Tag

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

Nông thôn mới 26/04/2022 09:00
aa
TTTĐ - Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mặt ở hầu hết quận, huyện có sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế từ các mô hình này đem lại khá lớn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ngành nông nghiệp và xu hướng ứng dụng công nghệ cao Hà Nội đẩy mạnh sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao Hà Nội đổi mới mô hình kinh tế trang trại để phát triển bền vững Phát triển cây dược liệu, hướng đi đầy tiềm năng Cơ hội và chính sách trong nông nghiệp công nghệ cao

Hà Nội đi đầu về chăn nuôi theo vùng trọng điểm

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 24.000 con trâu, hơn 137.000 con bò, 1,6 triệu con lợn, gần 30 triệu con gia cầm. Trong những năm qua, Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố đi đầu về chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, tạo tiền đề quan trọng để tổ chức liên kết chăn nuôi theo chuỗi và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đến nay, toàn thành phố đã hình thành 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm và 29 xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm. Hàng năm các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm cung cấp cho thị trường 160.000 tấn thịt hơi, 610 triệu quả trứng,870.000 con lợn giống, 35 triệu con gia cầm thủy cẩm giống chất lượng tốt.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm 39 mô hình chăn nuôi ở các huyện Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng... Hiện có 9 doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản, sơ chế - tiêu thụ nông sản (Jafa, CP, Dabaco, CJ Việt Nam, Minh Long, Công ty Giống gia súc Hà Nội...) đã tham gia đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
Ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì

Các hợp tác xã cũng đã phát huy được vai trò chủ đạo trong thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, với 122 hợp tác xã, trong đó có 3 hợp tác xã chăn nuôi. Ngoài ra, 100% sản phẩm chăn nuôi từ trang trại lớn, quy mô công nghiệp đều có hàm lượng công nghệ cao do những trang trại chăn nuôi lợn, gà, trâu bò đều có ứng dụng ít nhất một biện pháp kỹ thuật công nghệ cao.

Nhiều chuỗi sản xuất - sơ chế - tiêu thụ áp dụng công nghệ cao trong quản lý chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghệ cao được lựa chọn ứng dụng chủ yếu là các công nghệ, thiết bị thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường chăn nuôi. Từ đó góp phần giúp giảm nhân công lao động, tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nhìn chung, các mô hình sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao hiện có trên địa bàn thành phố tuy quy mô chưa lớn nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp thực tế của Hà Nội. Bên cạnh đó, các mô hình cũng đang khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển sản xuất trong điều kiện hiện nay của thành phố.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi chưa đồng bộ, chưa toàn phần, mà chủ yếu ứng dụng một hoặc vài khâu trong sản xuất, sơ chế, chế biến. Vì vậy, việc chứng nhận mô hình công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là những hạn chế trong xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Chăn nuôi công nghệ cao là xu thế tất yếu, trên thực tế đang diễn ra sôi động trên thế giới. Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, tạo công ăn việc làm, đảm bảo các lợi ích kinh tế cho các bên liên quan và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước với sản phẩm nhập khẩu.

Với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, ngành chăn nuôi Hà Nội có vai trò rất lớn đối với ngành chăn nuôi cả nước. Việc ứng dụng công nghệ cao được coi là chìa khóa để phát triển chăn nuôi bền vững trong bối cảnh hiện nay, bởi không chỉ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi
Hà Nội đang tăng cường hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi

Do đó, Hà Nội cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi trên cơ sở bám sát quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường. Đồng thời có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, hình thành các chuỗi liên kết, nhất là chính sách ưu đãi về vốn, đất đai. Cùng với đó, tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế để trao đổi, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, các địa phương cần quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tích hợp vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung của thành phố; Đồng thời, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;Phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp... Mặt khác, Hà Nội sẽ có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ sản xuất máy móc, hóa chất, chế phẩm, thức ăn, thiết bị chuồng nuôi cho chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm...

Đọc thêm

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Xem thêm