Tag

Hà Nội: Di dời 27.980 người dân đến nơi tránh trú lũ an toàn

Muôn mặt cuộc sống 12/09/2024 08:15
aa
TTTĐ - Các sở, ban, ngành Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tăng cường triển khai các hoạt động ứng trực; rà soát kế hoạch, phương án; kiểm tra đảm bảo an toàn cho các trọng điểm, xung yếu và các đối tượng dễ bị tổn thương.
Hà Nội: Các trường được linh hoạt hình thức tổ chức dạy học
Lực lượng Công an phối hợp hỗ trợ người dân sinh sống trên sông di tản vào bờ
Lực lượng Công an phối hợp hỗ trợ người dân sinh sống trên sông di tản vào bờ

Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo số 145-BC/BCS về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó mưa, lũ lớn trên các tuyến sông.

Ban Cán sự Đảng UBND thành phố cho biết: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố chỉ đạo liên tục cập nhật diễn biến tình hình thiên tai, ban hành kịp thời, đầy đủ Lệnh báo động lũ trên sông gửi các địa phương đơn vị để chủ động triển khai công tác ứng phó.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả với bão số 3 và sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Các địa phương, đơn vị thường xuyên được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ, lãnh đạo UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc theo phân công.

Ngoài các nội dung, hoạt động tích cực khắc phục hậu quả của bão số 3; ngay khi nhận được các bản tin dự báo, cảnh báo lũ và các chỉ đạo của Trung ương và thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, rà soát, cập nhật các phương án phòng, chống lũ và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó mưa, lũ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số nhiệm vụ, phương án cụ thể được chỉ đạo triển khai gồm: TP đã khẩn trương triển khai sơ tán, di dời khoảng 27.980 người dân tại các địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa, lũ.

Thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Hà Nội tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.

Thành phố tăng cường công tác trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; rà soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Hà Nội thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; thông báo liên tục cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở.

Thành phố chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán; chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

UBND TP yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông...; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.

Thành phố tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 6/1/2009.

Các đơn vị tập trung chỉ đạo các lực lượng ứng trực 24/24h; rà soát, kiểm tra, tăng cường công tác quản lý, thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn; tuyên truyền cho các chủ phương tiện, chủ bến bãi, cảng ký cam kết chấp hành cho phương tiện thủy neo đậu tại chỗ, không hoạt động, di chuyển khi chưa được phép, yêu cầu các phương tiện không neo đậu khu vực gần các công trình vượt sông, đảm bảo an toàn; chủ động các biện pháp, phương án ngăn chặn phương tiện giao thông thủy hoạt động, di chuyển, trôi dạt trên sông; thường xuyên quan sát từ xa, phát hiện kịp thời, kiên quyết ngăn chặn khi có phương tiện đường thủy (tàu, phà, xà lan và các phương tiện khác) hoạt động, di chuyển, trôi dạt trên sông để xử lý, chống va trôi, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, công trình hạ tầng vượt sông, vị trí trọng yếu trên các tuyến sông, đường thủy nội địa.

Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tăng cường triển khai các hoạt động ứng trực; rà soát kế hoạch, phương án; kiểm tra đảm bảo an toàn cho các trọng điểm, xung yếu và các đối tượng dễ bị tổn thương. Đặc biệt là công tác tuần tra, canh gác; rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra để ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường kiểm tra để ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao

TTTĐ - Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN TP Hà Nội về công tác ứng phó, khắc phục bão số 3 và mưa lũ tính đến hết ngày 11/9, nước các tuyến sông dâng cao đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ trên địa bàn TP.
Để những ngày tạm cư tránh lũ của người dân không thiếu thốn... Muôn mặt cuộc sống

Để những ngày tạm cư tránh lũ của người dân không thiếu thốn...

TTTĐ - Cụ Ngô Thị Sửu (ở huyện Sóc Sơn) chia sẻ, năm nay 88 tuổi, đây là lần thứ 2 trong đời cụ phải sơ tán bởi lụt. Lần đầu năm 1971 nhưng năm đó khổ lắm. Lần này dù phải sơ tán nhưng cụ lại rất yên tâm...
Bảo đảm đời sống người dân trong quá trình tạm cư tránh lũ Muôn mặt cuộc sống

Bảo đảm đời sống người dân trong quá trình tạm cư tránh lũ

TTTĐ - Tối 11/9, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân tạm thời di cư khỏi vùng ngập lụt quận Tây Hồ.
Gần 29 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hãi do bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Gần 29 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hãi do bão lũ

TTTĐ - Tính đến 17h ngày 11/9/2024, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ với tổng số tiền đăng ký và ủng hộ là: 28,8 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã về Quỹ Cứu trợ TP là 26,034 tỷ đồng.
Công đoàn Thủ đô cùng Nhân dân hộ đê, di dời tài sản Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô cùng Nhân dân hộ đê, di dời tài sản

TTTĐ - Trước tình trạng nhiều địa phương bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân hộ đê, di dời tài sản phòng chống lũ.
Công đoàn Thủ đô ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

TTTĐ - Hưởng ứng Lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ” của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, ngày 11/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội đã ủng hộ 100 triệu đồng qua Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Long An chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt Muôn mặt cuộc sống

Long An chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An trích từ nguồn Quỹ cứu trợ 13,5 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do bão số 3 Yagi gây ra.
Sẵn sàng hoành triệt cửa khẩu khi nước lũ tiếp tục dâng cao Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng hoành triệt cửa khẩu khi nước lũ tiếp tục dâng cao

TTTĐ - Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ dừng các cuộc họp không cấp bách, lễ hội, sự kiện, không gian đi bộ, hoạt động vui chơi, giải trí, tập trung khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 và ứng phó với lũ lụt do nước sông Hồng đang lên nhanh. Đồng thời, quận chuẩn bị vật tư để hoành triệt các cửa khẩu trên địa bàn khi cần thiết.
Tăng cường thông tin diễn biến mưa lũ đến người dân Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường thông tin diễn biến mưa lũ đến người dân Thủ đô

TTTĐ - Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI) trên địa bàn thành phố tính đến 17h ngày 11/9/2024.
Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở Muôn mặt cuộc sống

Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu: "Các quận, huyện, thị xã, sở, ngành tổ chức cứu trợ, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà ở. Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở".
Xem thêm