Hà Nội công bố Quy hoạch khu vực nội đô lịch sử
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ Trưởng bộ Xây dựng; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Đại biểu dự chương trình |
Theo công bố các Đồ án Quy hoạch của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội,tổng diện tích đất được quy hoạch hơn 2.700 ha, dân số hiện trạng theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là trên 887.000 người, dân số theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 672.000 người.
Diện tích, quy mô dân số:
| Tổng số | H1-1 (A,B,C) | H1-2 | H1-3 | H1-4 |
1. Tổng diện tích đất (ha) | 2.709,75 | 347,45 | 703,93 | 994,00 | 664,37 |
2. Dân số hiện trạng (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) (Người) | 887.411 | 91.219 | 199.586 | 371.606 | 225.000 |
3. Dân số đến 2030 và 2050 (Người) | 672.000 | 100.000 | 160.000 | 255.000 | 157.000 |
Cụ thể, tại khu vực phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm và phụ cận Khu phố cổ (thuộc QHPK H1-1A) là khu vực đô thị cổ có giá trị về lịch sử và văn hoá. Các chức năng chủ yếu: Thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trìnhcông cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư.
Khu vực Hồ Gươm và phụ cận (thuộc QHPK H1-1B) là vùng thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Các chức năng chủ yếu: Trung tâm văn hoá hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư, di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng.
Khu phố cũ (thuộc QHPK H1-1C và một phần các QHPK H1-2, H1-3 và H1-4): Là khu đô thị cũ có nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hoá, kiến trúc. Các chức năng chủ yếu: Di tích lịch sử - văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan, dịch vụ thươngmại, tài chính, văn hoá, y tế và các chức năng công cộng khác.
Tại khu vực hạn chế phát triển (phần còn lại các QHPK H1-2, H1-3 và H1-4) là khu vực cải tạo và hạn chế phát triển xây dựng nhà ở cao tầng. Các chức năng chủ yếu: Nhà ở, cơ quan, di sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị...
Sở Quy hoạch và Kiến trúc cho biết, về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (tổng thế) cơ bản tuân thủ định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
Cụ thể, đất công cộng đô thị, hỗn hợp có tổng diện tích khoảng 284,54 ha (tỷ lệ 10,89%); đạt chỉ tiêu khoảng: 4,39m²/người; Bao gồm: Đất cây xanh, mặt nước, TDTT đô thị có tổng diện tích khoảng 247,14ha (tỷ lệ 9,46%), đạt chỉ tiêu khoảng 3,82m/người.
Đất trường trung học phổ thông có tổng diện tích khoảng 18,34ha (tỷ lệ 0,7%); đạt chỉ tiêu khoảng: 0,28m/người - tương ứng 7,1m2/học sinh.Đất giao thông đô thị cótổng diện tích khoảng 471,22ha (tỷ lệ 18,04%); đạt chỉ tiêu khoảng 7,28m/người. Đất đơn vị ở có tổng diện tích khoảng 1.343,35ha (tỷ lệ 51,43%); đạt chỉ tiêu: khoảng20,75m/người...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại lễ công bố |
Cấu trúc không gian được tổ chức theo các tuyến trục và mạng lưới đường vành đai, hướng tâm, tạo thành các ô phố với lõi trung tâm. Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng. Các công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị tạo một số điểm nhấn cao tầng trên các trục tuyến phù hợp Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc tại khu vực; Tại các khu vực xây dựng công trình cao tầng xem xét ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung các tiện ích đô thị: cây xanh, đỗ xe...
Về giải pháp quy hoạch không gian ngầm, thành phố nghiên cứu tổ chức không gian đô thị theo - mô hình TOD (Khi nghiên cứu cần bố trí quảng trường ga, bãi đỗ xe trung chuyển, trung tâm thương mại, dịch vụ...; Khuyến khích xây dựng các công trình cao tầng có chức năng: văn phòng, dịch vụ, thương mại, trung tâm tài chính, công cộng... nhằm hỗ trợ, khai thác hiệu quả tại các đầu nút giao thông quanh các khu vực TOD); Hình thành các tuyến đường đi bộ ngầm kết nối các công trình công cộng ngầm, gara ngầm với đầu mối TOD...
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, công tác quy hoạch, phát triển đô thị luôn được Chỉnh phủ, các Bộ, ngành, Thành ủy, HĐND, UBND TP quan tâm chỉ đạo thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách.
Đại diện các cơ quan bàn giao các đồ án quy hoạch |
Quy hoạch luôn được xác định là phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quản lý phát triển đô thị và hình thành các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; Cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Kinh tế đô thị từng bước khẳng định được vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, gia tăng giá trị lao động tại mỗi vùng và cả nước trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để xác định các dự án đầu tư xây dựng và triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phổ cổ, phố cũ và làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.