10 năm trước, Hội làng nghề đã đề xuất mong muốn làng Đông Cứu có một khu đất để trưng bày sản phẩm phục vụ phát triển du lịch lên cấp xã, huyện, thành phố. Tuy nhiên, đến nay, mong ước này vẫn chưa thành. Đất cát bây giờ cũng hiếm và các cấp chính quyền vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, trao đổi”.

Ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu.

(Còn tiếp...)

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam Nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

TTTĐ - Buổi diễn đọc nhạc kịch "Giấc mơ của em" là kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru dàn dựng kéo dài trong hai năm 2025 - 2026. Hoạt động được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sỹ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn). Vở diễn chính thức sẽ được hoàn thành tại Nhà hát Tuổi trẻ và ra mắt khán giả trong năm 2026.
Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh Văn hóa

Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trong Khối Văn hóa, Thể thao - Truyền thông tham gia diễu binh, diễu hành ngày 30/4 sẽ có nhiều văn nghệ sĩ tham gia, trong đó có cả những gương mặt nổi tiếng như: NSND Kim Xuân, Hoa hậu H'Hen Niê, Hoa hậu Trần Tiểu Vy...
Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4 Nghệ thuật

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ non sông Việt Nam” sẽ diễn ra vào sáng 30/4, quy tụ hơn 1.000 ca sĩ và diễn viên tham gia.
Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt Văn hóa

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

TTTĐ - Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một" (We Are Together 2025) được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu bền vững với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc.
Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình Văn học

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

TTTĐ - "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha lần đầu ra mắt bạn đọc Việt Nam vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử Văn hóa

Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử

TTTĐ - Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam” Nghệ thuật

Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam”

TTTĐ - Tối qua (22/4), tại chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam”, 12.000 khán giả trên sân vận động Mỹ Đình đã cùng hòa giọng vào ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Xem thêm