Tag

Hà Nội dồn lực cho xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nông thôn mới 10/10/2024 08:08
aa
TTTĐ - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của người dân, việc xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2024, thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu hoàn thiện hồ sơ "Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới" và đã có ít nhất 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Nâng cao các tiêu chí tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Xây dựng Nông thôn mới - hành trình không có điểm dừng Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Thanh Trì đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Nỗ lực hoàn thiện các mục tiêu

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" đặt mục tiêu đến năm 2025, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Đến nay, sau thời gian triển khai thực hiện, Chương trình số 04-CTr/TU đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô. Trước hết, phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng của hệ thống các cụm, điểm, khu công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.

Bên cạnh đó, làng nghề thủ công truyền thống tiếp tục được đầu tư, phát triển, tuy nhiên sự thay đổi đáng kể chính là thay đổi trong nhận thức của người dân về kinh tế nông nghiệp. Đó là quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường.

Hà Nội dồn lực cho xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra khu vực đê xung yếu tại xã Trung Châu (huyện Đan Phượng).

Sự đổi mới tư duy kinh tế nông nghiệp góp phần đưa chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng lên. Nhiều địa phương đã có mức sống gần hơn với khu vực đô thị. Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn ở Thủ đô Hà Nội.

Hiện nay, thành phố Hà Nội đã có 186 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, vượt chỉ tiêu đề ra của Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội. Ngoài ra, mới đây, thành phố thẩm định thêm hai xã đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 8 xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Về chỉ tiêu phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thành phố đã có 545 sản phẩm đạt chỉ tiêu OCOP, so với 400 sản phẩm theo kế hoạch. Số hộ nghèo hiện chỉ còn 676 hộ, chiếm tỷ lệ 0,03%; trong đó, 7/18 huyện, thị xã là Sơn Tây, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì đã không có hộ nghèo.

Như vậy, thành phố đã hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện Nông thôn mới theo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy. Năm 2023, với những kết quả đạt và vượt kế hoạch được giao, Chương trình xây dựng Nông thôn mới được đề cử bình chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô.

Hà Nội dồn lực cho xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa, lũ và phục hồi sản xuất tại huyện Đan Phượng

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu về đích trước 1 năm đối với các mục tiêu trong Chương trình số 04-CTr/TU. Thành phố Hà Nội đã đáp ứng được 2 quy định đầu tiên trong 8 điều kiện cần theo Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là có 100% số huyện, thị xã (hoặc thành phố) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Cụ thể là có thêm ít nhất 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 40 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 35 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu…; phấn đấu đưa thu nhập của người dân nông thôn năm 2024 đạt 75 triệu đồng/người/năm (năm 2023 đạt 66 triệu đồng); giảm hộ nghèo; phát triển thêm nhiều sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…

Khôi phục sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do bão

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: “Đến hết tháng 6/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thành phố có thêm 75 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 48 xã Nông thôn mới kiểu mẫu; đưa tổng số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao là 186 xã và 68 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu”.

Cũng theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới từ năm 2021 đến quý II/2024 là 83.087 tỷ đồng. Tính riêng trong 6 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã huy động hơn 19 nghìn tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. Trong đó, nguồn ngân sách của thành phố hơn 7 nghìn tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 11,6 nghìn tỷ đồng…

Hà Nội dồn lực cho xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Sau thời gian triển khai thực hiện, Chương trình số 04-CTr/TU đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô

Ghi nhận, đánh giá cao kết quả triển khai Chương trình số 04-CTr/TU mà thành phố đã đạt được trong 6 tháng qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU nhấn mạnh: Để thành phố về đích hoàn thành xây dựng Nông thôn mới, Hà Nội cần có 20% số huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Để đạt được mục tiêu này, thành phố cần có ít nhất 4 huyện đạt Nông thôn mới nâng cao; ngoài ra còn có 7 chỉ tiêu khác cần phải thực hiện. Trong đó, thành phố phấn đấu đưa thu nhập của người nông dân đạt 75 triệu đồng/người/năm, đây là mục tiêu rất cao (năm 2023 mới 66 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng/năm là rất cao).

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu các huyện chưa hoàn thiện hồ sơ liên quan quan đến xây dựng Nông thôn mới phải khẩn trương hoàn thành theo đúng quy định của Trung ương và thành phố. Phấn đấu năm 2024, thành phố sẽ hoàn thành 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, qua đó giúp thành phố cán đích hoàn thành Nông thôn mới, cũng là hoàn thành một chỉ tiêu quan trọng đã nêu tạị Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố.

Nhấn mạnh hai mục tiêu quan trọng là cung cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn và xóa hộ nghèo trên địa bàn thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU đề nghị các cấp, ngành thành phố quan tâm, hỗ trợ, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng xong 690 nhà cho các hộ nghèo nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô từ nguồn ngân sách thành phố. Phấn đấu đến cuối năm 2025, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.

Đối với việc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết, đến nay, toàn thành phố đã có 3.054 sản phẩm OCOCP, dẫn đầu cả nước. Kết quả này có được nhờ sự tham gia tích cực của các quận, huyện trên địa bàn thành phố với nhiều sản phẩm đặc sắc đến từ các làng nghề, phố nghề trên toàn thành phố. Những sản phẩm này khi được quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của bạn bè quốc tế.

Hà Nội dồn lực cho xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Nhiều tuyến đường, con ngõ như được thay "áo mới" từ chính bàn tay, công sức và kinh phí của người dân địa phương

Liên quan đến công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị ngoài việc hỗ trợ kịp thời, thường xuyên cho các gia đình đang gặp khó khăn, chịu thiệt hại do bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo khẩn trương xây dựng chương trình khôi phục sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do bão số 3. Trước mắt, thành phố và các địa phương triển khai hỗ trợ khẩn cấp trong việc cứu lúa, rau màu, vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Trong những tháng cuối năm, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung giải ngân vốn đầu tư công nhằm phục vụ chương trình xây dựng Nông thôn mới; cùng với đó, cần nghiên cúu 83 nội dung mới được nêu tại Luật Thủ đô (sửa đổi) để khi bộ luật chính thức được thông qua sẽ không bỡ ngỡ

Đánh giá cao sự hỗ trợ của các quận: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm... đã tích cực hỗ trợ các huyện trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU tin tưởng, mong muốn, các quận sẽ tiếp tục đồng hành với các huyện, qua đó giúp các địa phương hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới theo đúng lộ trình của thành phố.

Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn Nông thôn mới

Khai mạc hội chợ sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm